Thiết kế bài giảng theo hình thức thảo luận

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở trường phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 57)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.4.3. Thiết kế bài giảng theo hình thức thảo luận

Thảo luận là một hoạt động không chỉ diễn ra ở ngoài lớp mà ở cả trong lớp. Ở đó HS có thể đƣa ra các ý kiến khác nhau hoặc cân nhắc những ý kiến trình bày. Các em có thể chấp nhận hay phản bác ý kiến của ngƣời khác nên ra, phụ thuộc vào vấn đề này có liên quan nhƣ thế nào đến ý kiến cá nhân. Vì vậy, ở dạng thiết kế này GV có thể cấu tạo lại nội dung bài trong SGK (hay một phần của bài) dƣới dạng các bài tập nhận thức hay những vấn đề rồi nêu lên để HS trao đổi với nhau, HS trình bày ý kiến cá nhân hay đại diện cho một nhóm trƣớc toàn lớp.

Trong kiểu TKBG này, mỗi kết luận phải dựa trên sự thảo luận có tổ chức của các thành viên. Sự phát huy sáng kiến của mỗi cá nhân và sự thống nhất của tập thể là điều kiện để đảm bảo hiệu quả của bài. Do vậy, kiểu TKBG này có ƣu điểm nhƣ sau:

Về ƣu điểm: + Đối với GV: Quá trình thảo luận dƣới sự hƣớng dẫn của GV sẽ tạo mối quan hệ hai chiều giữa GV và HS giúp cho GV nắm đƣợc hiệu quả giáo dục về mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hƣớng, hành vi của HS.

+ Đối với học sinh: Giúp HS mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận chúng một cách có suy nghĩ, phân tích chúng có lí lẽ,

có dẫn chứng minh hoạ, phát triển đƣợc óc tƣ duy khoa học. Giúp HS phát triển các kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dƣỡng các phƣơng pháp nghiên cứu một cách vừa sức (nhƣ phƣơng pháp tìm đọc sách, tài liệu tham khảo...)

Kiểu TKBG theo hình thức thảo luận có thể đƣợc thực hiện trình tự các bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1: Chuẩn bị cho thảo luận

Bƣớc 2: Giao nhiệm vụ cho các nhóm Bƣớc 3: Tiến hành thảo luận nhóm Bƣớc 4: Tổng kết thảo luận

Đối với các bài học ĐLĐP trong chƣơng trình phổ thông, kiểu thiết kế bài học này có thể ứng dụng trong tất cả các bài, đặc biệt là bài 44 - Thực hành tìm hiểu địa phƣơng (lớp 8 - THCS) và bài 44 và 45 - Tìm hiểu địa lí tỉnh Tuyên Quang (lớp 12 - THPT).

Ví dụ: Bài 44 và bài 45 - Tìm hiểu địa lí tỉnh Tuyên Quang (lớp 12 - THPT). Mục tiêu của bài học là học sinh có khả năng chuẩn bị, nghiên cứu, thu thập, xử lí số liệu, viết báo cáo để xây dựng đƣợc bản tổng hợp về địa lí tỉnh. Do đó giáo viết phải tổ chức hƣớng dẫn cho học sinh cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Phƣơng án tốt nhất để TKBG này là TKBG theo hình thức thảo luận.

- Bƣớc 1: Chuẩn bị cho thảo luận.

Để đạt đƣợc mục tiêu của bài học, GV cần xây dựng bản TKBG với kế hoạch chi tiết về: nguồn tài liệu, văn bản, số liệu thống kê, tranh ảnh về địa lí tỉnh Tuyên Quang, các bản đồ và phƣơng tiện thiết bị dạy học khác, chia nhóm và phân công việc cho các nhóm, thành lập ban tổ chức hội thảo gồm: Trƣởng ban, cố vấn, ngƣời dẫn chƣơng trình, nhóm trƣởng nhóm trang trí hội tháo...( thời gian chuẩn bị từ 1- 2 tháng trƣớc buổi thảo luận).

- Bƣớc 2: Giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Trên cơ sở xác định mục tiêu của bài học Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm (5 nhóm theo bố cục nội dung cần tìm hiểu trong SGK). Nhóm

truởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, cả nhóm cùng hợp tác sƣu tầm tài liệu hoàn thành công việc (thời điểm giao nhiệm vụ cho các nhóm trƣớc buổi thảo luận là từ 1- 2 tháng)

- Bƣớc 3: Tiến hành thảo luận nhóm (thực hiện trong 45 phút của bài 44 hoặc có thể kéo dài thêm 15 phút của tiết sau)

GV yêu cầu các nhóm trình bày nhiệm vụ đã đƣợc phân công của nhóm mình. Các nhóm trƣởng giao nhiệm vụ cho các thành viên nghiên cứu và xử lí các tƣ liệu đã sƣu tầm: Xem xét tƣ liệu có cập nhật không, có chính xác không, liên quan đến nội dung nào của báo cáo, cần bổ xung những tƣ liệu gì, dự kiến đề cƣơng báo cáo, sắp xếp tƣ liệu thành từng nhóm… GV gợi ý HS lựa chọn cách trình bày báo cáo. HS trao đổi để thống nhất cách trình bày báo cáo. Viết báo cáo và chuẩn bị các sơ đồ, biểu bảng…để trình bày trƣớc lớp. GV theo dõi và giúp các nhóm lập đề cƣơng, gợi ý cách xử lí, tổng hợp và trình bày thông tin.

- Bƣớc 4: Tổng kết thảo luận (thực hiện trong bài 45).

Giáo viên nhận xét, bổ xung, đánh giá kết quả của từng nhóm. Thống nhất nội dung các báo cáo, xây dựng bản tổng hợp về Địa lí tỉnh Tuyên Quang. Kết luận và bế mạc hội thảo.

2.4.4. Thiết kế bài giảng có sử dụng các phương tiện và thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại( Power poit và các phần mềm Địa lí)

Trong dạy học Địa lí nói chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là sử dụng các phƣơng tiện thiết bị hiện đại nhƣ máy tính, máy chiếu và các phần mềm có nội dung Địa lí nhƣ Địa lí tự nhiên, kinh tế, môi trƣờng, dân số... đã bắt đầu đƣợc sử dụng để dạy học Địa lí trong đó có ĐLĐP. Cụ thể, có một số phần mềm đƣợc khai thác vào dạy học Địa lí ở trƣờng phổ thông hiện nay nhƣ:

- Phần mềm hệ thống windows - Chƣơng trình trình diễn Powerpoit.

- Phần mềm: Db – map 3.0 - Phần mềm: Mapinfor 4.0

- Phần mềm: PC.Fact, Encata word atlat 2001, 2002...

Khi thiết kế một bài giảng địa lí ĐLĐP tỉnh Tuyên Quang có ứng dụng các kĩ thuật và phần mềm tin học, có thể thực hiện theo các bƣớc sau đây:

Bƣớc 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy

Bƣớc 2: Thu thập nguồn tài liệu, bổ xung kiến thức, mở rộng kiến thức. Bƣớc 3: Xây dựng kịch bản cho việc TKBG trên máy

Bƣớc 4: Thể hiện kịch bản trên máy tính

Bƣớc 5: Điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với nội dung và thời lƣợng của bài học cũng nhƣ khả năng về kĩ thuật của ngƣời biên tập và xây dựng.

Bƣớc 6: Viết bản hƣớng dẫn (kĩ thuật sử dụng và PP giảng dạy cho GV và HS).

Việc TKBG sử dụng các phƣơng tiện và thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại (Powerpoit và các phần mềm Địa lí) có thể thực hiện ở tất cả các bài học địa lí địa phƣơng tỉnh Tuyên Quang, bài giảng của GV sẽ sinh động, trực quan với hệ thống bản đồ, tranh ảnh phong phú, học sinh có hứng thú và thuận lợi hơn trong việc hình thành khái niệm và biểu tƣợng địa lí. Tuy nhiên, Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, đời sống còn nhiều khó khăn, nhiều trƣờng học còn chƣa đƣợc trang bị các phƣơng tiện thiết bị day học hiện đại nên khó khăn trong việc TKBG kiểu này. Mặc dù vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả tiến hành xây dựng một số bài thiết kế sử dụng các phƣơng tiện và thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại (Power poit và các phần mềm Địa lí) dạy học địa lí địa phƣơng tỉnh Tuyên Quang (đĩa VCD kèm theo).

Bảng 2.4: Giới thiệu kiểu TKBG địa lí địa phương tỉnh Tuyên Quang trong chương trình Địa lí ở các trường phổ thông trong tỉnh

STT Lớp Tên bài học Dự kiến kiểu thiết kế

1 8 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu

địa phƣơng

- TKBG theo hình thức thảo luận (trên lớp hoặc ngoài lớp)

2 9 Bài 41: Vị trí Địa lí và điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang

- TKBG theo tiến trình các hoạt động. - TKBG có sử dụng các phƣơng tiện và thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại.

3 9 Bài 42: Dân cƣ, lao động và đặc

điểm phát triển kinh tế tỉnh Tuyên Quang

- TKBG theo tiến trình các hoạt động. - TKBG có sử dụng các phƣơng tiện và thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại.

4 9 Bài 43: Sự phát triển kinh tế và

vấn đề bảo vệ môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang

- TKBG theo tiến trình các hoạt động. - TKBG có sử dụng các phƣơng tiện và thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại. 5 9 Bài 44: Thực hành - Phân tích

mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Tuyên Quang

- TKBG theo tiến trình các hoạt động. - TKBG theo hình thức thảo luận - TKBG có sử dụng các phƣơng tiện và thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại.

6 12 Bài 44: Tìm hiểu địa lí tỉnh Tuyên Quang (tiết 1)

- TKBG theo hình thức thảo luận - TKBG có sử dụng các phƣơng tiện và thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại. 7 12 Bài 45: Tìm hiểu địa lí tỉnh

Tuyên Quang (tiếp theo)

- TKBG theo hình thức thảo luận - TKBG có sử dụng các phƣơng tiện và thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại.

2.5. Giới thiệu một số bản TKBG dạy học Địa lí địa phƣơng tỉnh Tuyên Quang cho học sinh lớp 8, 9 và 12 Quang cho học sinh lớp 8, 9 và 12

2.5.1. TKBG Địa lí địa phương lớp 8

Nội dung tìm hiểu là một địa điểm ở gần trƣờng học. Đƣợc tiến hành trong 1 bài (1 tiết), với một loạt yêu cầu về hoạt động: nghe báo cáo, học sinh

nêu những thông tin tự thu thập đƣợc, đo vẽ hình dạng kích thƣớc, mô tả sự vật, hiện tƣợng của địa điểm, trao đổi nhóm, báo cáo kết quả…vì vậy trong thực tế không có trƣờng lớp nào thực hiện đƣơc, vì thơi gian rất ngắn (chỉ 45 phút) mà nội dung lại quá lớn. Cho nên gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên khi tiến hành dạy bài này. Phần lớn bài học đƣợc diễn ra một cách qua loa, chiếu lệ, thậm chí có trƣờng đã bỏ qua. Để khắc phục tình trạng này theo tác giả có 2 phƣơng án thực hiện đó là:

1. Thực hiện đầy đủ yêu cầu về nội dung của bài học bằng cách: kết hợp với môn lịch sử, tổ chức dƣới hình thức tham quan tìm hiểu một địa điểm với thời gian một buổi.

2. Nếu không thực hiện đƣợc hình thức trên thì sẽ tiến hành trên lớp. Tác giả xin giới thiệu việc TKBG địa lí địa phƣơng cho học sinh lớp 8 trƣờng THCS Kim Phú thuộc xã Kim Phú Huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang nơi có địa điểm đáng chú ý là đình làng Giếng Tanh.

BÀI 44: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU ĐỊA PHƢƠNG

Tìm hiểu Đình làng Giếng Tanh - Yên Sơn - Tuyên Quang

I. MỤC TIÊU: Sau tiết thực hành, học sinh có thể:

1. Về kiến thức:

- Trình bày đƣợc đặc điểm chính của địa điểm cần tìm hiểu và ý nghĩa của địa điểm đó đối với địa phƣơng.

- Học sinh biết vận dụng kiến thức, lập kế hoạch để tìm hiểu thực tế giải thích đƣợc nguyên nhân hình thành, thấy đƣợc gía trị kinh tế văn hoá lớn cho địa phƣơng phát triển du lịch.

2. Kĩ năng:

- Biết cách thức, quy trình, bƣớc đi để tìm hiểu, nghiên cứu một địa điểm cụ thể cả về mặt lịch sử, địa lí nên vấn đề đƣợc phân tích toàn diện hơn, HS có hiểu biết sâu sắc hơn.

- Điều tra, thu thập thông tin, vẽ sơ đồ, viết và trình bày báo cáo.

3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ những di tích văn hoá, phong tục tập quán của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh

- Gần gũi với thiên nhiên, gắn bó với quê hƣơng.

II. PHƢƠNG TIỆN HỖ TRỢ DẠY HỌC:

1. Thiết bị, đồ dùng dạy học:

- Một số tƣ liệu, tranh ảnh về Đình làng Giếng Tanh do GV và HS sƣu tầm. 2. Tài liệu tham khảo:

- Báo điện tử Tuyên Quang ( http//: www baotuyenquang.com.vn)

- Di tích danh thắng Tuyên Quang (tác giả Phù Ninh - nhà xuất bản văn hoá dân tộc, Hà Nội 2008)

- Tài liệu ghi chép, sƣu tầm của giáo viên và học sinh về đình làng Giếng Tanh

III. CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Phƣơng án 1: Đi thực địa

Đây là bài thực hành phối hợp với môn Lịch sử để cùng triển khai nên GV hai môn cần trao đổi và thống nhất về địa điểm, nội dung, cách thức tiến hành, nhiệm vụ của mỗi GV tham gia hƣớng dẫn, chỉ đạo việc tìm hiểu, nghiên cứu thực địa. Đây là địa điểm thật gần trƣờng để tiện cho việc tổ chức, quản lí học sinh trong thời gian tìm hiểu.

1) Công tác chuẩn bị:

a. Lựa chọn địa điểm

- Đình làng Giếng tanh - xã Kim Phú - Huyện Yên Sơn – Tuyên Quang (cách trƣờng khoảng 500m).

b. Chuẩn bị thông tin về địa điểm

- GV yêu cầu HS thu thập thông tin từ ngƣời thân, sách báo ... về địa điểm lựa chọn tìm hiểu.

- GV xác định vị trí địa điểm đƣợc chọn trên bản đồ hành chính tỉnh, cũng có thể giao cho HS thực hiện.

- GV có thể liên hệ với ban phụ huynh lớp hoặc ngƣời quản lí địa điểm để mời báo cáo về lịch sử và hiện trạng của địa điểm và xin phép cho HS đến tham quan, tìm hiểu, cần nêu rõ về nội dung và thời gian HS đến tham quan.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập: thƣớc dây, địa bàn, giấy, bút chì, bút mực, thƣớc kẻ, dây thừng nhỏ.

c. Phổ biến cho HS (Do bài học chỉ đƣợc tiến hành trong một tiết học

nên công việc này đƣợc tiến hành tranh thủ vào các thời gian khác do giáo viên sắp xếp, bố trí)

- Tên và vị trí địa điểm sẽ nghiên cứu, tìm hiểu. - Mục đích nghiên cứu, tìm hiểu địa điểm.

- Giao nhiệm vụ cho HS: xác định vị trí trên thực địa, quan sát, nhận xét và ghi chép các đặc điểm của địa điểm (diện tích, hình dạng, cảnh quan, cấu trúc ...), các hoạt động đang diễn ra tại địa điểm đó; vai trò, ý nghĩa của nó đối với đời sống dân cƣ trong địa phƣơng; nêu suy nghĩ của mình đối với địa điểm đó.

- Phổ biến nội qui đi đƣờng và làm việc tại địa điểm để tránh xảy ra tai nạn. - Phổ biến thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, nơi tập trung, tuyến đƣờng đi (nên cho HS tập trung tại trƣờng rồi đi, sau đó lại quay về trƣờng rồi mới giải tán).

- Sau khi trình bày yêu cầu chung, GV có thể chia HS thành những nhóm nhỏ và phân công từng nhóm hoàn thành những công việc nhất định trong số các công việc trên, đảm bảo mọi công việc đều đƣợc thực hiện đầy đủ.

+ Nhóm 1: Xác định tên, vị trí địa lý (Nằm ở đâu trong xã, thôn, huyện; gần những công trình xây dựng, đƣờng sá hoặc sông núi nào của địa phƣơng).

+ Nhóm 2: Hình dạng, diện tích, cấu trúc, lịch sử phát triển của địa điểm. + Nhóm 3: Các hoạt động đang diễn ra tại địa điểm đó.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu ý nghĩa, vai trò của địa điểm đối với đời sống dân cƣ địa phƣơng, nêu suy nghĩ của mình đối với địa điểm đó.

Mỗi nhóm bầu ra một nhóm trƣởng để chỉ đạo công việc chung của nhóm và một thƣ kí có trách nhiệm ghi chép, vẽ sơ đồ, bảo quản những tƣ liệu chung của cả nhóm.

2) Tổ chức hoạt động của HS ngoài thực địa

- Sau khi HS đã tập kết tại địa điểm, cho HS nghe báo báo viên trình bày khái quát về địa điểm, chú ý những yếu tố lịch sử. GV nên nhắc lại một số điểm chính nhƣ năm hình thành, các bƣớc phát triển, đặc điểm cấu trúc lớn, ý nghĩa. HS ghi chép nhanh những thông tin cần thiết.

HS tiến hành làm việc theo phân công.

+ Nhóm trƣởng nhắc lại công việc của nhóm, công việc của từng thành viên trong nhóm. Giám sát, nhắc nhở việc thực hiện của các bạn trong nhóm để mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch.

+ Thƣ kí ghi chép kết quả đo đạc, quan sát của nhóm; vẽ sơ đồ địa điểm và chọn kí hiệu để điển các sự vật vào sơ đồ theo sự thống nhất của nhóm.

+ Các HS khác trong nhóm làm nhiệm vụ đo, quan sát, mô tả, tìm hiểu, bàn bạc để giải thích và cung cấp thông tin cho thƣ kí.

3) Hoàn thiện báo cáo và trình bày tại lớp

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở trường phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)