Có nhiều phương pháp để có thể tiến hành chọn mẫu kiểm toán, trong đó có ba phương pháp chọn mẫu quan trọng mà chuẩn mick kiểm toán Việt Nam số 530 đã đưa ra gồm có:
Chọn mẫu toàn bộ: là phương pháp chọn mẫu nhằm đảm bảo rằng khả năng phát hiện rủi ro là cao nhất. phương pháp này thường được áp dụng trong
các trường hợp mà quy mô tổng thể nhỏ nhưng giá trị của các phần tử lớn chứa đựng nhiều rủi ro.
Lựa chọn các phần tử các biệt: để có thể áp dụng phương pháp này đồi hỏi Kiểm toán viên phải có sự hiểu biết rõ ràng về hoạt động của khách hàng, để có thể đưa ra những nhận xét chính xác về những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải trong qúa trình thực hiện kiểm toán .
Lấy mẫu kiểm toán : có hai phương pháp lấy mẫu kiểm toán đượcđưa ra là:
- Lấy mẫu kiểm toán thống kê. - Lấy mẫu kiểm toán phi thống kê.
việc quyết định sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào đánh giá cua rkt viên về mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với các cuộc kiểm toán.
Đối với công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACAGroup thì việc lựa chọn mẫu được áp dụng cả hai phương pháp thống kê và phi thống kê.
Chọn mẫu thống kê phương pháp (CMA) mà ACAGroup đang áp dụng xác định số mẫu cần kiểm tra như sau:
Xác định mức đọ trọng yếu cho toàn bộ cuộc kiểm toán ( PM): giá trị trọng yếu (MP) được tính toán dựa vào mức trọng yếu đã xác định và luôn nhỏ hơn mức độ tọng yếu (thương bằng 80%-90% mức độ trọng yếu). chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết được xác định ở ba mức độ.
Kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung: R=3.0 Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình: R= 2.0 Kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản: R=0.7
Dựa vào giá trị trọng yếu (MP) và chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết Kiểm toán viên xác định bước chọn mẫu theo công thức sau:
Giá trị trọng yếu chi tiết(MP)
Bước chọn mẫu(J) =--- Chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết(R)
dựa vào bước chọn mẫu được xác định Kiểm toán viên xác định cỡ mẫu cần kiểm tra như sau:
Độ lớn khoản mục cần kiểm tra
số mẫu cần kiểm tra(n) =--- Bước chọn mẫu(J)
trường hợp sai sót trọng yếu không tập trung mà lại phân bổ đều trong tổng thể thì phương pháp chọn mẫu thống kê sẽ phát huy tác dụng của nó và có hiệu quả cao.
Phương pháp chọn mẫu phi thống kê có hiệu quả cao trong trường hợp các sai sót trọng yêu phân bổ tập trung theo khối. cách chọn mẫu này sử dụng có hêịu quả khi Kiểm toán viên có kn xét đoán, nắm chắc tình hình của đơn vị kiểm toán và nắm rõ những thay đổi đặc biệt trong đơn vị như thây đổi trong nhân sự chủ chốt, trong chính sách tiền lương … từ đó Kiểm toán viên có khả năng phân vùng sai sót để tập trung kiểm tra.
Vì vậy bên cạnh việc sử dụng phương pháp chọn mẫu thống kê Kiểm toán viên cũng nên áp dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê khi cần thiết theo phương pháp chọn mẫu của công ty đã đề ra.
Chọn mẫu thống kê có thể dựa vào bảng số ngẫu nhiên, chọn ngẫy nhiên hoặc chọn mẫu theo chương trình máy tính (CMA); mỗi phương pháp chọn mẫu có những mặt ưu điểm và những hạn chế khác nhau do đó vận dụng linh hoạt từng phương pháp vào trong từng trường hợp cụ thể đòi hỏi óc xét doán nghề nghiệp của Kiểm toán viên.