Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp của khách du lịch đang lưu trú tại Ana Mandara Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của du khách nghỉ dưỡng tại khách sạn Hoa Thiên- Huế (Trang 67)

1. Động cơ thúc đẩy 2834 0

2.4.2 Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp của khách du lịch đang lưu trú tại Ana Mandara Huế

xu hướng liên quan đến công việc, kinh doanh nhiều hơn là các đối tượng khách du lịch khác.

Trong khi đó, hai nhân tố còn lại là “Nhóm tham khảo” và “Sự lựa chọn du lịch tại Huế” thì lại không có sự khác biệt giữa các đối tượng khách du lịch đến từ các châu lục khác nhau. Vì thế khi đưa ra các chính sách xúc tiến liên quan đến các nhân tố “Động cơ thúc đẩy”, “Lợi ích”, “Thông tin” và “Công việc” thì phải có những điểm phân biệt cho phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng ở các châu lục khác nhau.

2.4.2 Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp của khách du lịch đang lưutrú tại Ana Mandara Huế trú tại Ana Mandara Huế

Yếu tố nghề nghiệp cũng là một yếu tố có sự ảnh hưởng đến cá nhân người được điều tra trong các cuộc điều tra kinh tế xã hội. Bởi vì mỗi ngành nghề đều có các đặc điểm riêng và những người ở các ngành nghề riêng cũng đều mang những đặc điểm riêng. Chính những đặc điểm này sẽ gây tác động đến hành vi của khách hàng trong những tình huống cụ thể. Trong ngành du lịch cũng vậy, yếu tố nghề nghiệp cũng có những tác động nhất định đến hành vi của khách du lịch trong quá trình quyết định du lịch tại Huế của họ. Cũng vì lý do đó, mà ta cần phải sự đánh giá của các nhóm đối tượng khách du lịch thuộc các ngành nghề khác nhau đối với các nhân tố để nhận ra sự khác biệt giữa họ.

Những đối tượng điều tra thuộc các ngành nghề chủ yếu trong lĩnh vức kinh doanh thương mại, cán bộ và nhân viên văn phòng làm việc cho các tổ chức và công ty, sinh viên. Những đối tượng này chiếm tỷ lệ 88,1% tổng thể mẫu điều tra. Số khách du lịch còn lại là những người đã nghĩ hưu. Không có khách du lịch được điều tra nào là thuộc các ngành nghề lao động. Với các chi phí lưu trú và dịch vụ rất cao của mình,

những đối tượng người lao động không phải là khách hàng mục tiêu của Ana Mandara Huế, họ không có đủ khả năng thanh toán cho những dịch vụ ở đây.

Bảng 17: Giá trị trung bình các nhân tố theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp trung bìnhGiá trị Tần suất(người) Độ lệchchuẩn nhỏ nhấtGiá trị lớn nhấtGiá trị Động cơ thúc đẩy

Kinh doanh thương mại 4.6273 22 0.4289 4.00 5.00

Nghỉ hưu 4.5167 12 0.4041 4.00 5.00 Sinh viên 4.4000 2 0.8485 3.80 5.00 Cán bộ và nhân viên văn phòng 4.6123 65 0.4846 3.00 5.00 Tổng 4.6000 101 0.4648 3.00 5.00 Lợi ích

Kinh doanh thương mại 4.6212 22 0.4965 3.67 5.00

Nghỉ hưu 4.8889 12 0.2959 4.00 5.00 Sinh viên 4.5000 2 0.7071 4.00 5.00 Cán bộ và nhân viên văn phòng 4.5795 65 0.5752 2.33 5.00 Tổng 4.6238 101 0.5368 2.33 5.00 Nhóm tham khảo

Kinh doanh thương mại 4.4205 22 0.3568 3.75 5.00

Nghỉ hưu 4.7083 12 0.2984 4.00 5.00 Sinh viên 4.7500 2 0.0000 4.75 4.75 Cán bộ và nhân viên văn phòng 4.4269 65 0.5053 2.00 5.00 Tổng 4.4653 101 0.4583 2.00 5.00 Công việc

Kinh doanh thương mại 2.8030 22 0.7027 2.33 5.00

Nghỉ hưu 2.8889 12 0.7956 2.33 5.00 Sinh viên 2.3333 2 0.0000 2.33 2.33 Cán bộ và nhân viên văn phòng 2.9897 65 0.9628 2.33 5.00 Tổng 2.9241 101 0.8830 2.33 5.00 Thông tin

Kinh doanh thương mại 4.0909 22 0.5363 3.00 5.00

Nghỉ hưu 4.3889 12 0.4889 3.33 5.00 Sinh viên 4.5000 2 0.2357 4.33 4.67 Cán bộ và nhân viên văn phòng 4.2205 65 0.5442 2.67 5.00 Tổng 4.2178 101 0.5342 2.67 5.00 Sự lựa chọn

Kinh doanh thương mại 4.3030 22 0.3836 3.67 5.00

Nghỉ hưu 4.3333 12 0.2462 4.00 4.67

Sinh viên 4.0000 2 0.4714 3.67 4.33

văn phòng

Tổng 4.3102 101 0.4007 3.67 5.00

Nhằm kiểm tra xem thử có sự khác biệt giữa các đối tượng khách du lịch này, ta cần phải thực hiện các kiểm định so sánh giá trị trung bình giữa các nhân tố theo nhóm nghề nghiệp của các đối tượng khách du lịch. Vì số lượng không đồng đều nên chỉ có thể sử dụng được các kiểm định phi tham số. Ngoài ra, số lượng khách du lịch được điều tra là sinh viên chỉ có 2 khách du lịch, chiếm 2% tổng thể mẫu điều tra. Như vậy tỷ lệ của khách du lịch là sinh viên là rất thấp và rất chênh lệch so với các nhóm khách du lịch thuộc các ngành nghề khác. Vì thế để đảm bảo rằng kết quả kiểm định cho kết quả chính xác hơn, ta có thể loại bỏ nhóm sinh viên này.

Bảng 18: Kết quả kiểm định Kruskal Wallis theo Nghề nghiệp Động cơ

thúc đẩy Lợi ích

Nhóm

tham khảo Công việc Thông tin

Sự lựa chọn

Chi-Square 1.113 10.691 8.249 0.129 2.910 0.245

df 2 2 2 2 2 2

Asymp. Sig. 0.573 0.018 0.042 0.938 0.233 0.885

a Kruskal Wallis Test

b Grouping Variable: Nghe nghiep

Kiểm định Kruskal Wallis được áp dụng để kiểm định hai giả thiết sau:

H0: không có sự khác biệt giữa các nhóm khách du lịch thuộc các ngành nghề khác nhau trong cùng một nhân tố

H1: có sự khác biệt giữa các nhóm khách du lịch thuộc các ngành nghề khác nhau trong cùng một nhân tố

Nhìn vào kết quả kiểm định Kruskal Wallis của các nhân tố, ta có thể thấy rằng có sự khác biệt giữa các đối tượng khách du lịch thuộc các ngành nghề khác nhau ở hai nhân tố “Lợi ích” và “Nhóm tham khảo”. Ở hai nhân tố này, giá trị Sig lần lượt là 0,018 và 0,042, cả hai giá trị này đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 vì thế có đủ cơ sở thống kê để bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1. Điều này có nghĩa là nghề nghiệp có ảnh hưởng đến “Lợi ích” và “Nhóm tham khảo” của các đối tượng khách du lịch tại Huế đang lưu trú tại Ana Mandara Huế.

Ở nhân tố “Lợi ích”, dựa vào giá trị trung bình của từng nhóm đối tượng thuộc các nghề nghiệp khác nhau, ta có thể nhận ra được sự khác biệt giữa các nhóm này.

Nguồn: Số liệu điều tra, 2012

Giá trị trung bình cao nhất thuộc về nhóm khách du lịch đã nghỉ hưu với giá trị trung bình là 4,89. Trong khi đó, hai nhóm còn lại là kinh doanh thương mại với cán bộ và nhân viên văn phòng lại có giá trị trung bình thấp hơn nhưng không quá khác biệt, giá trị này lần lượt là 4,62 và 4,58. Như vậy, ta có thể rút ra được kết luận là những khách du lịch đang cư trú tại Ana Mandara có xu hướng nhận được nhiều lợi ích từ chuyến du lịch đến Huế hơn là các đối tượng khác. Điều này có thể được lý giải là những đối tượng nghỉ hưu đến Huế du lịch với mục đích chính là nghỉ ngơi. Họ không phải lo lắng nhiều đến công việc, gia đình hay chịu áp lực về thời gian của chuyến đi, do đó họ hưởng thụ được chuyến du lịch tốt hơn. Trong khi đó, các đối tượng đang làm việc thường chỉ nghỉ một vài ngày và thường bị áp lực về thời gian ngay cả trong thời gian đi du lịch, nghỉ ngơi. Hơn nữa, một số trường hợp đến Huế vì mục đích giải quyết các công việc cần thiết. Ngay cả khi họ không chịu ảnh tác động từ công việc của mình thì việc đi du lịch với gia đình và con cái thì họ cũng phải chăm lo cho gia đình và con cái của mình. Chính vì thế mà những đối tượng khách du lịch đã nghỉ hưu thường nhận được nhiều lợi ích từ chuyến đi và từ thời gian lưu trú tại Ana Mandara hơn các đối tượng khác.

Còn đối với nhân tố “Nhóm tham khảo”, ta cũng có thể thấy được rằng giá trị trung bình của nhóm khách du lịch đã nghỉ hưu cũng có giá trị cao nhất (4,71) và giá trị trung bình của hai nhóm còn lại cũng không có sự khác biệt đáng kể. Giá trị trung bình của nhóm khách du lịch thuộc ngành nghề kinh doanh thương mại và cán bộ, nhân viên văn phòng lần lượt là 4,42 và 4,43. Như vậy, ta có thể thấy rằng những khách du lịch đã nghỉ hưu nghĩ rằng những đối tượng quan trọng với họ mong muốn họ du lịch tại Huế. Có lẽ do đặc điểm của Huế là một thành phố du lịch yên bình và không khí trong lành nên con cái và người thân của họ nghĩ nơi đây là phù hợp cho họ nghỉ dưỡng. Còn những người đang phải làm việc thì họ ít nhận được sự ủng hộ của bạn bè, người thân về chuyến du lịch tại Huế hơn.

Đối với các nhân tố còn lại là Động cơ thúc đẩy, Công việc, Thông tin và Sự lựa chọn thì kết quả kiểm định Kruskal Wallis có Sig bé hơn 0.05 do đó ta có kết luận rằng đối với những nhân tố này thì yếu tố nghề nghiệp không ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch đang lưu trú tại Ana Mandara Huế. Giá trị trung bình

của các nhân tố này giữa các nhóm khách du lịch thuộc các nhân tố khác nhau thường không có sự chênh lệch không đáng kể. Như vậy đối với các nhân tố Động cơ thúc đẩy, Công việc, Thông tin và Sự lựa chọn thì sự đánh giá của khách du lịch đang lưu trú Ana Mandara Huế không bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm nghề nghiệp của họ.

Nhận xét chung

Kết quả nghiên cứu ta có thể kết luận rằng “Sự lựa chọn du lịch tại Huế” của khách du lịch bị ảnh hưởng bởi năm nhân tố chính là “Động cơ thúc đẩy”, “Lợi ích”, “Nhóm tham khảo”, “Công việc” và “Thông tin”. Các nhân tố này đã giải thích được hơn 74% sự biến động của “Sự lựa chọn du lịch tại Huế” của khách du lịch. Ngoài ra, qua phân tích hồi quy có thể đo lường được sự tác động của từng nhân tố đến nhân tố phụ thuộc đó là Sự lựa chọn du lịch tại Huế. Nhờ đó mà ta có thể xác định được sự tác động của từng nhân tố trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi.

Việc phân tích sâu cho thấy rằng ở trong các nhân tố “Động cơ thúc đẩy”, “Lợi ích” và “Công việc” có sự khác biệt giữa các khách du lịch đến từ châu Âu, châu Mỹ, châu Á và châu Úc, và như thể ta có thể thẩy rằng sự khác biệt về nơi cư trú sẽ làm cho sự ảnh hưởng của các nhân tổ cũng khác nhau. Trong khi đó các nhân tố còn lại là “Nhóm tham khảo” và “Thông tin” lại không có nhiều sự khác biệt giữa các đối tượng khách du lịch. Vì thế khi có những biện pháp nhằm tác động đến “Động cơ thúc đẩy”, “Lợi ích” và “Công việc” thì cần phải có những biện pháp tác động riêng ứng với từng nhóm khách du lịch. Trong khi đó, những biện pháp tác động đến nhân tố “Nhóm tham khảo” và “Thông tin” thì có thể áp dụng chung vì không có sự khác biệt giữa các đối tượng đến từ các châu lục khác nhau.

Ngoài ra, yếu tố nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến sự tác động của các nhân tố đến từng đối tượng khách du lịch lưu trú tại Ana Mandara Huế các ngành nghề khác nhau. Trong số các nhân tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại Huế thì ở nhân tố “Lợi ích” và “Nhóm tham khảo”, yếu tố nghề nghiệp của khách du lịch có tác động đến sự đánh giá của khách du lịch. Sự khác biệt này chủ yếu là ở những khách du lịch đã nghỉ hưu so với các nhóm ngành nghề khác.

Trong khi đó, việc phân tích sâu sự ảnh hưởng của biến độ tuổi đến các nhân tố đã cho thấy rằng không có sự khác biệt về sự đánh giá đối với những du khách có độ

tuổi khác nhau. Như vậy, ta có thể kết luận là độ tuổi của khách du lịch lưu trú tại Ana Mandara Huế không có ảnh hưởng nhiều đến quá trình lựa chọn du lịch tại Huế của họ. (Phụ lục 5).

Tổng thể mẫu điều tra là du khách của Anan Mandara Huế nên vẫn chưa có thể mang tính đại diện cho toản bộ tổng thể điều tra nhưng phù hợp với thời gian và nguồn lực. Những khách du lịch có sự lựa chọn du lịch tại Huế là những khách hàng mục tiêu tiềm năng của Ana Mandara Huế và vì thế qua kết quả nghiên cứu sẽ giúp Ana Mandara Huế biết được quá trình đưa ra quyết định du lịch tại Huế. Sau khi quyết định lựa chọn du lịch tại Huế thì họ sẽ cân nhắc địa điểm lưu trú khi họ đến đây và lúc này có khả năng họ sẽ trở thành khách hàng của Ana Mandara hoặc là của các đối thủ cạnh tranh. Qua đó có thể hiểu được tốt hơn khách hàng của mình và từ đó có các hoạt động marketing phù hợp sẽ giúp Ana Mandara Huế thu hút được nhiều khách du lịch đến với mình hơn.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Định hướng

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch đang lưu trú tại Ana Mandara Huế. Đây là đối tượng khách hàng mục tiêu của Ana Mandara, vì thế hiểu rõ được những đặc điểm hành vi khách hàng mục tiêu của mình. Do đó, khi có thể xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự chọn lựa du lịch tại Huế, có thể xác định được những nhân tố nào ảnh hưởng đến khách hàng tiềm năng của mình. Vì vậy phải có những định hướng cho hoạt động marketing của mình nhằm thu hút được nhiều khách du lịch đến Huế hơn:

+Tạo ra các điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Huế có thể lưu trú tại Ana Mandara Huế.

+ Tăng cường các lợi ích mà khách du lịch nhận được khi đến du lịch tại Huế và lưu trú tại Ana Mandara Huế.

+ Tác động vào các đối tượng có sự ảnh hưởng đối với khách du lịch trong việc đưa ra quyết định lựa chọn lưu trú tại Ana Mandara trong thời gian du lịch tại Huế.

+ Tăng cường khả năng hỗ trợ và đáp ứng các nhu cầu giải quyết công việc của một số khách đến Huế với mục đích liên quan đến công việc.

+Tăng cường hoạt động truyền thông nhằm cung cấp đầu đủ thông tin cho khách du lịch.

3.2 Giải pháp

Từ việc xác định nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách du lịch Huế lưu trú tại Ana Mandara Huế, đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự thu hút du khách du lịch tại Huế đến với Ana Mandara Huế. Các giải pháp được đưa ra theo các nhóm nhằm thúc đẩy các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của du khách nghỉ dưỡng tại khách sạn Hoa Thiên- Huế (Trang 67)