Sự kết hợp giữa đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và các lực lượng

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.3Sự kết hợp giữa đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và các lực lượng

giáo dục khác

1.5.3.1. Kết hợp với giáo viên bộ môn.

Hiệu quả giáo dục của một lớp học phụ thuộc một phần quan trọng vào hoạt động và phẩm chất của giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn khác. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp phải là hạt nhân của sự kết hợp với các giáo viên bộ môn khác cùng thực hiện tác động sư phạm đồng bộ tới tập thể học sinh. Giáo viên chủ nhiệm thông qua giáo viên bộ môn để nắm vững hơn thông tin về tập thể lớp mình chủ nhiệm, kết hợp với giáo viên bộ môn để theo dõi và giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng giúp giáo viên bộ môn có thêm thông tin về những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong học tập và rèn luyện..cùng thống nhất với nhau phương pháp bồi dưỡng giúp đỡ học sinh để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.. Trên cơ sở sự kết hợp cùng thực hiện công tác của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, Hiệu trưởng cần có kế hoạch và biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác phối kết hợp của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.

1.5.3.2. Kết hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thực tế cho thấy giáo viên chủ nhiệm lớp nào quan tâm đến công tác của chi đoàn và thường xuyên kết hợp vớitổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp thì hiệu quả giáo dục được nhân lên gấp bội và ngược lại, nếu giáo viên chủ nhiệm nào thiếu quan tâm đến công tác của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa chi đoàn với giáo viên..ảnh hưởng lớn đến kết quả giáo dục.

1.5.3.3. Phối hợp với cha mẹ học sinh

Gia đình là môi trường giáo dục – lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng một cách sâu sắc đến học sinh. GVCNL phải là người thay mặt nhà

trường thực hiện mối liên kết giữa nhà trường và gia đình. GVCN phải giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp trong năm học. GVCN thống nhất với gia đình về yêu cầu , nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục.

1.5.4 . Điều kiện tự nhiên xã hội, địa bàn, dân cư, yêu cầu về chất lượng giáo dục toàn diện trong thời đại hiện nay

Trong điều kiện hiện đại, xã hội ngày càng phức tạp, quan hệ xã hội càng phong phú, học sinh tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau, rất dễ bị lôi kéo, kích động, dễ bị nhiễm tư tưởng bàng quan, thói quen hưởng thụ, lười lao động; nhiều tệ nạn xã hội tác động, xâm nhập vào nhà trường như : văn hoá phẩm đồi truỵ, ma tuý, cờ bạc, chia bè phái gây gổ đánh nhau, nghiện trò chơi điện tử…Vì thế không ít học sinh ngoan đã trở thành học sinh cá biệt. Điều này lại càng làm cho công việc chủ nhiệm lớp của GVCN đã vốn đã nhiều việc nay lại càng phức tạp hơn.

Cũng trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường thì không ít các bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến việc làm kinh tế, họ gần như phó mặc cho nhà trường việc giáo dục con cái, vì thế người GVCNL đôi khi còn phải làm cả những công việc thay cho cha mẹ học sinh như tư vấn nghề nghiệp, tư vấn về quan hệ gia đình, lứa đôi…

Các yếu tố như địa bàn, dân cư cũng ảnh hưởng không ít đến công tác chủ nhiệm..với những trường THPT có học sinh ở xa đến học thì việc liên lạc giữa GVCN và gia đình thường khó khăn và ít thường xuyên. Đặc biệt, với các trường THPT đóng trên địa bàn vùng cao miền núi..Trình độ dân trí còn thấp, thì công tác giáo dục toàn diện học sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều hủ tục văn hóa lạc hậu, GVCNL càng thiếu sự phối kết hợp giáo dục của gia đình.

Tiểu kết chƣơng 1

Không thể phủ nhận vai trò của GVCN ở trường THPT nếu như xác định đúng vị trí, nhiệm vụ của người GVCN. Trong xã hội phát triển khá phức tạp hiện nay, với yêu cầu giáo dục ngày càng cao, sản phẩm giáo dục

ngày càng cần hoàn thiện thì công tác GVCN ngày càng được coi trọng và cần phải được quan tâm đúng mức.

Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCN là yêu cầu thiết thực, cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Để thực hiện nhiệm vụ này, vai trò quản lí , tổ chức, chỉ đạo của người hiệu trưởng vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng trường THPT cần nắm vững các nhiệm vụ, mục tiêu, chức năng quản lí của nhà trường đồng thời nắm vững chức năng quản lí chuyên môn để từ đó vận dụng một cách linh hoạt, hợp lí, sáng tạo vào công việc quản lí của mình nhằm tổ chức các hoạt động của nhà trường một cách khoa học, huy động được đội ngũ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, đem hết năng lực phục vụ công tác giáo dục góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu giáo dục đã đề ra của nhà trường, của Ngành Giáo Dục.

Đây là những vấn đề người nghiên cứu cần nắm vững để tìm hiểu thực trạng tình hình quản lí công tác giáo viên chủ nhiệm ở một số trường phổ thông để từ đó có cơ sở đề xuất một số biện pháp cần thiết quản lí công tác GVCN ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Vài nét về lịch sử giáo dục lạng sơn và nhà trƣờng

2.1.1. Khái quát về tỉnh Lạng Sơn và Giáo dục - Đào tạo tỉnh Lạng Sơn

2.1.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn

Vị trí địa lý

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, có 10 huyện và 01 thành phố. Về điều kiện tự nhiên: Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn có vị trí địa lý tương đối thuận lợi: Có 1 số trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt) quan trọng của quốc gia chạy qua. Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa phong phú, Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Dân số và lao động

Dân số tỉnh Lạng Sơn có khoảng 732.515 người (điều tra dân số 01/04/2009), với nhiều dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%,. Số người trong độ tuổi lao động là 492.151 người (nữ 250.150 người)…Nhìn chung các cộng đồng dân cư sống đoàn kết, có các giá trị văn hóa của dân tộc; có truyền thống yêu nước, cách mạng.

Dân cư trên địa bàn tỉnh phân bố không đồng đều; dân số khu vực thành thị chiếm 19,73%, nông thôn chiếm 80,27%.

Lao động trong các lĩnh vực kinh tế của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu tập trung vào các hoạt động: Dịch vụ, thương mại; Nông lâm nghiệp và công nghiệp - xây dựng. Hằng năm có khoảng trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 32%; trung bình hằng năm có khoảng 1 đến 1,2 vạn lao động được giải quyết việc làm.

Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

Về Công nghiệp - Xây dựng

Lạng Sơn đang hình thành những khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung tại thành phố Lạng Sơn, huyện Chi Lăng...có thể phát triển một số lĩnh vực như: Chế biến nông sản - lâm sản - thực phẩm; cơ khí; hóa chất; sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản; phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống.

Về Nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp hàng hóa, hình thành những vùng chuyên canh tập trung như: Vùng cây ăn quả ở các huyện Chi Lăng, Bắc Sơn, Lộc Bình…; vùng cây nguyên liệu thuốc lá ở các huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng. Vùng lúa tập trung ở các huyện Tràng Định, Hữu Lũng, Lộc Bình, Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Văn Lãng.

Về Thương mại, dịch vụ

Hình thành những khu thương mại tập trung tại thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng, Tân Thanh - Văn Lãng. Các địa chỉ du lịch nổi tiếng như: Mẫu Sơn, Tam Thanh, Nhị Thanh, Tô Thị, khu di tích lịch sử Chi Lăng, Bắc Sơn, thành nhà Mạc.

Tóm lại: Với đặc điểm địa hình và vị trí địa lý tương đối thuận lợi; tiềm

năng lao động của tỉnh khá dồi dào; lực lượng lao động có cơ cấu độ tuổi trẻ; tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp (32%), thiếu lao động có tay nghề, giáo dục và đào tạo Lạng Sơn đứng trước những thời cơ và thách thức lớn, phải đi trước một bước nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động cũng như đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người. Vì vậy cần thiết quy hoạch phát triển giáo dục của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 một cách đồng bộ, đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh và bền vững của tỉnh.

2.1.1.2. Về Giáo dục và Đào tạo của tỉnh lạng sơn a) Tình hình chung

* Về mạng lưới trường lớp

Năm học 2010 - 2011, tỉnh Lạng Sơn có 650 trường (tăng 252 trường so với năm 2001) và 9 cơ sở mầm non tư thục. Trong đó: 139 trường mầm non ; 246 trường tiểu học ; 24 trường trung học cơ sở ; 25 trường trung học phổ thông ; 11 Trung tâm giáo dục thường xuyên ; 01 Trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; 01 trường Cao đẳng sư phạm và 01 trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh.

Nhìn chung các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu người học.

* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Năm học 2010 - 2011, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn có 17291 cán bộ, giáo viên, nhân viên các cấp học. Theo quy định hiện hành của Luật giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh hầu hết đạt chuẩn trình độ đào tạo; số giáo viên trên chuẩn có trình độ cao. Tuy nhiên chất lượng đội ngũ chưa tương xứng với trình độ đào tạo.

b) Giáo dục trung học phổ thông * Quy mô trường, lớp, học sinh

Năm học 2010 - 2011 toàn tỉnh có 25 trường (02 ngoài công lập) với 648 lớp, 26558 học sinh; tỷ lệ 39,31 học sinh/lớp, hệ ngoài công lập có 17 lớp với 693 (2,73%) học sinh; có 36 lớp với 1224 học sinh học 2 buổi/ngày (chủ yếu là trường chuyên Chu Văn An và trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh).

* Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Năm học 2010 - 2011 có 80 cán bộ quản lý (tăng 52 so với năm 2001); 100% đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 13 thạc sỹ (16,45%); 92% được bồi dưỡng về kiến thức quản lý trường học, trong đó có 46,25% được bồi dưỡng tập trung theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 15% có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 1470 giáo viên (tăng 975 so với năm 2001); 99,86% đạt chuẩn trình độ đào tạo,

trong đó 1,7% trên chuẩn. Số giáo viên cấp trung học phổ thông cơ bản đã đủ số lượng (tỷ lệ giáo viên/lớp là 2,17), số giáo viên thiếu chủ yếu là bộ môn Vật Lý, Hóa học.

Chất lượng đội ngũ giáo viên tiếp tục được nâng cao và bổ sung, nhiều giáo viên được cử đi ôn và dự thi đào tạo thạc sĩ.

* Chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục cấp trung học phổ thông đã có nhiều chuyển biến tích cực; huy động 80% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT; 87,5% học sinh lên lớp thẳng; trên 90% học sinh tốt nghiệp THPT, trong đó có trên 6% loại khá, giỏi. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT Lạng Sơn thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng (năm 2010 có trên 25% học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào Đại học, Cao đẳng).

Tuy nhiên chất lượng giáo dục chung của tỉnh còn nhiều hạn chế, yếu kém, tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn chưa cao và còn nhiều học sinh yếu, thậm chí còn có học sinh học lực kém; năm học 2009 - 2010 chỉ có 25,84% học sinh có học lực khá, giỏi, trong đó học lực giỏi chỉ có 1,38%.

Bảng 2.1. Kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học lực cuối năm học 2009 - 2010 cấp THPT của tỉnh Lạng Sơn so với 15 tỉnh miền núi phía bắc

và so với cả nước Xếp loại hạnh kiểm và học lực Toàn quốc (%) Khu vực miền núi phía

bắc (%) Lạng Sơn (%) Hạnh kiểm Tốt 64,16 56,95 65,04 Khá 27,74 32,40 27,48 Trung Bình 7,10 9,30 6,62 Yếu 1,05 1,36 0,86 Học lực chung Giỏi 5,14 2,65 1,38 Khá 32,04 27,13 24,46 Trung Bình 47,94 53,79 61,46 Yếu 14,00 16,00 12,60 Kém 0,08 0,40 0,10

Biểu đồ 2.1: Minh họa so sánh kết quả xếp loại về mặt hạnh kiểm của Tỉnh Lạng Sơn so với kết quả chung của các tỉnh Miền Bắc và Toàn Quốc năm 2010

Biểu đồ 2.2 : Minh họa so sánh kết quả xếp loại về mặt học lực của Tỉnh Lạng Sơn so với kết quả chung của các tỉnh Miền Bắc và Toàn Quốc năm 2010

Bảng 2.2. Kết quả thi tốt nghiệp của tỉnh so với khu vực và toàn quốc từ năm học 2007 – 2008 đến năm học 2009 - 2010

Năm tốt nghiệp

Kết quả xếp loại của tỉnh Xếp loại khu vực Xếp loại toàn quốc Xếp loại TN TN khá, giỏi Tỷ lệ % chung Tỷ lệ % khá, giỏi Tỷ lệ % chung Tỷ lệ % khá, giỏi Tỷ lệ % Xếp thứ Tỷ lệ % Xếp thứ 2007 lần 1 54,2 47 3,1 47 23,8 4,4 66,7 10,6 2008 lần 1 76,5 27 4,6 48 54,5 5,1 76 11,1 2009 85,2 23 6,00 39 79,7 8,2 83,8 11,2 2010 93,88 31 5,72 40 93,81 9,57 92,57 10,02

(Nguồn: Sở GD & ĐT Lạng Sơn)

Biểu đồ 2.3 : Minh họa so sánh kết quả tốt nghiệp THPT của Tỉnh Lạng Sơn so với kết quả chung của các tỉnh Miền Bắc và Toàn Quốc 2007-2010

Kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của tỉnh Lạng Sơn trong những năm gần đây luôn ổn định, ngày càng có chất lượng hơn. Tuy nhiên tỷ

lệ học sinh tốt nghiệp loại khá giỏi còn thấp, cụ thể kết quả thi tốt nghiệp từ năm 2007 đến nay so với các tỉnh trong khu vực và so với cả nước.

2.1.2. Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế- xã hội và giáo dục của huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội

Đình Lập là huyện miền núi biên giới của Tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 1.186,67 km2, có 12 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn và 10 xã; dân số hơn 26.000 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 87,7%, bao gồm 9 dân tộc cùng sinh sống. Nhìn chung, đời sống của các dân tộc huyện Đình Lập còn nghèo, đất canh tác ít, sản xuất còn manh mún, chủ yếu là tự cung tự cấp. Trình độ dân cư không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 29,30% (năm 2009). Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của các cấp, chính quyền từ huyện đến cơ sở, cùng với sự phấn đấu nỗ lực, sự lao động cần cù sáng tạo, truyền thống đoàn kết yêu nước của nhân dân, sự quan tâm giúp đỡ về chính sách của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế huyện những năm gần đây tiếp tục được ổn định. Cơ cấu kinh tế nông- lâm nghiệp đã có những biến chuyển quan trọng, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 34)