Tổng quan về tình hình khách sạn tại Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của du khách nghỉ dưỡng tại khách sạn Hoa Thiên- Huế (Trang 29)

Trong những năm gần đây, du lịch được xem là một trọng tâm và được đầu tư để trở thành ngành mũi nhọn của thành phố Thừa Thiên Huế. Và cũng có thể thấy được những nỗ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc quảng bá hình ảnh của Huế - một thành phố du lịch đến bạn bè khắp nơi trong và ngoài nước. Khi nhắc đến Huế, suy nghĩ đầu tiên của mọi người biết về Huế đó là một thành phố với nhiều di tích lịch sử, lăng tẩm, chùa chiền và cung điện – tất cả đều mang một vẻ đẹp cổ kính độc đáo. Chính vì nét đặt trưng đó nên Huế thu hút hàng triệu khách du lịch đến với Huế hàng năm. Theo ông Phan Tiến Dũng, giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thì ngành du lịch Huế đã đạt được rất nhiều thành công và góp phần tích cực vào tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Phan Tiến Dũng cũng đề cập đến những thành tựu mà Huế đã đạt được trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010:

Một trong những bước tiến của du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008-2013 là sự phát triển nhanh về cơ sở lưu trú, từ 122 cơ sở với 3.747 phòng và 7.179 giường, sau 5 năm đã tăng lên 310 cơ sở với 7.221 phòng và 13.171 giường….Doanh thu du lịch đồng thời cũng có mức tăng trưởng, từ 543 tỷ đồng năm 2005 lên 1.130 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20% - 25%/năm, đưa dịch vụ, du lịch chiếm 44% cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế. Lượng khách du lịch đến Huế đạt 1,5 - 2 triệu lượt/năm, dẫn đầu là thị trường Pháp và Tây Âu, sau đó là thị trường Việt kiều, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là các thị trường Mỹ, Bắc Mỹ, khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và một số thị trường mới.

Cùng với phát triển cơ sở vật chất, một số loại hình, sản phẩm du lịch mới được triển khai, đưa vào hoạt động, như các điểm du lịch sinh thái tâm linh phía tây nam thành phố, các loại hình du lịch cộng đồng tại A Lưới, Phước Tích, Tam Giang. Xu hướng xã hội hóa trong dịch vụ du lịch cũng góp phần làm phong phú hơn sản phẩm du lịch Huế. Công tác liên kết phát triển du lịch được hình thành và thúc đẩy, với các tuyến du lịch trên hành lang Đông - Tây và các điểm du lịch nằm trên con đường di

sản miền Trung: Phong Nha - Cố đô Huế - Hội An - Mỹ Sơn. Nhiều năm liền, Thừa Thiên Huế được bình chọn là một trong năm điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam.”

Với những lợi thế đó thì lượng khách du lịch đến Huế trong những năm gần đây không ngừng tăng lên đồng nghĩa với việc sức hút của Huế đối với khách du lịch đang gia tăng và càng ngày càng có nhiều người chú ý hơn đối với thành phố Huế.

Bảng 1: Tổng lượt khách đến Huế từ năm 2009 đến năm 2011 CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2011

± % ± %

Tổng lượt khách

quốc tế đến Huế 601.113 612.463 653.586 11.350 1,9 41.123 6,7

(Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế)

Tuy có những thành công đáng khích lệ như vậy nhưng ông Phan Tiến Dũng cũng đã đánh giá là những thành công này vẫn còn “vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa mang tính cạnh tranh cao; tài nguyên du lịch chưa được đầu tư khai thác đáng kể, đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên. Các sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, các dịch vụ phục vụ nhu cầu giải trí ban đêm còn thiếu. Nguồn nhân lực của ngành còn yếu, kinh phí dành cho đào tạo nguồn nhân lực còn ít, kinh phí cho tuyên truyền quảng bá trong và ngoài nước hạn chế. Cơ chế chính sách để thu hút đầu tư trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch chưa được quan tâm đúng mức…”

Và để có thể phát triển tốt hơn ngành du lịch tại Huế góp phần thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, mục tiêu mà tỉnh Thừa Thiên Huế đặt ra trong thời gian tới là “từ nay đến năm 2018, ngành du lịch phấn đấu đón từ 2,5 đến 3 triệu lượt khách (trong đó có 50% là khách nước ngoài), đưa dịch vụ, du lịch đạt 48-50% cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của tỉnh, khẳng định vị trí ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế.” Nhưng việc phát triển cũng được chú trọng vào xu hướng phát triển du lịch bền vững – vừa phát triển du lịch đồng thời bảo vệ những giá trị riêng và thúc đẩ xã hội phát triển.

Chương 2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN NGHĨ DƯỠNG CỦA KHÁCH DU LỊCH LƯU TRÚ TẠI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của du khách nghỉ dưỡng tại khách sạn Hoa Thiên- Huế (Trang 29)