Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) (Trang 70)

- Chia theo loại hình

3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Xây dựng chính sách đối với hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng. Ngân hàng cần xem xét để đưa ra tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn huy động được và nguồn tiền để cho vay nhằm hạn chế tình trạng mất cân đối giữa huy động và cho vay. Do vậy, ngân hàng cần đưa ra hệ thống chính sách tín dụng tổng thể, nhất quán và đồng bộ phù hợp với đường lối phát triển của Nhà nước và tình hình kinh tế nước ta hiện nay.

Cụ thể là với chính sách cho vay cần có lãi suất phù hợp với DNNVV: ngân hàng cần tăng vốn tín dụng cho DNNVV với lãi suất hợp lý nhằm không triệt tiêu khả năng tái đầu tư, tiếp tục thực hiện các dự án của doanh nghiệp. Ngân hàng nên mở rộng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh thông qua việc đưa

ra một mức lãi suất phù hợp hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có thể vay vốn của ngân hàng và sử dụng vốn để kinh doanh có lãi. hay đổi cơ cấu cho vay theo ngành , lĩnh vực, không nên tập trung cho vay vào một ngành hay một lĩnh vực kinh doanh nào nhằm hạn chế rủi ro. Tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNVV trong tổng dư nợ nhằm tránh việc đầu tư quá nhiều vào các doanh nghiệp có quy mô lớn, bộ máy cồng kềnh, trì trệ. Tăng cường các khoản vay trung và dài hạn đối với DNNVV để vừa đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, cân đối được nguồn tài chính phù hợp để trả nợ. Về các biện pháp bảo đảm tiền vay, cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay. Trong điều kiện hiện nay, ngân hàng nên nới lỏng việc chấp nhận cho doanh nghiệp vay vốn khi có sự bảo lãnh của một đơn vị có uy tín và có vị thế quan trọng. Tuy nhiên, ngân hàng cần chú ý tới các mối quan hệ của doanh nghiệp, các tổ chức đứng ra bảo lãnh có thực sự uy tín hay không. Xây dựng cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn cân đối với nguồn vốn huy động, cân đối với năng lực hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng.

Ngoài ra, Sacombank cần phát triển thêm dịch vụ cho thuê tài sản tài chính. Loại hình cho vay này còn khá mới mẻ trên thị trường hiện nay, tuy nhiên lại là một hình thức cho vay hiệu quả đối với DNNVV. Bởi những doanh nghiệp này không thể tập trung một khối lượng vốn lớn để đầu tư mua dây chuyền sản xuất hay máy móc thiết bị. Do vậy, ngân hàng sẽ là người đứng ra mua những tài sản này và cho doanh nghiệp thuê. Hình thức này khi phát triển sẽ đáp ứng được nhu cầu đổi mới trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất của DNNVV.

Về chính sách huy động vốn: tiến hành phân loại khách hàng ở nguồn vốn hiện có. Cần có chính sách ưu đãi cụ thể với từng khách hàng, đặc biệt là

các khách hàng VIP. Đa dạng các loại hình huy động nhất là tiết kiệm trung và dài hạn, áp dụng lãi suất linh hoạt để tăng nguồn vốn trung, dài hạn nhằm đem lại tính ổn định vững chắc.

Chính sách tín dụng của ngân hàng sau khi đã thống nhất cần phổ biến trong toàn đội ngũ cán bộ tín dụng. Việc xây dựng chiến lược, chính sách trong hoạt động tín dụng sẽ tạo điều kiện cho mọi cán bộ ngân hàng từ cấp quản lý điều hành đến cán bộ tác nghiệp nắm rõ được kế hoạch, mục tiêu, chiến lược của ngân hàng trong hoạt động cho vay.

Chính sách tín dụng cần cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng do đặc trưng của các khách hàng khác nhau:

Đối với các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống, hoạt động hiệu quả, ổn định, có chiến lược phát triển lâu dài thì ngân hàng cần có những chính sách, chế độ ưu đãi về lãi suất hay nới lỏng các điều kiện bảo đảm tiền vay.

Với những khách hàng là doanh nghiệp mới, ngân hàng cần thẩm định kỹ lưỡng khả năng của khách hàng và có những chính sách mềm dẻo, hấp dẫn để doanh nghiệp trở thành một khách hàng trung thành của ngân hàng.

Với những khách hàng gặp khó khăn tạm thời trong sản xuất, ngân hàng cần có những ưu đãi, các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho họ vượt qua khó khăn trước mắt và trả nợ.

Ngân hàng cần chấm dứt quan hệ tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính, quản trị điều hành kém, sản xuất kinh doanh không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w