IV. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm khí hậu vụ hè thu năm
4.5. đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và đường kính gốc
Chiều cao đóng bắp là một chỉ tiêu quan trọng liên quan đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất suất cây ngô nhưng đồng nghĩa với việc nâng cao năng suất đó, phản ánh khả năng sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Chiều cao đóng bắp trên thân ngô càng cao thì quá trình thụ phấn thụ tinh càng dễ dàng tạo tiền đề cho các yếu tố cấu thành năng suất và nâng cao năng thì khả năng chống đổ của cây lại kém đi và ngược lại. Ngoài ra chiều cao đóng bắp còn liên quan đến khả năng chống chịu sâu, bệnh và điều kiện cơ giới hóa trên đồng ruộng. Chiều cao đóng bắp được tính từ sát mặt đất cho đến điểm ra mắt hữu hiệu cao nhất trên thân. Từ đó quyết định đến năng suất và chất lượng hạt.
Bảng 4.5. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các công thức thí nghiệm
(Đơn vị: cm)
Công thức Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Đường kính gốc (cm) 1 273,60a 121,40a 1,66a 2 279,70a 123,60a 1,74a 3 282,10a 120,80a 1,73a 4 273,20a 118,70a 1,70a P0,05 0,555 0,629 0,420
Kết quả xử lý số liệu cho thấy chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và đường kính gốc giữa các công thức không có sự khác nhau do chúng cùng một phân hạng.
Về chiều cao cây giữa các công thức dao động trong khoảng (từ 273,20 cm– 282,10cm), trong đó công thức 3 có chiều cao cây lớn nhất là 282,10cm, công thức 2 có chiều cao cây lớn hơn hai công thức còn lại 279,70cm và công thức 4 có chiều cao cây thấp nhất là 273,20cm. Theo Đinh Tiến Lộc và Cộng sự, (1997) [18] “chiều cao cây càng lớn thì khả năng tung phấn sẽ cao và năng suất có thể sẽ cao hơn” Vậy khả năng tung phấn của cây ngô ở công thức 3 và công thức 2 có thể sẽ đạt hiệu quả cao hơn, công thức 4 sẽ thấp hơn.
Về chiều cao đóng bắp: giữa các công thức có sự khác nhau không đáng kể và dao động trong khoảng (118,70cm – 123,60cm). Trong đó công thức có chiều cao đóng bắp lớn nhất là công thức 2(123,60cm), công thức có chiều cao đóng bắp nhỏ nhất là công thức 4 (118,70cm).
Về đường kính gốc giữa các công thức dao động trong khoảng 1,66cm- 1,74cm trong đó ở công thức 1 (1,66cm) là nhỏ nhất, công thức có đường kính gốc lớn nhất là công thức 2 (1,74cm).
Từ kết quả bảng 4.5. và biểu đồ 4.5. ta thấy chiều cao cây, đường kính thân của công thức 2 và công thức 3 là cao hơn hẳn so với 2 công thức còn lại, nên hai công thức này có khả năng đạt năng suất cao.
Biểu đồ 4.5. Tương quan giữa chiều cao cây và chiều cao đóng bắp
Như vậy: công thức 2 và công thức 3 sinh trưởng tốt hơn, chiều cao đóng bắp cao hơn, đường kính thân cũng to hơn. Nên có thể cho năng suất cao hơn.