8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
lớp của Hiệu trƣởng ở trƣờng THPT Đình Lập
Chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp của hiệu trưởng quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Đình Lập trên cơ sở của các chức năng quản lý, đó là : Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Giữa các biện pháp đã nêu có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Trong đó:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác của GVCN cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là biện pháp đóng vai trò tiền đề.
Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp để quản lý đội ngũ GVCNL là điều kiện bảo đảm chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.
Biện pháp 3: Thông qua kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là biện pháp đóng vai trò cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp tiếp theo.
Biện pháp 4: Đổi mới chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp được xem là biện pháp đột phá trong quản lý đội ngũ GVCN để nâng cao chất lượng GD của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GVCN là biện pháp đóng vai trò thúc đẩy đội ngũ GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đồng thời là cơ sở cho việc điều chỉnh hoạt động quản lý cho phù hợp.
Biện pháp 6: Xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa đội ngũ GVCN với các lực lượng giáo dục khác là biện pháp hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi một cách tốt nhất cho hoạt động giáp dục trong Nhà trường;
Trong thực tiễn ở tại từng thời điểm nhất định, tuỳ theo điều kiện cụ thể có những cặp biện pháp thể hiện tính độc lập tương đối. Nhưng tựu chung lại đều hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng. Vì vậy, Các biện pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ chặt chẽ tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Thực hiện tốt biện pháp này cũng sẽ giúp cho người quản lý thực hiện tốt các biện pháp kia và ngược lại.
3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Cách khảo sát: Tác giả tiến hành hỏi ý kiến của 101 người gồm: Hiệu trưởng, các Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Đoàn TNCSHCM, Chủ tịch công đoàn, các giáo viên đã làm và đang làm công tác chủ nhiệm lớp và một số CBQL, giáo viên của 02 trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có điều kiện và chất lượng giáo dục tương tự như của trường THPT Đình Lập. Sau khi thu hồi các phiếu trưng cầu ý kiến, tác giả thu được kết quả sau :
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
TT Các Biện pháp quản lý Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 46 45,5% 55 54,5% 0 0 38 37,6% 61 60,4% 2 2% 2 Biện pháp 2 60 59,4% 41 40,6% 0 0 46 45,5% 54 53,5% 1 1% 3 Biện pháp 3 59 58,4% 42 41,6% 0 0 46 45,6% 53 52,4% 2 2% 4 Biện pháp 4 63 62,4% 38 37,6% 0 0 51 50,5% 48 47,5% 2 2% 5 Biện pháp 5 59 58,4% 42 41,6% 0 0 51 50,5% 47 46,5% 3 3% 6 Biện pháp 6 45 44,3% 57 55,7% 0 0 38 37,6% 61 60,4% 2 2% Tổng hợp 53,9% 46,1% 0 44,9% 53,2% 2%
Từ bảng thống kê trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Về mức độ cần thiết: Các biện pháp đề ra trong phiếu xin ý kiến đều được đánh giá là cần thiết cho việc quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của Hiệu trưởng, mức độ “Rất cần thiết” chiếm tỉ lệ cao. Trong đó, biện pháp thứ 4 được đánh giá cao nhất có 62,4% ý kiến đánh giá là rất cần thiết, có 37,6% đánh giá là cần thiết và không có ý kiến nào phân vân hoặc chưa cần thiết - Về tính khả thi: 6 biện pháp cụ thể đều được đa số các nhà quản lý, cán bộ giáo viên trong nhà trường nhất trí tán thành. Điều này cho thấy: những biện pháp trên đều được xác định là thiết thực, quan trọng trong công tác quản lý đội cgux giáo viên chủ nhiệm lớp của nhà trường. Tác giả hy vọng rằng các biện pháp đã được đề xuất trong luận văn sẽ được áp dụng trong nhà trường để góp phần tích cực vào việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Đình Lập trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Từ các nội dung đề cập ở các chương trên, luận văn rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:
1. Kết luận
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, là vấn đề có tính cấp thiết đối với các nhà trường nói chung và đối với trường THPT Đình Lập nói riêng. Chúng tôi xác định rằng đổi mới công tác quản lý đội ngũ GVCN là một yêu cầu thiết thực, có ý nghĩa chủ đạo để nâng cao chất lượng diện, do vậy đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, đề ra những biện pháp quản lý đội ngũ GVCN phù hợp với thực tiễn, khả thi và cần thiết đối với trường THPT Đình Lập trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Quản lý đội ngũ trong đó tập trung nghiên cứu các nội dung của quản lý đội ngũ GVCN trong nhà trường.
Luận văn đã mô tả và đánh giá khá đầy đủ về thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý đội ngũ GVCN của trường THPT Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Để đánh giá một cách khách quan, tác giả đã tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu đánh giá về thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý đội ngũ GVCN từ phía CBQL, GV, HS của trường để đưa ra những nhận định, đánh giá đúng thực tiễn. Qua đó thấy rằng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý đội ngũ GVCN của Nhà trường đã có những tiến bộ và có hiệu quả, song vẫn còn những nội dung hạn chế như: Chưa có quy trình đồng bộ chung cho việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, một số giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác GVCN, nên trong công tác thực tế nhiều thầy, cô còn lúng túng, gặp khó khăn. Việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng cũng chưa có một quy trình thực sự, công tác phân công giáo viên chủ nhiệm vẫn còn chưa hợp lý, công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp còn chưa thực sự được chủ động. Việc xây dựng kế hoạch hoạt
động của giáo viên chủ nhiệm trong năm học chưa có tính khả thi lớn.Tổ chủ nhiệm chưa có đầy đủ các quy chế, quy định để hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Việc tổ chức bồi dưỡng các kỹ năng cho giáo viên chủ nhiệm theo chuyên đề chưa được duy trì liên tục trong năm.Việc động viên khen thưởng cho GVCN còn ít hoặc chưa kịp thời..
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu về quản lý đội ngũ GVCN của trường THPT Đình Lập tỉnh Lạng Sơn, luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ GVCNL để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn hiện nay gồm 6 biện pháp sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác GVCN cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Biện pháp 3: Thông qua kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Biện pháp 4: Đổi mới chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp .
Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Biện pháp 6: Xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa đội ngũ GVCN với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Giữa các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo nên một hệ thống các biện pháp quản lý tác động tới quá trình quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng.
2. Khuyến nghị
Từ thực trạng công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý công tác GVCN nói riêng chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau đây:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Ra văn bản hướng dẫn về công tác GVCN ở trường phổ thông. - Có ý kiến về tổ chức hội thi GVCN giỏi ở từng tỉnh, thành phố.
- Hàng năm tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm, báo cáo điển hình về công tác GVCN.
2.2. Đối với các trường Đại học Sư phạm
- Đổi mới về nội dung, chương trình giảng dạy về công tác GVCN ở trường phổ thông và có kế hoạch cho giáo sinh tham gia thực tập công tác GVCN ở trường THPT ngay từ năm thứ 2 của quá trình đào tạo.
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn
- Ra văn bản hướng dẫn chi tiết về công tác GVCN và quản lý công tác chủ nhiệm.
- Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác GVCN cho giáo viên.
- Phát động và chỉ đạo phong trào thi đua phấn đấu trở thành GVCN giỏi ở các trường THPT. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác này.
- Hàng năm tổ chức hội thi GVCN giỏi cấp tỉnh.
2.4. Đối với trường trung học phổ thông Đình Lập
- Có kế hoạch chi tiết công tác GVCN và việc quản lý công tác GVCN. Đổi mới công tác GVCN.
- Phát động phong trào thi đua phấn đấu trở thành GVCN giỏi, tổ chức hội thi GVCN giỏi cấp cơ sở.
- Tạo điều kiện về quỹ thời gian, kinh phí cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo, Vấn đề “ Quản lý” và “ Quản lý nhà trường”. Tài liệu giảng QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009.
2. Đặng Quốc Bảo, Quản lý những vấn đề về Giáo Dục và một số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009
3. Đặng Quốc Bảo, Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009
4. Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm về quản lý giáo dục.Trường Quản lý Giáo dục & Đào tạo Trung Ương 1, 1997
5. Đặng Quốc Bảo, Quan điểm về phát triển giáo dục-quản lý nhà trường và tổ chức quá trình dạy học: từ một số góc nhìn của thời đại và đất nước. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009.
6. Đặng Quốc Bảo- Nguyễn Đức Hƣng, Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp. Nxb chính trị Quốc gia, Hà nội, 2004.
7. Bộ Giáo dục và đào tạo, Hỏi đáp về phân ban trung học phổ thông. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006.
8. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn” Thử nghiệm sáng kiến về quản lý trường trung học phổ thông trong những điều kiện khó khăn”, Hà Nội, 2007
9. Bộ Giáo dục và đào tạo, Điều lệ trường Trung học phổ thông. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
10. Bộ Giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009- 2010. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009.
11. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục”.
12. Nguyễn Đức Chính, Đánh giá chất lượng trong giáo dục. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009.
13. Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lượng trong giáo dục. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009.
14. Nguyễn Đức Chính, Đo lường-đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đại học QGHN, khoa sư phạm, Hà Nội, 2004.
15. Nguyễn Đức Chính, Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học.Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009.
16. Nguyễn Đức Chính, Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2008. 17. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 18. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009.
19. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
20. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
21. Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.
22. Trần Khánh Đức, Sự phát triển các quan điểm giáo dục (từ truyền thống đến hiện đại). Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009
23. Đặng Xuân Hải, Quản lý sự thay đổi. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009.
24. Nguyễn Trọng Hậu, Đại cương khoa học quản lý giáo dục. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009 25. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, Lý luận dạy học hiện đại. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009.
26. Huyện uỷ Đình Lập, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đình Lập lần thứ XII nhiệm kỳ 2010-2015.
27. K.Marx và F.Engels, Các Mác-Ăng ghen toàn tập- tập 25. Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993.
28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí. Lý luận đại cương về quản lý.
Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục. Học viện QLGD, Hà Nội, 2003.
29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Thị Bạch Mai , Quản lý nguồn nhân lực. Tài liệu giảng dạy cho học viên cao học QLGD, ĐHQG Hà Nội, 2009.
30. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Tâm lý học quản lý. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2010.
31. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Giáo trình giáo dục học. Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2007.
32. Hà Nhật Thăng (2006).Công tác người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục hà Nội.
33. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Nxb Pháp lý Hà Nội, 1992.
34. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật GD năm 2005. Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
35. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết Quốc hội khoá X- kỳ họp thứ 8, Hà Nội, 2000.
36. Sở Giáo dục và đào tạo Lạng Sơn, Báo các tổng kết từ năm học 2006- 2007 đến năm học 2009-2010.
37. Hà Nhật Thăng, Hệ thống năng lực chung của học sinh phổ thông. Tài liệu giảng dạy Cao học. Trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2008. 38. Trƣờng THPT Na Dƣơng, Báo cáo tổng kết năm học 2007 - 2008, 2008 - 2009, 2009 - 2010 và Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011, Lạng Sơn.
39. Trƣờng THPT Đình Lập, Báo cáo tổng kết năm học 2007 - 2008, 2008 - 2009, 2009 - 2010 và Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011, Lạng Sơn.
40. Trƣờng THPT Lộc Bình, Báo cáo tổng kết năm học 2007 - 2008, 2008 - 2009, 2009 - 2010 và Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011, Lạng Sơn.
41. Viện ngôn ngữ, Từ điển tiếng Việt. Nxb từ điển Bách Khoa, Hà Nội,