THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘ
2.2.1. Tình hình chung về thực hiện cấp tín dụng
Trong khuôn khổ Hội nghị Thường niên IMF/WB năm 2010, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và công ty tài chính Proparco - Công ty trực thuộc Cơ quan Phát triển Pháp (Agence Française de Développement - AFD) đã ký kết hợp đồng tín dụng thứ hai có trị giá 20 triệu USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần vào công cuộc xây dựng kinh tế của Việt Nam. Việc này đã giúp các doanh nghiệp bớt khó khăn trong việc tiếp cận với tín dụng tại Sacombank. Bởi thực tế hiện nay cho thấy, lãi suất thỏa thuận tiền đồng còn khá cao, là rào cản lớn đối với DNNVV trong việc tiếp cận vốn ngân hàng.
Đáng lo ngại hơn là các quy định mới của chính sách tiền tệ đang tạo áp lực đối với tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Cụ thể, quy định về nguồn vốn cấp tín dụng trên tổng huy động không được quá 80%, đồng thời tín dụng kinh doanh bất động sản và chứng khoán áp dụng hệ số rủi ro lên đến 250%. Vì thế, giải pháp cần làm là đưa khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng vào nguồn vốn huy động được cấp tín dụng, thay vì loại ra. Các báo cáo quý I và II/2010 của Sacombank cho thấy mức tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu tăng nhanh với tín dụng VND còn tín dụng ngoại tệ sẽ giảm lại.
Với quy định các ngân hàng không được sử dụng quá 20% vốn trên thị trường liên ngân hàng làm vốn tín dụng hiện nay cũng góp phần cản trở đà giảm của lãi suất cho vay thỏa thuận bằng tiền đồng. Sacombank cũng bị ảnh hưởng với quy định này. Lãi suất huy động tăng dần lên cùng với nhu cầu cần
vốn của ngân hàng khoảng 11.1% / năm. Do đó, đẩy chi phí lên cao khiến lãi suất đầu ra cũng tăng lên, điều này cũng trở thành một trở ngại khi DNNVV muốn vay vốn.
Về công tác cấp tín dụng, Sacombank luôn ưu tiên quyền lợi của khách hàng nên quy trình tín dụng nhanh chóng và hiệu quả. Khách hàng đến với Sacombank luôn có sự hài lòng vì tác phong làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng và thủ tục nhanh chóng. Mỗi cán bộ tín dụng quản lý một danh mục riêng các khách hàng để đảm bảo luôn quan tâm và chăm sóc khách hàng chu đáo nhất. Đặc biệt, khi các khách hàng doanh nghiệp thực hiện có nhu cầu vay vốn, quy trình cấp tín dụng diễn ra nhanh chóng nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và đáp ứng được ngay nhu cầu sản xuất kinh doanh.