Thông qua kế hoạch công tác chủ nhiệm

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 76)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3.Thông qua kế hoạch công tác chủ nhiệm

3.2.3.1. Mục đích biện pháp

Đảm bảo việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm lớp được tiến hành theo đúng hướng dẫn và quy định của nhà trường, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường, tạo sự đồng bộ, nhất quán trong thực hiện để kế hoạch có tính khả thi cao. Xây dựng kế hoạch làm cơ sở cho công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đánh giá đội ngũ GVCN.

3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành

Hiệu trưởng chủ động hướng dẫn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp xây

dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. Kế hoạch công tác GVCN là cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục của một tập thể lớp. Kế hoạch công tác GVCN là chương trình hoạt động thực hiện vào từng giai đoạn cụ thể. Do đó hiệu trưởng cần phải giúp đỡ GVCN nắm vững kế hoạch công tác của nhà trường cả năm, từng học kỳ, từng tháng, đặc biệt là những định hướng về các mặt giáo dục, những chủ đề trong năm học để GVCN có căn cứ và làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm của mình. Hiệu trưởng giao chỉ tiêu phấn đấu cho từng khối lớp, từng lớp về từng mặt phấn đấu cụ thể như : chỉ tiêu về mặt đạo đức, mặt học tập, chỉ tiêu về phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, chỉ tiêu về bồi dưỡng học sinh yếu và giáo dục học sinh cá biệt...

Hiệu trưởng hướng dẫn GVCN xây dựng kế hoạch công tác trong năm học với những gợi ý công việc sau đây:

- Yêu cầu GVCNL lập kế hoạch công tác GVCN theo mẫu đã được in sẵn và sử dụng thống nhất trong nhà trường.

- Yêu cầu GVCN thực hiện điều tra cơ bản về học sinh của lớp ngay từ tuần đầu của tháng 9. Thông qua việc hướng dẫn giáo viên sử dụng mẫu phiếu điều tra, tổ chức bàn giao công tác GVCN giữa giáo viên trước với lớp sau, giáo viên cũ và giáo viên mới ( khi có sự thay đổi).

+ Điều tra hoàn cảnh gia đình của học sinh, truyền thống, phong tục địa phương để có kế hoạch giáo dục học sinh.

+ Nắm bắt quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức ở các năm trước. + Nắm vững tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.

Qua đó GVCN có thể nắm rõ được tình hình học sinh của lớp mình phụ trách để làm căn cứ xây dựng kế hoạch công tác GVCN một cách cụ thể và xác định mục tiêu phấn đấu của lớp mình cho phù hợp. Trên cơ sở đó có những chủ trương và biện pháp triển khai các mặt giáo dục, lựa chọn xây dựng đội ngũ tự quản của lớp mình phụ trách như lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng…

- Chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch công tác GVCN theo tháng, tuần. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phải bám sát với kế hoạch hoạt động trong tháng của nhà trường và yêu cầu GVCN thường xuyên quan sát sự phát triển của học sinh, sự chuyên cần của học sinh để hàng tháng báo cáo với lãnh đạo trường, đề ra phương hướng cụ thể cho tháng sau.

Duyệt kế hoạch công tác của đội ngũ GVCN theo phân công : Khối trưởng duyệt kế hoạch của các lớp trong khối, tổ trưởng duyệt kế hoạch của các khối. Tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm về những ưu khuyết điểm và bổ xung những nội dung còn thiếu, sau đó thực hiện ký cam kết về việc thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu giáo dục trong kế hoạch.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng đảm bảo cung cấp đầy đủ các văn bản hướng dẫn, các tài liệu hướng dẫn thực hiện năm học của Bộ, Sở GD & ĐT, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường đến đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức nghiên cứu, học tập và quán triệt thực hiện.

GVCNL đảm bảo được hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, được quan tâm, tạo động lực để xây dựng kế hoạch.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 76)