THỰC TRẠNG VỂ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG CẢ NƯỚC TRONG NHŨNG NẢM QUA.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh (Trang 32)

THÔNG TRONG CẢ NƯỚC TRONG NHŨNG NẢM QUA.

Công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nước ta chính thức được ra đời sau quyết định 126/CP của Hội đồng chính phủ ngày 19/3/1981. Kể từ đó đã hơn 20 năm trôi qua. Song nhìn một cách tổng quát quá trình thực hiện công tác hướng nghiệp có thể chia thành hai giai đoạn lớn với những đặc điểm riêng khá rõ ràng.

1.1. Giai đoạn 1: Từ năm 1981 đến năm 1986.

Theo báo cáo tổng kết 5 năm (1981-1985) nhiệm vụ thực hiện quyết định 126/CP của Bộ GD công tác hướng nghiệp đã đạt được một số kết quả sau:

1.1.1. Bộ Giắo dục.

- Vạch được kế hoạch triển khai công tác hướng nghiệp cho các địa phương, các trường học từ 1982-1985.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền trên báo chí của ngành.

- Biên soạn và xuất hành trên 30 đầu sách, tài liệu về hướng nghiệp.

- Nghiên cứu nhiều đề tài về lao động sản xuất, hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông.

- Mở các cuộc hội thảo chuyên đề vể hướng nghiệp, cho cán bộ các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm, và các Sở giáo dục.

- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với nước ngoài về công tác hướng nghiệp như Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Ân Độ, Pháp ….UNICEP đã trang bị đầu tư cho 20 Trung tâm KTTH-HN, 3 ỉ trường THCS trọng điểm

các vùng kinh tế khác nhau để làm công tác hướng nghiệp

- Mở hội nghị các lực lượng xã hội tham gia hướng nghiệp, sử dụng hợp lý học sinh ra trường (tháng 6/1985) có hơn 30 đồng chí Thứ trưởng, Bộ trưởng các ngành và các đoàn thể TW đã đến dự hội nghị.

1.1.2. Các tỉnh, thành phố:

- Tỉnh uỷ,UBND 39 tỉnh trong tổng số 40 tỉnh thành đã ra chỉ thị hướng dẫn các địa phương thực hiện quyết định số 126/CP.

- Hàng ngàn nhà máy, xí nghiệp,nông lâm trường, các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các trường chuyên nghiệp, các đơn vị bộ đội đã kết nghĩa giúp đỡ các trường học làm hướng nghiệp cho học sinh về nhiều mặt.

1.1.3. Các Sở G iáo dục Ví) Đào tạo :

- Tích cực tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương, chủ động liên kết với các ngành nghề về vấn đề hướng nghiệp.

- M ở các hội thi khéo tay kỹ thuật trong ngành như Hà Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh...

- xay dựng thêm 40 Trung tâm KTTH-HN.

1.1.4. Cắc trường p h ổ thông:

- Háu hết thực hiện hướng nghiệp cho học sinh qua 4 con đường hướng nghiệp.

- Mặc dù mức độ, nội dung và chất lượng chưa đồng đồu, song số lượng các

trường tiến hành hướng nghiệp trong cả nước nhìn chung có phát triển cả

bậc TI ICS và THPT.

N Ă M HỌC THCS % THPT %

1982-1983 76% 62%

1983-1984 81 % 80%

1984-1985 92% 85%

Bảng s ố 2 .1: Tỷ lệ học sinh THCS và THPT tham gia sinh hoạt hướng nghiệp từ 1982-1985.

1.2. G iai đoạn 2 : T ừ 1987 đến nay.

- Từ 1987-1990: Cuối năm 1986 đất nước ta bước sang thời kỳ đổi mới về kinh tế-xã hội. Công tác hướng nghiệp bị giảm sút do chưa thay đổi về nội dung và hình thức để bắt kịp với sự thay đổi trên. Mặt khác, Bộ Giáo dục có sự

- Từ 1990 đến nay công tác hướng nghiệp được khôi phục lại và từng bước xác lập cơ cấu mới, cơ chế mới.

Theo báo cáo của Trung tâm lao động hướng nghiệp, số lượng các Trung tâm lao động hướng nghiệp và số học sinh được học nghề phổ thông tăng đáng kể từ 1991 đến nay:

NĂM HOC SỐ TTKTTH-HN SỐ HS HỌC NGHỀ PHổ THÔNG

1991-1992 103 100 000

1997-1998 302 I 026 821

2002-2003 320 1 464 716

Bảng SỐ2.2: Q uy phát triển Trung tâm Ịao động k ỹ thuật hướng nghiệp và sô học sinh học nghề p h ổ thông.

Tuy nhiên, về cơ bản công tác hướng nghiệp trong những năm qua vẫri còn nhiều hạn chế. Kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu THCN-DN thuộc Viộn khoa học giáo dục hiện nay là Viện chiến lược và phát triển chương trình giáo dục trong năm 2000 ở một số trường THCS và THPT tại Hà nội và Huế cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

- Chương trình hướng nghiệp còn hạn hẹp về thời gian, nội dung không phong phú, không hấp dẫn, lạc hậu, nặng về lý thuyết.

- Đa số giáo viên dạy kiềm nhiệm, không có chuyên môn, lại thiếu thông tin, tài liệu ncn khó làm tốt nhiệm vụ của mình.

- Cơ sở vật chất phuc vụ cho hướng nghiệp còn nghèo nàn, trang thiết bị còn thiếu.

- Việc sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh ở các trường phổ thông chưa được tiến hành thường xuyên, có hộ thống ngay từ đầu cấp học, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục chưa được thống nhất.

Theo kết quả khảo sát của của Trung tâm nghiên cứu giáo đục chuyên nghiệp và dạy nghề thì:

Việc lựa chọn nghề do cá nhân học sinh quyết định chiếm 46 %.

Do bố mẹ hướng cỉẫn là 29 %.

Lấy ý kiến tư vấn của giáo viên chỉ có 3,5 %.

Như vậy công lác tư vấn nghề chưa dược làm tốt các trường phổ thông vì Vi)y, chưa điều chỉnh được động cơ chọn nghề của các em, gAy nôn hiện tượng “ Quá tải” trong các kỳ thi vào các truòng Cao đẳng và Đại học trong những năm gán đây. V í dụ: Chỉ tiêu tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng khoảng 120.000-150.000 em/năm nhưng số học sinh đãng ký dự tuyển vượt quá nhiều, có em đãng ký dự thi mấy trường liền, có em đã dự thi nhiều năm không đỗ nhưng vẫn thi với quyết tâm phải đỗ đại học. Từ đó đẫn đến kết quả:

Năm 1998-1999 có 577.829 em dự thi vào Đại học, Cao đẳng. Năm 2000-2001 có 700.000 em dự thi

Năm 2002- 2003 có 943 407 có em dự thi Đại học và 340 271 em dự thi Cao đẳng.

Chi phí tiền từ gia đình và ngân sách của nhà nước cho các kỳ thi vào Đại học và Cao đẳng là rất lớn. Riêng năm 2001 nhà nước chi 133,4 tỷ đồng cho công tác tuyển sinh của 178 trường Đại học và Cao đẳng. Việc ăn, ở, đi lại của hơn hai triệu lượt thí sinh và gia đình tiêu tốn khoảng nghìn tỷ đồng. Nếu các trường phổ thông mà làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh ngay từ khi còn trên ghế nhà trường thì sẽ đỡ cho gia đình, nhà nước về kinh tế, về trật tự an toàn xã hội, về giao thông vv. Ngoài ra sự hạn chế của công tác hướng nghiệp còn được thể hiện qua các chỉ số về việc làm của sinh viên, học sinh sau khi đào tạo .

Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2001,trong số học sinh, sinh viên tốt nghiệp trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề, thời gian qua chỉ có 30 % tìm được việc làm đúng nghề, 50 % có việc làm không phù hợp với ngành nghề đào tạo, số còn lại

“ Năm học 2003-2004 tổng số học sinh sinh viên gần 22 triệu mầm non 2,8 triệu; tiểu học 8,5 triệu; THCS 6,6 triệu; THPT hơn 2,6 triệu; THCN 390 000; Cao đẳng 178 000; Đại học 840 0 0 0 ' [17]

Nhìn vào số liêu trẽn ta thấy số học sinh THPT vào THCN là quá khiêm tốn so với vào Đại học và Cao đẳng, số thanh niên còn lại không được đào tạo cơ bản để đi vào lao động sản xuất ỉà không nhỏ.

Rõ ràng, công tác hướng nghiệp với những bất cập đang cần có một sự điều chỉnh, bổ xung kịp thời về mọi mặt để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhằm tạo ra một nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức được vấn đẻ này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chi thị về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2003-2004 “ Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề theo yêu cầu của chỉ thị SSCỗOS/CT-BGDÌĐr,[3]

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)