s(t) = Acos(2πfct + π) bit 1 Acos(2πfct) bit
2.7.2. Khái niệm Cluster
Cluster là nhóm các Cell gần nhau và có tần số hoàn toàn khác nhau.
Hình 2.27. Mô hình Cluster
Các Cell phân thành các nhóm được gọi là các Cluster. Thông thường mỗi Cluster dẽ có 1, 3, 4, 7, 9…Cell. Vùng bao phủ của một Cluster được gọi là FootPrint. Các Cluster sẽ được lập lại trong mạng. Trong Cluster, các tần số sẽ được tái sử dụng. Việc tái sử dụng tần số sẽ nâng cao dung lượng hệ thống, tránh tắc nghẽn thông tin, đồng thời tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên của hệ thống. Tổng số các tần số có trong Cluster bằng tổng các tần số có trong toàn hệ thống. Tổng số Cell có trong Cluster được gọi là kích thước của Cluster(ký hiệu là n).
Các cluster khác nhau được đặt tại các vị trí khác nhau trên toàn miền phủ sóng. Để thuận tiện cho việc quy hoạch, quản lý và phát triển mạng, cell sẽ có hình lục giác. Về cơ bản có 2 cách đặt tram BTS. Thứ nhất là tại tâm của Cell (anten vô hướng). Cách thứ
Vì các Cell là hình lục giác nên để các Cluster nằm sát nhau thì:
Dải tần số dùng trong một Cell bằng 1/n tổng tần số sử dụng trong toàn hệ thống. Nếu n nhỏ, kích thước các Cell không thay đổi thì số Cluster sẽ tăng lên dẫn đến dung lượng hệ thống tăng lên và nhiễu đồng kênh cũng sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu n lớn số
lượng Cluster sẽ ít do đó nhiễu đồng kênh sẽ giảm. Do đó cần thiết kế sao cho n đủ nhỏ để đảm bảo dung lượng hệ thống cũng như chất lượng thông tin.
Dưới đây là một số hình ảnh về Cluster với số lượng Cell khác nhau:
Hình 2.28. Cluster với 1 Cell
Hình 2.30. Cluster với 7 Cell
Tách Cell
Khi số người dùng trong một cell tăng lên vượt quá dung lượng thiết kế ban đầu cho phép, hệ thống mạng sẽ không còn khả năng đáp ứng các dịch vụ. Do đó chúng ta sử dụng phương pháp tách Cell. Phương pháp tách cell được áp dụng cho khu vực có mật độ thuê bao cao (trong nội thành…). Phương pháp tách cell sẽ làm tăng dung lượng hệ thống. Nhưng sẽ làm tăng số lượng BTS cần sử dụng, do đó chi phí sẽ tăng cao.
Hình 2.31. Tách Cell