- TK 821 2 Chi phí thuế TNDN hoãn lại, TK này phản ánh chi phí thuế
067737 05/12 công ty Phú Thái Bán hàng cho 5111 39.400.000 VAT hàng bán33313.940
3.2.2. Trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đò
Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, thực hiện nguyên tắc thận trọng của kế toán đòi hỏi kế toán tại công ty phải lập các khoản dự phòng. Thực chất của việc lập dự phòng là ghi nhận một khoản chi phí vào chi phí quản lý doanh nghiệp nếu là dự phòng phải thu khó đòi. Việc trích lập dự phòng này giúp cho công ty tránh khỏi những rủi ro khi có biến động xẩy ra nh khách hàng mất khả năng thanh toán, phá sản hay giá cả thị trờng có sự biến động lớn. Nếu năm sau khi đã lập dự phòng cho các khoản này mà thực tế không xẩy ra thì kế toán vẫn có thể hoàn nhập khoản dự phòng này, nó sẽ không có tác động xấu đến công ty mà chỉ giúp công ty chủ động hơn.
Hiện nay tại Công ty TNHH thơng mại và dịch vụ AHT có nợ phải thu khó đòi, trong đó nợ quá hạn 3 năm chiếm khoảng 10% trong tổng số nợ vì thế công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi để đảm bảo an toàn tài chính cho công ty.
Dự phòng phải thu khó đòi đợc lập vào cuối mỗi niên độ kế toán căn cứ vào tình hình tài chính của khách hàng, thời gian quá hạn nợ để lập dự phòng. Để theo dõi tình hình trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi. Theo quy định của Bộ Tài chính thì mức trích lập dự phòng nh sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dới 1 năm. - 50% giá trị đối với khoản nợ phai thu quá hạn từ trên 1 năm đến dới 2 năm. - 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến 3 năm. Vào cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức dự phòng phải thu khó đòi đã xác định, kế toán ghi:
Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi.
Sang niên độ kế toán sau khi mà khoản phải thu có những cơ sở chắc chắn không thể thu hồi đợc sẽ xử lý nh sau:
Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi. Có TK 131: Phải thu khách hàng. Có TK 138: Phải thu khác.
Đồng thời ghi: Nợ TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý.
Đối với các khoản đã trích lập dự phòng không dùng hết thì phải hoàn nhập số dự phòng còn lại nh sau:
Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi. Có TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp.