Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) (Trang 32)

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng có ảnh hưởng về mặt đường lối, xây dựng nên những nguyên tắc tín dụng của một ngân hàng và được thực hiện thống nhất trong toàn bộ ngân hàng đó. Mục tiêu chung của chính sách tín dụng là tăng lợi nhuận và giảm đến mức tối thiểu các rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, chính sách tín dụng có tầm ảnh hưởng lớn tới chất lượng

tín dụng của một ngân hàng. Do đó, bản thân mỗi ngân hàng xuất phát từ đặc điểm hoạt động, phương hướng và mục tiêu của ngân hàng mình trong tương lai để xây dựng nên một chính sách tín dụng thống nhất. Nếu công việc này được quán triệt tốt, tất nhiên chất lượng hoạt động tín dụng sẽ được nâng cao đáng kể và được thể hiện ở việc quy mô tín dụng tăng trưởng ổn định, tình trạng nợ quá hạn được cải thiện một cách đáng kể.

Khả năng huy động của ngân hàng

Nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng cho hoạt động tài trợ tín dụng chủ yếu là thông quá nguồn vốn huy động được từ tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Vì thế việc mở rộng quy mô tín dụng, cân đối cơ cấu thời hạn tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và thời hạn của nguồn huy động. Mối quan hệ giữa hai hoạt động này vô cùng khăng khít và có tác động lẫn nhau. Nguồn huy động quyết định quy mô tín dụng và ngược lại muốn tăng cường khả năng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi thì chất lượng tín dụng phải không ngừng được nâng cao.

Công tác tổ chức của ngân hàng

Việc tổ chức và sắp xếp bộ máy của ngân hàng càng khoa học thì việc giải quyết những vấn đề phát sinh càng nhanh chóng và dễ dàng. Sự chồng chéo về trách nhiệm và quyền hạn chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới chất lượng hoạt động tín dụng.

Chất lượng của bộ máy nhân sự

Con người là yếu tố vô cùng quan trọng không thể bỏ qua khi nhắc đến vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng. Các cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng cũng chính là những người đưa ra quyết định về khoản vay. Vì thế trình độ cũng như kinh nghiệm của cán bộ tín dụng sẽ có vai trò quyết định đối với chất lượng hoạt động tín dụng. Hoạt động trong lĩnh vực tín dụng không những đòi hỏi các cán bộ phải có kinh nghiệm, trình độ

trong quá trình phân tích, thẩm định đánh giá về khả năng cũng như khả năng thu hồi các khoản nợ. Nhưng bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải có năng lực phẩm chất và đạo đức tốt thì mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Không những vậy, tình hình kinh tế tài chính cũng như tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đã và đang đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có sự đa dạng về trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Chính vì vây, các cán bộ tín dụng phải nhanh nhạy, chủ động nắm bắt những tri thức mới thì mới có thể đáp ứng những yêu cầu trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

Quy trình phân tích tín dụng

Để tạo điều kiện và đảm bảo chất lượng tín dụng, ngân hàng phải xây dựng cho mình một quy trình tín dụng thống nhất và việc các nhân viên phải chấp hành chặt chẽ từng khâu. Đồng thời cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong quy trình tín dụng giữa các bộ phận trong ngân hàng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Có thể hiểu quy trình tín dụng là sự chuẩn hoá những nội dung công việc mà các phòng ban liên quan, cụ thể là cán bộ tín dụng sẽ phải thực hiện ngay từ khi tiếp xúc với khách hàng, phân tích khoản vay, theo dõi khoản vay vừa đảm bảo có chất lượng mà thủ tục lại nhanh chóng. Thêm nữa, cán bộ tín dụng có trách nhiệm loại bỏ bớt những nguy cơ về nợ xấu cho ngân hàng nhưng đồng thời vẫn đảm bảo giảm bớt các khoản chi phí cho ngân hàng, điều này đặc biệt quan trọng khi các ngân hàng đang ở trong một tình hình cạnh tranh vô cùng gay gắt.

Khả năng thu thập và phân tích các thông tin tín dụng

Hoạt động tín dụng chủ yếu dựa vào những thông tin sẵn có để đưa ra những nhận định, dự báo cho tương lai vì thế việc thu thập được những thông tin có chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng có những đánh giá chính xác hơn về tình hình của khách hàng. Trong bất cứ hồ sơ tín dụng nào của khách hàng cũng cần phải có những thông tin về tình hình tài chính. Tuy nhiên, trong nhiều

trường hợp, do muốn được giải ngân món vay của mình mà khách hàng có thể đưa ra những thông tin không chính xác về tình hình tài chính cũng như khả năng hoàn trả của mình. Do đó, việc nhận định thực tế khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thu thập thông tin về khách hàng. Những nguồn thông tin mà cácn bộ tín dụng có thể sử dụng bao gồm:

- Nguồn thông tin sẵn có: thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin có sẵn của ngân hàng về khách hàng nếu khách hàng đã có mối quan hệ thân thiết và làm việc khá lâu cùng ngân hàng hoặc những thông tin giữa các tổ chức tín dụng.

- Nguồn thông tin do khách hàng cung cấp: thông qua các báo cáo tài chính. Đây là nguồn thông tin mà các cán bộ cần phải thu thập khi theo dõi mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Các nguồn khác: những thông tin thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, thông tấn xã, truyền hình…

Với càng nhiều nguồn thông tin về khách hàng thì cán bộ tín dụng lại có càng nhiều cơ sở để đánh giá chính xác hơn về tình hình của đối tác. Nhưng bên cạnh việc thu thập các thông tin cần thiết, cán bộ tín dụng cũng cần có khả năng phân tích tất cả những thông tin mà mình thu thập được. Trong nhiều trường hợp, đôi khi quá nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau có thể gây nhiều trong quá trình thẩm định món vay của khách hàng. Vì thế quá trình phân tích đòi hỏi không chỉ trình độ chuyên môn mà còn cả kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng.

Vấn đế kiểm tra và kiểm soát nội bộ

Hoạt động ngân hàng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì thế việc thường xuyên kiểm tra không những sẽ giúp cho ngân hàng phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình tác nghiệp mà còn giúp ngăn chặn những tổn thất có thể xảy ra. Mỗi ngân hàng có khá nhiều các văn bản pháp luật của cơ quan cấp trên cũng như của những quy định về hoạt động của bản thân mỗi ngân hàng.

Việc chấp hành những quy định đó sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của mỗi ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống. Vì thế, việc thường xuyên tiến hành kiểm tra giám sát quá trình chấp hành những quy định đó là hết sức cần thiết đối với ngân hàng. Việc kiểm soát có thể tiến hành thường xuyên thông qua việc quản lý chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay. Hoặc cũng có thể là kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của cơ quan chủ quản cấp trên khi có vấn đề phát sinh như vi phạm chính sách, các thủ tục.

Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng

Với sự phát triển của công nghệ ngân hàng và những tình hình mới, hiệu quả của công tác tín dụng ngân hàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào các trang thiết bị mà mỗi ngân hàng tự trang bị cho mình. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, trang thiết bị chỉ có thể được khai thác một cách tối ưu nếu như những người sử dụng chúng khai thác được những tính năng hiện đại của chúng. Hệ thống mạng nội bộ trong ngân hàng giúp cho bộ máy quản trị của ngân hàng có thể kiểm soát đến từng hoạt động của phòng giao dịch. Vì thế, khi có sự cố xảy ra thì việc khắc phục sẽ ngay lập tức được tiến hành triển khai nhằm giải quyết tập trung và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) (Trang 32)