- Tốc độ: Tốc độ cao nhất hiện nay của WLAN có thể lên đến 600Mbps nhưng vẫn chậm hơn rất nhiều so với các mạng cáp thông thường (có thể lên đến hàng Gbps)
6.6.1. Các đặc điểm của Mobile IP
Chức năng tối ưu hoá đường đi được tích hợp vào trong giao thức. Trong Mobile IPv4, chức năng này được bổ xung dưới dạng các tuỳ chọn mở rộng mà có thể không được hỗ trợ bởi tất cả các trạm Mobile IPv4. Việc tích hợp này cho phép các quá trình định tuyến có thể thực hiện một các trực tiếp từ một trạm tương đương bất kỳ tới một trạm di động. Do đó, tránh được vấn đề định tuyến tuyến tam giác (hay vấn đề đi qua hai lần) như đã đề cập trong phần Mobile IPv4. Chức năng đăng ký và tối ưu hoá đường đi trước đây trong Mobile IPv4 được thực hiện trên hai giao thức riêng biệt thì nay được tích hợp vào trong một giao thức duy nhất. Có thể nói đây là phiên bản nâng cấp và hoàn thiện so với MIPv4
Trong Mobile IPv6, trạm di động sử dụng địa chỉ care – of của nó là địa chỉ nguồn trong phần tiêu đề của các gói tin mà trạm gửi đi. Các địa chỉ gốc của trạm di động được mang trong tuỳ chọn đích “Home Address”. Nó cho phép sử dụng địa chỉ care – of trong gói tin một cách trong suốt đối với các lớp trên lớp IP. Ngoài ra, giao thức cũng yêu cầu tất cả các trạm IPv6, dù là di động hay cố định, máy tính hay bộ định tuyến, đều phải có khả năng xử lý tuỳ chọn địa chỉ gốc trong gói tin nhận được.
Việc sử dụng các tiêu đề mở rộng của IPv6 cho phép toàn bộ lưu lượng điều khiển của Mobile IPv6 được đặt trên các gói tin IPv6 sẵn có. Trong khi đó, với Mobile IPv4, mỗi bản tin điều khiển phải sử dụng các gói tin UDP riêng biệt.
Không cần triển khai các trạm thực hiện chức năng của đại lý ngoại như trong Mobile IP v4. Trong Mobile IPv6, các trạm di động sử dụng các đặc trưng của IPv4, như: phát hiện trạm cùng tuyến (neighbor Discovery) và cấu hình địa chỉ tự động (Address Autoconfiguration), để hoạt động trên bất kỳ vị trí nào khi rời xa tuyến gốc mà không đòi hỗ trợ đặc biệt nào từ bộ định tuyến cục bộ.
Cơ chế phát hiện sự di chuyển trong Mobile IPv6 cung cấp sự xác nhận cả hai chiều cho tất các gói tin trao đổi giữa trạm di động và bộ định tuyến mặc định hiện thời
của nó. Cơ chế này cung cấp khả năng phát hiện tình huống “back hole”, một hiện tượng thường xảy ra trong môi trường vô tuyến; trong đó chất lượng truyền dẫn không bình đẳng trên hai hướng. Trong trường hợp đó, trạm di động có thể tìm một bộ định tuyến khác và sử dụng địa chỉ care – of mới. Trong Mobile IPv4, chỉ có các gói tin theo hướng từ bộ định tuyến tuyến đến trạm di động là được xác nhận.
Trong Mobile IPv6, hầu hết các gói tin gửi đến trạm di động (khi rời xa tuyến gốc) đều được gửi đi bằng cách sử dụng tiêu đề định tuyến mà không dùng phương pháp đóng gói IP – trong – IP như trong IPv4. Việc sử dụng tiêu đề định tuyến yêu cầu ít hơn số byte phải thêm vào phần tiêu đề của gói tin, do đó sẽ giảm được kích thước gói tin Mobile IP cũng như các yêu cầu phải xử lý đối với phần tiêu đề. Mặc dù vậy, để tránh việc thay đổi dữ liệu trên đường truyền, các gói tin chuyển tiếp bởi đại lý gốc vẫn sử dụng phương pháp đóng gói IP – trong – IP.
Khi rời xa tuyến gốc, đại lý gốc sẽ đứng ra nhận tất cả các gói tin gửi cho trạm di động trên tuyến gốc, bằng cách sử dụng cơ chế phát hiện trạm cùng tuyến (Neighbor Discovery) thay vì sử dụng giao thức ARP như trong Mobile IPv4. Điều này làm đơn giản hoá việc thực thi giao thức Mobile IP do không phụ thuộc vào lớp liên kết như ARP. Trong Mobile IPv6 do cơ chế phát hiện đại lý gốc sử dụng gói tin anycast nên chỉ có một lời đáp của một đại lý gần nhất gửi về cho trạm di động. Trong khi đó cơ chế phát hiện đại lý gốc của Mobile IPv4 sử dụng gói tin broadcast trực tiếp, và trạm di động sẽ phải nhận được lời đáp từ tất cả các đại lý gốc có mặt trên tuyến. Bởi vậy cơ chế phát hiện đại lý gốc trong Mobile IPv6 tỏ ra hiệu quả và tin cậy hơn, do chỉ có một gói tin gửi lại trạm di động.