Tăng cường công tác quản lý chất lượng bộ phận ăn uống

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà khách VP UBND tỉnh Thanh Hóa (Trang 39)

Ban quản lý nhà khách cần thường xuyên đánh giá chất lượng đội ngũ nhân viên bộ phận ăn uống trong nhà khách. Các ý kiến đánh giá cần xuất phát từ ba nguồn cơ bản: từ ban quản lý, từ nhân viên và do cá nhân nhân viên tự đánh giá. Sau đó kết hợp với các số liệu thống kê về số ngày công, ý kiến phàn nàn của khách hàng, số ngày nghỉ…từ đó đưa ra những đánh giá đúng đắn về kỹ năng giao tiếp, thái độ làm việc và kỹ năng phục vụ của từng nhân viên. Để tránh tình trạng nhân viên có ý thức và thái độ chưa tốt khi làm việc, ban quản lý chất lượng cần thường xuyên giám sát và nhắc nhở nhân viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các cán bộ quản lý cần quán triệt tư tưởng “làm đúng ngay từ đầu” đến nhân viên, cần kiên quyết, nghiêm khắc hơn trong việc giải quyết các sai phạm của nhân viên để những sai phạm đó không còn được tiếp tục xảy ra nữa. Đồng thời các cán bộ quản lý cũng phải biết lắng nghe các ý kiến của các nhân viên để hoàn thiện hơn cho chất lượng dịch vụ phòng của nhà hàng khách sạn, phải thường xuyên theo dõi, giám sát quy trình phục vụ tránh những sai xót. Khi thấy sai sót phải kịp thời điều chỉnh, sửa chữa và khắc phục.

Thực tế công tác quản lý chất lượng dịch vụ ăn uống trong Nhà khách VP UBND tỉnh Thanh Hóa chưa tạo ra được hiệu quả kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ. Vì vậy, cần hoàn thiện công tác quản trị chất lượng dịch vụ ăn uống để đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống. Để thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ chuẩn, cần lập một ban quản lý giám sát chất lượng dịch vụ để từ đó xây dựng một quy trình chuẩn, vạch ra những mục tiêu chất lượng cần phải thực hiện. Nhà khách cần xây dựng được bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ ăn uống căn cứ vào mức chất lượng dịch vụ chung mà nhà khách cam kết cung cấp cho khách hàng, đồng thời tuỳ thuộc vào điều kiện áp dụng của từng bộ phận cung ứng dịch vụ ăn uống trong nhà khách theo yếu tố sau:

-Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị luôn đảm bảo hoạt động liên tục, chất lượng tốt. -Về sản phẩm ăn uống: Luôn luôn đảm bảo tính khoa học, vệ sinh, chất lượng tốt. -Về đội ngũ nhân viên: Làm đúng quy trình nghiệp vụ của mình, các thao tác chính xác, thái độ phục vụ nhiệt tình….

Thông qua chỉ tiêu đó đánh giá chính xác mức chất lượng dịch vụ mà nhà khách cung cấp cho khách hàng. Nhà khách cần tạo được một chế độ giám sát chất lượng hiệu quả, cần có bộ phận thường xuyên đi kiểm tra, giám sát hoạt động tác nghiệp của nhân viên, bộ phận này có thể là những người trực tiếp quản lý bộ phận, hoặc cũng có thể là những quản lý cấp cao trong nhà khách.

Bên cạnh đó, nhà khách cũng nên có một chính sách pháp lý rõ ràng về trách nhiệm của mình đối với dịch vụ ăn uống cung cấp cho khách hàng. Việc công bố rõ ràng cho khách hàng biết về những chính sách đền bù của nhà khách cho những dịch vụ chất lượng kém sẽ được khách hàng đánh giá rất cao và tin tưởng vào dịch vụ nhà khách cung cấp hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà khách VP UBND tỉnh Thanh Hóa (Trang 39)