Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) (Trang 28)

Chất lượng tín dụng được đánh giá theo cả chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Do hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng nên các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng phải thể hiện được lợi nhuận cũng như tính an toàn của hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Dư nợ bình quân

Đây là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số vốn của ngân hàng đang đầu tư trên thị trường. Nó phản ánh sự mở rộng về quy mô của hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này phải được theo dõi cẩn thận để đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích và việc hoàn trả của khách hàng diễn ra theo đúng dự kiến. Mọi thay đổi bất thường của chỉ tiêu này phải được điều tra nguyên nhân cặn kẽ. Thông thường khi xem xét chỉ tiêu này ngân hàng thường so sánh dư nợ một số năm.

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

Dư nợ năm sau Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng = ---

Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của một ngân hàng.

- Nếu tỷ lệ này > 1: dư nợ tín dụng của ngân hàng có sự tăng trưởng. Điều này có nghĩa quy mô tín dụng của ngân hàng được mở rộng. Chỉ tiêu này càng lớn thì quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng

- Nếu tỷ lệ này < 1: quy mô tín dụng của năm sau thu hẹp so với năm trước. Thông thường điều này chứng tỏ ngân hàng đã có sự lựa chọn và sàng lọc khách hàng hoặc vì một lý do nào đó mà quy mô tín dụng đang bị thu hẹp lại.

- Nếu tỷ lệ này = 1: quy mô tín dụng là không đổi so với năm trước đó. Chỉ tiêu khá dễ tính toán và thường được xem xét để tính toàn sự mở rộng hay thu hẹp của hoạt động tín dụng qua các năm.

Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo

Dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo = ---

Đây là tỷ lệ phản ánh mức độ an toàn của khoản vay trong hoạt động tín dụng. Hiện nay TSĐB là một trong những yếu tố được ngân hàng xem xét và đánh giá kỹ lưỡng khi cấp một khoản tín dụng nào đó. TSĐB là nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khoản nợ có những chuyển biến xấu. Khi có tổn thất xảy ra với các khoản vay thì ngân hàng sẽ phải tiến hành thanh lý TSĐB để bù đắp thiệt hại. Vì thế các ngân hàng thường cố gắng tăng tỷ lệ này qua các năm. Các ngân hàng hiện nay hầu như đều mở rộng và chú trọng vào những khoản vay có TSĐB và giảm dần những khoản vay không có TSĐB.

1.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với các ngân hàng và đâu là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động của các NHTM. Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Dư nợ tín dụng quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = ---

Tổng dư nợ tín dụng

Thông thường các ngân hàng luôn cố gắng đảm bảo tỷ lệ này ở một mức nhất định vì đây là tỷ lệ phản ánh sự an toàn trong hoạt động của các ngân hàng.

Nếu như một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn quá cao thì thu nhập ròng của ngân hàng chắc chắn sẽ bị sụt giảm dẫn đến việc mở rộng hoạt động tín dụng sẽ bị hạn chế. Khi xem xét đến chất lượng tín dụng, ngoài việc tăng trưởng về quy mô thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng là một chỉ tiêu cần tính đến vì mở rộng phải đi đôi với hiệu quả mới đạt được sự tăng trưởng bền vững. Nói chung, khi tỷ lệ nợ quá hạn tăng quá nhanh qua các năm thì đây là một tín hiệu xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và dẫn đến nguy cơ tổn thất trong hoạt động của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu

Tổng dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = --- Tổng dư nợ tín dụng

Tỷ lệ này phản ánh khả năng thu nợ trong số nợ quá hạn là bao nhiêu vì những khoản nợ xấu có khả năng không thu được nợ lớn. Tỷ lệ này càng lớn thì mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng càng thấp và thể hiện sự không lành mạnh trong hoạt động của NHTM.

1.3.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập về hoạt động tín dụng

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng = ---

Tổng thu nhập

Tỷ lệ này cho chúng ta biết mức đóng góp của hoạt động tín dụng vào thu nhập chung của ngân hàng. Hoạt động tín dụng thường đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng vì thế tỷ lệ này thường chiếm ưu thế. Thông thường, khi quy mô tín dụng tăng trưởng thì tỷ lệ này cũng tăng theo nếu như tỷ lệ nợ quá hạn không có biến động đột biễn. Tuy nhiên khi đánh giá chất lượng tín dụng qua tiêu chí này thì cũng phải xem xét tới những chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra. Nếu thu nhập ròng càng lớn thì khi đó mới có thể khẳng định hiệu quả của hoạt động tín dụng.

Mức độ sinh lời của hoạt động tín dụng

Thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng Tỷ lệ sinh lời của hoạt động tín dụng = ---

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1% tăng lên của dư nợ tín dụng bình quân thì đem lại cho ngân hàng thu nhập là bao nhiêu %.

Ngoài một số chỉ tiêu đã trình bày trên đây, để đảm bảo cho độ an toàn của hoạt động tín dụng thì còn phải xem xét các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi…

1.3.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ mất vốn

Mất vốn là một vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng muốn tránh trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do những nguyên nhân bất khả kháng dẫn đến việc ngân hàng không thể thu hổi được những khoản nợ từ khách hàng. Tỷ lệ mất vốn được tính dựa trên tỷ lệ giữa số vốn mất đi do xoá nợ với dư nợ bình quân trong kỳ.

Bên cạnh những chỉ tiêu định lượng thì chất lượng tín dụng còn có thể được phản ánh bằng những chỉ tiêu định tính. Đó là sự hài lòng của khách hàng khi được thoả mãn nhu cầu về tín dụng và sự đóng góp của hoạt động tín dụng vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Vì vậy, khi đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, không chỉ dừng lại ở việc xem xét các chỉ tiêu định lượng mà còn phải xem xét các yếu tố khác nữa.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w