Nâng cao chất lượng thông tin

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) (Trang 74)

- Chia theo loại hình

3.2.4 Nâng cao chất lượng thông tin

Trước khi cho doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng cấn phải thu nhập thông tin đầy đủ về doanh nghiệp phục vụ cho quá trình thẩm định đánh giá doanh nghiệp. Việc thu thập thông tin của DNNVV luôn gặp khó khăn vì quá trình hạch toán kế toán của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, mang nhiều tính thủ công, thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp đôi khi không chính xác. Để khắc phục, ngân hàng phải xây dựng một hệ thống thông tin cập nhật, chính xác, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng cho vay.

ngân hàng có thể thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như:

Thông qua trung tâm tín dụng CIC - một tổ chức trung gian đứng ra thu nhập, cung cấp và chia sẻ thông tin cho các tổ chức cho vay để lấy thông tin chính xác nhất về doanh nghiệp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, mối quan hệ tín dụng với các tổ chức khác.

Thông tin từ khách hàng của doanh nghiệp: Ngân hàng có thể căn cứ vào các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, các hợp đồng kinh tế để tìm hiểu về các đối tác trong kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở đó có thể đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua luồng thông tin từ khách hàng của doanh nghiệp, ngân hàng có thể nắm bắt được trình độ đội ngũ quản lý, năng lực tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông tin từ các cơ quan quản lý DNNVV, từ tổng cục thống kê, tổng cục thuế… Đây là các nguồn thông tin rất có ích trong việc đánh giá kế hoạch kinh doanh, tình hình biến động của thị trường, ảnh hưởng đối với hoạt động của doanh nghiệp.

3.2.5 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, ngân hàng cần đào tạo cán bộ chuyên sâu phụ trách các vấn đề liên quan tới DNNVV. Việc đào tạo nên tập trung vào tăng cường tính chủ động của cán bộ ngân hàng khi tiếp cận khách hàng và hoàn thiện kỹ năng giao dịch. Ngân hàng cũng cần xây dựng cơ chế lương, thưởng gắn với chất lượng và hiệu quả công việc, tạo động lực cho cán bộ hoàn thành tốt công việc.

Ngân hàng nên thường xuyên bồi dưỡng cán bộ để nắm bắt kịp thời với những thay đổi của luật, công nghệ… Đồng thời cần trang bị cho đội ngũ cán

bộ những hiểu biết sâu rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế để có thể mở rộng hoạt động cho vay tới mọi ngành nghề. Tổ chức nhiều chương trình đào tạo hợp tác với các ngân hàng trong nước và các tổ chức quốc tế để giúp cán bộ có thể học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) (Trang 74)