Xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm

với các lực lượng giáo dục khác

3.2.6.1. Mục đích biện pháp

Nâng cao vị thế của người GVCN. Tạo sự đồng thuận, đoàn kết cao giữa GVCNL với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực trong thực hiện giáo dục toàn diện học sinh.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện

a/ Xây dựng quy chế phối hợp giữa GVCN với các giáo viên bộ môn trong giáo dục toàn diện học sinh:

Cần nhận thức rằng giáo dục học sinh là nhiệm vụ chung của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, giáo viên bộ môn không đứng ngoài công tác này. Vì vậy, cần có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa GVCN và giáo viên bộ môn tập trung vào những nội dung cụ thể là :

+ Thống nhất yêu cầu giáo dục học sinh nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

+ Thống nhất hình thức trao đổi thông tin để việc theo dõi nắm tình hình học tập của học sinh qua giáo viên bộ môn và thông báo với giáo viên bộ môn các nội dung cần thiết về công tác giáo dục của lớp trong từng thời kỳ làm cho giáo viên bộ môn hiểu rõ hơn về hoàn cảnh học tập của các học sinh khó khăn, cũng như nguyện vọng, mong muốn của học sinh về môn học trong quá trình học tập và tu dưỡng của học sinh.

+ Thống nhất một số cách sử lý tình huống sư phạm có thể sảy ra theo điều kiện của lớp như việc sử lý học sinh vi phạm, việc giúp đỡ học sinh khó khăn..

b/ Xây dựng quy chế phối hợp giữa GVCN với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Trong quá trình học tập, học sinh thường xuyên được tham gia các hoạt động tập thể do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tổ chức như :

+ Hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí.

+ Hoạt động xã hội : quyên góp ủng hộ, thăm hỏi động viên..

+ Hoạt động công ích : dọn vệ sinh môi trường quanh trường lớp, trồng và chăm sóc cây xanh..

+ Hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội đang xâm nhập học đường. + Các hoạt động giúp đỡ nhau trong học tập...

Trong các hoạt động này, viên chủ nhiệm giữ vai trò cố vấn, giúp đỡ, tổ chức, điều khiển, quản lý, còn Đoàn trường đóng vai trò bao quát chỉ đạo, phối hợp chung các lực lượng trong nhà trường. Điều quan trọng là giáo viên chủ nhiệm phải tự có ý thức trách nhiệm giúp đỡ tổ chức Đoàn. Tôn trọng tính độc lập, tự quản của tổ chức Đoàn, không can thiệp quá tầm hay thờ ơ với các hoạt động. Để tạo được sự đồng thuận nhất trí cao cùng nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, Hiệu trưởng hướng dẫn GVCN và Đoàn trường xây dựng cơ chế phối hợp, chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi bên.

c/ Tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường sự phối hợp giữa GVCN và cha mẹ học sinh, ban đại diện lớp.

Kết quả giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm không chỉ phụ thuộc vào sự thống nhất tác động sư phạm của các lực lượng trong nhà trường mà còn phụ thuộc vào sự thống nhất tác động giáo dục của các lực lượng ngoài nhà trường trước hết là gia đình. Vì vậy, nhằm GVCN giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp trong từng năm học. Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường sự phối hợp giữa GVCN với cha mẹ học sinh.

- Tạo điều kiện cho GVCN liên kết với gia đình học sinh bằng cách : + Tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh, bầu ban đại diện cha mẹ học sinh, lựa chọn những người nhiệt tình, có thời gian, có uy tín trong cộng đồng dân cư để họ có điều kiện quan tâm, giúp đỡ nhà trường về vật chất, tinh thần vào ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp.

+ Xây dựng kế hoạch định kỳ cho GVCN thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, lao động, tu dưỡng,... Đồng thời yêu cầu gia đình thông báo kịp thời với GVCN về tình hình học tập, sinh hoạt, diễn biến tư tưởng, hành vi của con em mình ở gia đình, cộng đồng dân cư,...để từ đó phối hợp giáo dục.

e/ Tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường sự phối hợp giữa GVCN với chính quyền và nhân dân địa phương.

- Tạo mối quan hệ mật thiết với đảng uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng,... bằng các hình thức như: kết nghĩa, đỡ đầu, bảo trợ,...

- Nhà trường chủ động trong việc kết hợp 3 môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, tổ chức mạng lưới thông tin để nắm bắt tình hình học sinh ở ngay trong cộng đồng, ngoài những giờ các em học tập tại trường. Để kịp thời phối hợp giáo dục học sinh khi phát hiện thấy học sinh có vi phạm.(Ví dụ: Phối hợp với công an phường, xã, tổ dân phố...).

- Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội như: tổ chức các hoạt động văn nghệ chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện trọng đại do địa phương tổ chức. Nhà trường mời các bậc lão thành cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang đến nói chuyện truyền thống nhân dịp các ngày lễ lớn như: 22/12, 3/2, 30/4, 7/5,...để giáo dục truyền thống cho học sinh. Qua các hoạt động đó vừa giúp học sinh có thêm những hiểu biết về xã hội, cuộc sống, xây dựng được uy tín trong nhân dân, thu hút sự chú ý của cộng đồng, để từ đó đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Huy động cộng đồng cùng chăm lo, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường như : trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường, xây dựng sân chơi, bãi tập cho học sinh... nhằm giúp cho các hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, trước hết cần một hiệu trưởng tâm huyết với sự nghiệp trồng người, có hiểu biết sâu sắc về công tác giáo dục

nói chung, công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng vì đây là biện pháp mà người hiệu trưởng vừa đóng vai trò người lãnh đạo, chỉ đạo, vừa là cầu nối giữa đội ngũ GVCNL với các lực lượng giáo dục khác.

Thứ hai là cần sự vào cuộc, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 86)