FCC xác định dwell time tối đa của hệ thống trải phổ nhảy tần FHSS vào khoảng 400 ms trên một sóng mang trong bất kỳ khoảng thời gian 30 giây nào. Ví dụ, nếu một transmitter sử dụng một tần số trong 100 ms, sau đó nhảy suốt toàn bộ chuỗi 75 hop (mỗi hop đều có 100 ms dwell time) rồi trở về lại tần số ban đầu, thì xem như nó đã sử dụng nhiều hơn 7.5 giây một ít trong chuỗi nhảy này. Lý do không chính xác là 7.5 giây chính là hop time. Việc nhảy suốt chuỗi nhảy 4 lần liên tiếp sẽ sinh ra 400 ms cho mỗi tần số sóng mang và khoảng thời gian này hơi vượt quá 30 giây một ít (7.5 * 4 lần) là mức cho phép của FCC. Một ví dụ khác minh họa hệ thống FHSS tuân theo quy tắc FCC là việc sử dụng 200 ms dwell time nhảy qua chuỗi nhảy chỉ 2 lần trong khoảng 30 giây, hay 400 ms dwell time nhảy qua chuỗi nhảy chỉ 1 lần trong suốt 30 giây. Các trường hợp trên là rất lý tưởng cho việc cài đặt FHSS của các nhà sản xuất thiết bị. Sự khác biệt chính trong các ví dụ trên là hop time đã ảnh hưởng như thế nào đến băng thông. việc sử dụng dwell time 100 ms sẽ nhảy gấp 4 lần khi sử dụng dwell time 400 ms, nên sẽ tốn thêm 3 hop time giữa các lần nhảy, làm cho giảm băng thông.
Thông thường thì radio nhảy tần sẽ không được lập trình để hoạt động ở mức giới hạn bởi luật, thay vào đó, nó cung cấp một số khoảng trống giữa giới hạn luật và khoảng hoạt động thực tế cho phép người sử dụng có thể điều chỉnh một cách linh động. Bằng cách điều chỉnh dwell time, administrator có thể tối ưu mạng FHSS nơi có nhiễu xảy ra. Trong một vùng có ít nhiễu thì dwell time càng lớn thì băng thông càng lớn. Ngược lại trong một vùng mà nhiễu rất đáng kể sẽ làm cho tăng số lượng truyền lại các gói tin bị