Chuyển giao giữa cá cô thuộc tổng đài khác nhau

Một phần của tài liệu Mạng truyền thông và di động (Trang 73)

b) Nhiễu kênh lân cận (Adjacent Channel Interfernce)

2.8.3.Chuyển giao giữa cá cô thuộc tổng đài khác nhau

Quá trình chuyển giao giữa hai ô thuộc hai tổng đài MSC khác nhau được cho ở hình I.3.5 như sau:

 BSC đang phục vụ gởi "yêu cầu chuyển giao" đến MSC giống như ở trường hợp trên (1).

 MSC yêu cầu MSC chuyển giao (MSC đích) (2) giúp đỡ. MSC đích cấp phát một số chuyển giao (số điện thoại thông thường) để định tuyến lại cuộc gọi.

 Yêu cầu chuyển giao được gởi đến BSC mới (3).

 Nếu có kênh TCH rỗi, BSC yêu cầu BTS kích hoạt một TCH (4).

 MSC nhận được thông tin về kênh TCH mới (5) và chuyển thông tin này trở lại MSC cũ cùng với số chuyển giao (6).

Hình 2.37. Chuyển giao cuộc gọi giữa hai MSC.

 Lệnh chuyển giao được gửi đến MS cùng với thông tin về tần số và khe thời gian sẽ được sử dụng ở ô mới (8).

 MS phát đi cụm HO (chuyển giao) ở TCH mới (9).

 Một đường mới được thiết lập ở chuyển mạch nhóm và cuộc gọi được chuyển mạch (11).

 Tổng đài MSC gốc vẫn duy trì sự kiểm tra chính cuộc gọi cho đến khi nó được xóa. MSC này được gọi là MSC neo. Giao thức MAP được thực hiện giữa các MSC.

Khi di chuyển vào vùng định vị mới thì sau khi giải phóng cuộc gọi nó phải thực hiện cập nhật vị trí. Do một vùng định vị không thể trực thuộc hai MSC nên trường này phải thực hiện cập nhật vị trí sau khi cuộc gọi được giải phóng. HLR sẽ được cập nhật và gởi bản tin đến VLR cũ, MSC này phải xóa tất cả các thông tin liên quan đến thuê bao. Lưu ý rằng GSM không đảm bảo chuyển giao các quốc gia hay giữa các nhà khai thác.

Một phần của tài liệu Mạng truyền thông và di động (Trang 73)