Một số chỉ tiêu về cây trồng xen

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành Nông học (Trang 51)

IV. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm khí hậu vụ hè thu năm

4.9 Một số chỉ tiêu về cây trồng xen

4.9.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển

Đậu tương giống địa phương được sử dụng trồng xen với ngô LVN25 trong thí nghiệm này là cây trồng thuộc bộ hoà thảo, có thời gian sinh trưởng ngắn. Ngoài những ưu điểm về khả năng sống ở nhiều loại đất khác nhau thì do giống đậu tương trồng trong thí nghiệm là giống bản địa, có đặc điểm thực vật học đặc biệt trong bộ rễ của đậu tương có chứa vi khuẩn nốt sần Rhizobium, là loại vi khuẩn có khả năng cố định đạm trong đất, kết quả là không những sau mỗi mùa vụ có thể thu được nông phẩm từ đậu tương, lá đậu tương khi chin lá khô rụng xuống để lại nguồn phân xanh cho đất, phần thân thì bị cắt lấy khi thu hoạch nhưng vẫn để lại phần quan trọng nhất là gốc và dễ có chứa nhiều vi khuẩn nốt sần Rhizobium. Vùng đất tại nơi đó không bị giảm độ màu mỡ nhiều

so với vùng đất trồng các cây trồng khác nhờ vi khuẩn nốt sần. Qua thu thập số liệu về sự sinh trưởng và phát triển của đậu tương được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9.1: Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây trồng xen

Công thức

Số ngày từ trồng đến Số

Nhánh

Chiều cao (cm)

Ra hoa (ngày) thu hoạch (ngày)

CT 1 42,00a 86 0,56a 81,30a

CT 2 42,00a 86 0,96a 80,60a

CT 3 42,33a 86 0,56a 95,53a

CT 4 42,67a 86 0,53a 92,62a

P0.05 0,888 0,723 0,182

Kết quả xử lý số liệu từ bảng 4.9 cho thấy:

Ngày ra hoa ở các công thức dao động từ (42 – 42,67 ngày), nguyên nhân do các công thức cùng được trồng cùng một ngày, điều kiện chăm sóc như nhau nên giữa chúng không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05.

Ngày thu hoạch khi hầu hết tất cả các lá trên cây đã vàng, rụng. Khoảng 95% số quả trên cây đã chuyển sang màu nâu xám. Lúc này là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch giữa các công thức không có sự khác biệt nên chúng tôi tiến hành thu hoạch trong một ngày[28].

Số nhánh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây cây có số nhánh nhiều thì số lá cây lớn, khả năng quang hợp cao, số quả có thể nhiều và ngược lại. Kết

quả thu được trong bảng 4.9. ta thấy số nhánh của cây trong các công thức thấp dao động trong khoảng (0,53-0,96 nhánh), giữa các công thức chúng không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05. Nguyên nhân cây đậu tương đẻ nhánh ít có thể do có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cây trồng xen với cây ngô, vì cây trồng xen không bón phân.

Chiều cao cây cây trồng xen rất cao từ (80,60 – 95,53 cm) trong đó chiều cao thấp nhất ở công thức 2 (80,60 cm), công thức có chiều cao lớn nhất là công thức 3 (95,53 cm), nguyên nhân chiều cao cây trồng xen cao như vậy là giữa cây trồng xen (đậu tương) có sự cạnh tranh ánh sáng với cây trồng chính là ngô, vì thế thân chúng nhỏ, kéo dài (hiện tượng mọc vống), quấn vào thân cây ngô. bình thường thì chúng chỉ ở dạng thân bụi. Do có nhiều yếu tố cùng tác động lên cây trồng xen nên chúng tôi xác định được liệu chiều cao có ảnh hưởng đến năng suất.

4.9.2.Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây trồng xen.

Trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây khi gặp nhiều điều kiện thuận lợi, lý tưởng về giống, thời tiết khí hậu, mùa vụ, chăm sóc…cây sẽ ra hoa, tạo quả, số quả chắc cao, năng suất đạt được sẽ cao. Nhưng nếu gặp điều kiện bất thuận thì các yếu tố cấu thành nên năng suất, năng suất sẽ bị giảm. Cụ thể kết quả chúng tôi đo đếm, xử lý được đưa ra ở bảng 4.9.2.

Bảng 4.9.2.Đặc điểm các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây trồng xen

Công thức

Các yếu tố cấu thành năng suất

Số quả trên cây (quả) số quả chắc/cây Số quả 1hạt (quả) số quả 2 hạt (quả) Số quả 3 hạt (quả) NSTT (tấn/ha) CT 1 10,10a 8,23a 1,90a 6,03a 0,30a 0,06a CT 2 13,77a 8,83a 2,36a 5,97a 0,50a 1,21ab CT 3 14,37a 11,8a 2,53a 7,06a 2,20a 1,41a CT 4 11,57a 9,40a 2,33a 6,13a 0,93a 1,01ab P0.05 0,639 0,093 0,602 0,937 0,061 0,047

Từ kết quả ở bảng 4.9.2. ta thấy:

Số quả trên cây: số quả trên cây của các công thức dao động từ 10,10- 14,37quả/cây, trong đó công thức 3 có số quả trên cây cao nhất, công thức 4 có số quả trên cây thấp nhất. Nhưng giữa các công thức không khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.

Số quả chắc trên cây là yếu tố rất quan trong quyết định đến năng suất. Trong điều kiện thí nghiệm số quả chắc/cây dao động từ 8,23 -11,8 quả/cây, trong đó công thức 3 có số quả chắc/cây lơn nhất, công thức 1 có số quả/cây thấp nhất. Nhưng giữa các công thức không khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05.

Số quả một hạt: trong thí nghiệm này số quả một hạt của tất cả các công thức dao động từ 1,90 – 2,53 quả một hạt, trong đó công thức 3 (2,53 quả một hạt) đạt cao nhất trong các công thức, công thức 1 có số quả một hạt thấp nhất. Tuy nhiên giữa các công thức không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.

Số quả 2 hạt: trong điều kiện thí nghiệm này số quả 2 hạt của các công thức dao động từ 5,97 – 7,06 quả 2 hạt, trong đó công thức 2 có số quả 2 hạt thấp nhất, công thức 3 có số quả 2 hạt cao nhất (7,06 quả 2 hạt). Nhưng giữa các công thức không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.

Số quả 3 hạt: trong thí nghiệm này dao động từ 0,30- 2,20 quả 3 hạt, trong đó công thức 3 có số quả 3 hạt cao nhất, cong thức 1 có số quả 3 hạt thấp nhất. Nhưng số quả 3 hạt của các công thức không khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.

Biểu đồ4.9: Năng suất thực thu cây trồng xen

Năng suất thực thu của các công thức có sự khác biệt có ý nghĩa, dao động từ (0,06-1,41 tấn/ha), công thức có năng suất thấp nhất là công thức 1 (0.06 tấn /ha) khác hạng với công thức 4 và công thức 2(1,01-1,21 tấn/ha), công thức có năng suất cao nhất là công thức 3 với năng suất đạt (1,41 tấn /ha).

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành Nông học (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w