- Chia theo loại hình
3.1.1. Định hướng phát triển DNN
Việt Nam đã chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7 - 11- 2006, đánh dấu mốc quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Đây là cơ hội tốt để các DNNVV của Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường thế giới. Cùng với tiến trình hội nhập, thuế nhập khẩu và các rào cản phi thuế quan giảm. Việc giảm giá nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ chi phí đầu vào giúp các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường thế giới. Việt Nam được hưởng qui chế tối huệ quốc tại 164 nước trên thế giới nên nhiều ngành hàng, mặt hàng được miễn giảm thuế, xoá bỏ hạn ngạch. Đây là nguyên nhân cơ bản tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của các DNNVV; cạnh tranh trên thị trường tăng, tạo điều kiện thúc đẩy các DNNVV đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí để nâng cao sức cạnh
tranh…
Chính phủ trợ giúp đầu tư thông qua biện pháp về tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các DNNVV đầu tư vào một số ngành nghề bao gồm cả ngành nghề truyền thống.
Bên cạnh những cơ hội đó, các DNNVV của Việt nam cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Nguồn vốn đầu tư trong nước tại các DNNVV còn hạn chế, điều kiện nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở vật chất rất thấp, khó có khả năng hội nhập sâu rộng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
Hiện nay, lạm phát và khủng hoảng tài chính thế giới đang tạo ra những khó khăn mới, tạo áp lực rất lớn lên các DNNVV. Bởi thực tế phần lớn DNNVV đều phát triển với tốc độ nhanh, nhưng lại chưa chuẩn bị tốt về năng lực quản trị, hệ thống thông tin, hệ thống chính sách. Chính phủ thực hiện tăng vốn tín dụng cho DNNVV với lãi suất hợp lý nhằm không triệt tiêu khả năng tái đầu tư, tiếp tục thực hiện các dự án của doanh nghiệp, điều chỉnh thuế, thậm chí cho miễn, giảm, hoãn thuế với doanh nghiệp khó khăn để nuôi dưỡng nguồn thu, giúp người dân không mất việc làm. Đồng thời cải cách hành chính phải làm triệt để hơn để bớt chi phí, khó khăn cho doanh nghiệp.
Như vậy, để các DNNVV có thể đứng vững và phát triển qua giai đoạn khó khăn hiện nay cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía đăc biệt là nguồn tín dụng của NHTM. Vì vậy, các NHTM cần có những định hướng để phát triển hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay đối với các DNNVV.