Động thái tăng trưởng số lá

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành Nông học (Trang 40)

IV. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm khí hậu vụ hè thu năm

4.4. Động thái tăng trưởng số lá

4.4.1. Động thái ra lá của cây ngô

Bộ lá đóng vai trò rất quan trọng trong việc quang hợp tạo sản phẩm nuôi cây, nuôi bắp, đồng thời còn làm nhiệm vụ trao đổi khí, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng cho cây. Bộ lá sớm hoàn thiện, có thời gian tồn tại dài, là cơ sở để có năng suất ngô cao. Việc theo dõi động thái ra lá là cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật chăm sóc để bộ lá phát triển tốt nhất. Chúng tôi theo dõi động thái ra lá của 15 cây/ô thí nghiệm, kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 4.4. và đồ thị 4.4.

Bảng 4.4. Động thái ra lá của các công thức thí nghiệm (Đơn vị: số lá)

Công thức Tuần sau trồng 5 6 7 8 9 H V H V H V H V H V 1 6,04a 0 8,02a 1,98 10,24a 2,22 12,78a 2,54 19,27a 6,49 2 6,06a 0 8,17a 2,11 10,38a 2,21 13,00a 2,62 19,42a 6,42 3 6,13a 0 8,17a 2,04 10,51a 2,34 13,20a 2,69 19,49a 6,29 4 5,93a 0 7,91a 1,98 10,04a 2,13 12,69a 2,65 19,27a 6,58 TB 2.02 2.22 2.62 6.44 P 0,05 0.285 0,144 0,176 0,130 0,730 Trong đó: H là số lá V là tốc độ ra lá

các công thức thí nghiệm ở mỗi thời kỳ khác nhau liên tục tăng nhanh và đạt số lá tối đa khi cây ngô ngừng sinh trưởng sinh dưỡng.

Thời điểm sau trồng 5 tuần lúc này số lá của các công thức dao động từ 5,93-6,13 lá, trong đó công thức 4 có số lá thấp nhất, công thức 3 có số lá ra nhiều nhất 6m,13 lá. Số lá của các công thức ở thời điểm này không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0.05.

Thời điểm sau trồng từ tuần đo đếm thứ 6 đến tuần đo đếm thứ 7, ở đầu giai đoạn này số lá của các công thức dao động từ 7,91 lá- 8,17 lá. Trong đó công thức 2 và 3 có số lá cao nhất 8,17 lá, công thức 4 có số lá nhỏ nhất 7,91 lá. Đến cuối giai đoạn này thì số lá giữa các công thức dao động từ 10,04-10,51 lá, công thức 3 có số lá cao nhất và công thức 4 có số lá thấp nhất. Tốc độ ra lá ở giai đoạn này từ 2,13-2,34 cm/ tuần. trong đó ở công thức 3 đạt cao nhất 2,34 cm/ tuần. Số lá của các công thức ở giai đoạn này không có sự sai khác.

Thời diểm sau trồng từ tuần thứ 8 đến tuần đo đếm thứ 9 giai đoạn này cây ngô đang trong thời kỳ trỗ cờ, số lá, tốc độ ra lá của các công thức cũng thay đổi khá nhiều. Ở tuần đo đếm thứ 8 số lá cây dao động từ 12,69-13,20 lá trong đó công thức 3 chỉ số ra lá cao nhất (13,20 lá), công thức ra lá thấp nhất là công thức 4 (12,78 lá).Nhưng không khác nhau ở mức ý nghĩa 0.05. Tốc độ ra lá dao động từ 2,54-2,69 lá/tuần. trong đó công thức 3 cao nhất đạt 2,69 lá/tuần, công thức 1 có tốc độ ra lá thấp nhất 2,54 lá/ tuần.

Ở tuần đó đếm thứ 9 sau trồng, số lá cuối cùng của các công thức dao động từ 19,27-19,49 lá, trong đó 2 công thức có tổng số lá thấp nhất là công thức 1 và công thức 4 (19,27 lá) công thức cố tổng số lấ nhiều nhất là công thức 3 (19,49 lá), Nhưng giữa các công thức này không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0.05. Tốc độ ra lá từ tuần đo đếm thứ 8 đến tuần đo đếm thú 9 có biến động tăng rất cao dao động từ 6,29- 6,58 lá/ tuần, trong đó công thức 4 tăng nhanh nhất 5,58 lá/tuần, công thức 3 có tốc độ ra lá châm hơn 6,29 lá/tuần. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố tác động đến động thái ra lá ngô biến động tăng trong giai đoạn này Như: Trước và trong giai đoạn này 2 tuần thời tiết mưa nhiều, độ ẩm trong đất cao, nhiệt độ và ánh sáng rất lý tưởng để cây ngô sinh trưởng, phát

triển, so sánh với các giai đoạn (thời kì trước) thì thời tiết không được tốt như trong giai đoạn này. Trong thời gian đó đổng thời bón phân Kali kết hợp làm cỏ cho cây, nên tốc độ ra lá biến động tăng.

Đồ thị 4.4. Động thái ra lá của cây ngô

Như vậy qua bảng 4.4.và đồ thị 4.4. ta thấy tổng số lá của các công thức không khác nhau ở mức ý nghĩa 0.05.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành Nông học (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w