Giai đoạn thựchiện kiểm toán

Một phần của tài liệu tổng quan về công ty tnhh kiểm toán và tư vấn tài chính (acagroup) (Trang 52)

Giai đoạn thực hiện kiểm toán được thực hiện trên cơ sở kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán đã được lập trong giai đoạn trước đó, trong giai đoạn này Kiểm toán viên sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản với từng khoản mục, phần hành cụ thể. Các bước công việc trên được Kiểm toán viên thực hiện một cách có hệ thống, linh hoạt và đầy đủ nhằm phù với yêu cầu của công việc và nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán.

Một điểm mạnh của ACAGroup là: các Kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán đã có sự kết hợp giữa các phần hành kiểm toán khách nhau nhưng có liên quan đến nhau. Khi thực hiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, Kiểm toán viên đã thực hiện đối chiếu kết quả với các phần hành kiểm toán khách như: chi phí, doanh thu, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…Việc kết hợp này

sẽ làm giảm thiểu khối lượng công việc phải làm, không gây trùng lặp công việc.

Bên cạnh các ưu điểm của quy trình kiểm toán tại ACAGroup còn có các hạn chế sau:

Quá trình thực hiện kiểm toán: Chưa thống nhất giữa các nhân viên trong công ty, việc thực hiện chương trình kiểm toán chưa thống nhất, khi thực hiện kiểm toán tại hai khách hàng là hai đơn vị khác nhau với hai kiểm toán viên khác nhau, quá trình kiểm toán có những sai khác nhất định. Cụ thể như sau:

Đối với khách hàng thứ nhất: Do đây là khách hàng có quy mô nhỏ thời gian kiểm toán ngắn, hơn nữa lại là doanh nghiệp nhà nước nên quá trình tính lương được đánh giá là không có rủi ro trọng yếu, do đó kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán lương và các khoản trích theo lương của Quỹ đã không đánh giá mức trọng yếu và thức hiện các ước tính liên quan. Tuy nhiên, việc không đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các rủi ro kiểm toán sẽ dẫn đến Kiểm toán viên có thể để lọt các sai phạm vì việc đưa ra các phán xét chỉ mang tính chất chủ quan.

Đối với khách hàng thứ hai, do đây là khách hàng lớn nên quá trình kiểm toán được thực hiện bởi một người có kinh nghiệm, do đó việc kiểm toán lương và các khoản trích theo lương của Công ty đối với khách hàng này được thực hiện một cách đầy đủ. Tuy nhiên quá trình kiểm toán còn một số những điểm cần chú ý sau:

Chọn mẫu kiểm toán: Khi tiến hành chọn mẫu, do khối lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều Kiểm toán viên thường chọn các nghiệp vụ có số phát sinh lớn bất thường, đây chưa phải là phương thức chọn mẫu tối ưu nhất vì sai phạm của các nghiệp vụ với số tiền nhỏ được lặp lại nhiều lần mang tính chất hệ thống sẽ trở thành những sai phạm trọng yếu. Điều này được thể hiện khi Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết, Kiểm toán viên thường tiến hành chọn mẫu với các khoảng mục có phát sinh số lớn để kiểm tra trong khi các nghiệp vụ có số phát

sinh số lớn để kiểm tra trong khi các nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ thường chú ý tới.

Quá trình thực hiện các thủ tục phân tích: mặc dù có tiến hành các thủ tục phân tích nhưng thủ tục phân tích không được thực hiện một cách chi tiết; khi tiến hành phân tích, do hạn chế về thời gian và chi phí nên Kiểm toán viên đã chỉ áp dụng một số thủ tục phân tích thông dụng để đánh giá về khách hàng mà chưa tiến hành áp dụng đầy đủ các thủ tục phân tích khác. Do vậy khi áp dụng thủ tục phân tích lại mang hiệu quả không cao.

Quá trình thực hiện kiểm tra chi tiết: khi thực hiện công việc kiểm tra chi tiết những khách hàng có quy mô lớn số lượng nghiệp vụ nhiều Kiểm toán viên thường không kiểm tra chi tiết hết các nghiệp vụ, do đó Kiểm toán viên có thể để lọt nhiều sai phạm. Để khắc phục tồn tại trên, Kiểm toán viên cần tiến hành chọn mẫu để sự lựa chọn phân vùng kiểm tra nhằm hướng trọng tâm để kiểm tra vào các khoản mục trọng yếu. Tuy nhiên, việc kiểm tra chi tiết cũng có ảnh hưởng đến thời gian và chi phí kiểm toán nên Kiểm toán viên phải cân đối giữa các yếu tố khách quan và chủ quan trong khi kiểm tra chi tiết các khoản mục.

3.1.3.Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Giai đoạn kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng, ở đây Kiểm toán viên cần phải đưa ra các ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của BCTC của đơn vị khách hàng và kèm theo thư quản lý và thư giải trình của ban giám đốc. Trong giai đoạn này, Kiểm toán viên xem xét lại các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ để đảm bảo các bước công việc được hoàn thành đúng mục tiêu, các bằng chứng thu thập được đảm bảo tính đầy đủ và thích hợp. Sau đó, Kiểm toán viên về mức độ trung thực và hợp lý về BCTC của đơn vị được kiểm toán.

Quy trình kiểm toán của ACAGroup là tương đối đầy đủ và chặt chẽ, tuy nhiên để phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường kiểm toán trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cũng như đáp ứng đầy đủ nhu cầu kiểm toán của thị trường khác hàng. Để khẳng định và phát triển vị thế của mình trên

thị trường kiểm toán non trẻ ở Việt Nam thì ACAGroup cần phải hoàn thiện mình hơn nữa quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục tiền lương nói riêng.

3.2. Nhận xét về qui trình kiểm toán tiền lương và các khoản trich theo lương trong kiểm toán BCTC do công ty ACAGroup thực hiện

Một phần của tài liệu tổng quan về công ty tnhh kiểm toán và tư vấn tài chính (acagroup) (Trang 52)