IV. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm khí hậu vụ hè thu năm
4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Trong sản xuất nông nghiệp, tất cả mọi tác động của con người lên cây trồng đều nhằm mục đích nâng cao phẩm chất, năng suất cây trồng. Năng suất là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp các yếu tố cấu thành năng suất và các chỉ tiêu sinh trưởng của cây rồng. Đối với cây ngô năng suất được cấu thành bởi một số yếu tố như sau: Số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, P1000 hạt… Các yếu tố này liên quan chặt chẽ đến nhau cùng tạo nên năng suất cây ngô.
Bảng 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của
Công thức Dài bắp (cm) ĐK Bắp (cm) Số hàng hạt (cm) Số hạt/hang (cm) Dài Đuôi chuột (cm) P 1000 hạt (g) Năng suất lý thuyết (Tấn/ha) Năng suất thực thu (Tấn/ha)
1 16,82a 5,01a 15,93a 32,70a 1,15a 323,33a 10.70a 7.50a2 16,71a 5,06a 15,67a 33,33a 0,93a 327,42a 10.80a 7.50a 2 16,71a 5,06a 15,67a 33,33a 0,93a 327,42a 10.80a 7.50a 3 16,32a 4,95a 15,67a 31,50a 1,47a 323,66a 10.90a 6.70a 4 16,08a 4,89a 15,00a 31,47a 1,00a 324,33a 10.90a 6.60a P 0.05 0,414 0,468 0,337a 0,236 0,328 0,160 0,984 0,549
4.8.1. Chiều dài bắp
Chiều dài bắp là chỉ tiêu có tương quan thuận với năng suất, nếu bắp ngô có chiều dài bắp lớn thì số hạt/hàng ngô nhiều, do đó năng suất ngô sẽ cao và ngược lại, bắp ngô có chiều dài bắp nhỏ, số hạt/hàng ít dẫn đến năng suất ngô thấp [31]. Qua theo dõi chúng tôi thấy chiều dài bắp ngô ở các công thức thí nghiệm dao động từ (16.08cm – 16.82) cm. Trong đó công thức 1 có chiều dài bắp lớn nhất (16,82 cm), công thức 4 có chiều dài bắp nhỏ nhất (16,08 cm). Chiều dài bắp của các công thức không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0.05.
4..8.2.Đường kính bắp
Đường kính bắplà một chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất của ngô. Nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Đặc điểm giống, thòi vụ thời
tiết, cách thức chăm sóc...đường kính bắp ở các công thức thí nghiệm khá cao, dao động từ (4,89 - 5,06cm.) Trong đó công thức 2 có đường kính bắp lớn nhất (5,06 cm) nhưng không khác các công thức khác ở mức ý nghĩa 0.05.
4.8.3. Chiều dài đuôi chuột
Chiều dài đuôi chuột (đoạn không hạt trên bắp) là một chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất của ngô. Nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Đặc điểm giống (khoảng cách giữa ngày tung phấn và ngày phun râu quá xa nhau), điều kiện chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh… Chiều dài đoạn không hạt trên bắp tỷ lệ nghịch với năng suất. Tức là chiều dài đoạn không hạt càng lớn thì năng suất ngô càng giảm do sự kéo theo của các yếu tố cấu thành năng suất và chúng tác động qua lại lẫn nhau như chiều dài đoạn không hạt ảnh hưởng đến tỷ lệ khối lượng hạt trên khối lượng bắp, số hàng hạt trên bắp…
Kết quả xử lý số liệu cho thấy chiều dài đuôi chuột dao động từ (0,93cm – 1,47cm). Trong đó công thức 3 có chiều dài đuôi chuột lớn nhất (1,47 cm), công thức 2 và công thức 4 có chiều dài đuôi chuột nhỏ nhất (0,93 – 1,00cm). Chiều dài đuôi chuột giữa các công thức không khác nhau ở mức ý nghĩa 0.05.
4.8.4. Số hàng hạt trên bắp
Số hàng hạt trên bắp là một yếu tố di truyền do giống quy định và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái (bắp ngô), số hàng ngô trên một bắp luôn là số chẵn do đặc điểm của hoa ngô luôn là hoa kép. Trong thí nghiệm, số hàng hạt của ngô ở các công thức thí nghiệm dao động từ (15,00-15,93 hàng trên bắp), trong đó công thức 4 có số lượng hàng hạt nhỏ nhất (15,00 hàng), công thức 1 có số lượng hàng hạt lớn nhất (15,93 hàng)
4.8.5. Số hạt trên hàng
Số hạt trên hàng không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc nhiều vào quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô. Khi ngô trỗ cờ tung phấn, gặp điều kiện thời tiết bất thuận thì số lượng hạt/bắp giảm gây ra hiện tượng bắp ngô đuôi chuột, ngược lại nếu gặp điều kiện ngoại cảnh phù hợp, bắp ngô to đều, dài, số hạt/hàng lớn. Qua bảng 4.8. ta thấy số hạt/hàng ở các công thức thí nghiệm có sự khác nhau, trong đó công thức 2 có số hạt/hàng lớn nhất trong 4 công thức (33,33 hạt), công thức 4 có số hạt/hàng thấp nhất (31,47).
Trọng lượng 1000 hạt là do đặc tính di truyền của giống quy định, tuy nhiên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Nếu sau khi trỗ cờ, thụ phấn, phun râu mà gặp điều kiện không thuận lợi như thiếu nước, sâu bệnh hại,... sẽ hạn chế quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng về hạt, hạn chế sự tích luỹ vật chất khô và giảm khối lượng hạt. Trọng lượng 1000 hạt được xác định sau khi thu hoạch ngô và chúng tôi đã thu được một số kết quả được thể hiện ở bảng 4.8. Qua bảng 4.8. và ta thấy trọng lượng 1000 hạt của các công thức dao động từ (323,33g – 327,42g), trong đó công thức 2 lớn nhất (327,33g), công thức 1 nhỏ nhất (323,33g)
4.8.7 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
Năng suất là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô nói riêng. Tăng năng suất cây trồng là chỉ tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ kỹ thuật về giống và kỹ thuật canh tác. Thông thường việc bón nhiều phân và cân đối sẽ cho năng suất cao hơn. Biện pháp trồng xen nhằm che phủ là biện pháp rất quan trọng trong việc tăng và ổn định năng suất cây trồng mà không cần sử dụng nhiều phân bón, nhất là phân hoá học.
* Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết cho biết tiềm năng suất của các giống. Biết được chỉ số của các yếu tố cấu thành năng suất ta sẽ tính được năng suất lý thuyết. Đây là cơ sở xây dựng các biện pháp kĩ thuật phù hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống. [19]
* Năng suất thực thu
Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên đơn vị diện tích. Nó phụ thuộc vào đặc tính của giống, cơ cấu mùa vụ và các biện pháp kỹ thuật tác động. Đây là một trong những căn cứ để xác định việc đưa một biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất hay không[18].
Biểu đồ: 4.8.: năng suất của các ô thí nghiệm
+ Năng suất lý thuyết: Là chỉ tiêu đánh giá độ đồng đều của quần thể. Là mức năng suất tối đa mà mỗi công thức có thể đạt được. Năng suất lý thuyết phụ
thuộc vào năng suất cá thể và mật độ trồng. Qua theo dõi năng suất lý thuyết của các công thức dựa trên cơ sở thu mẫu trong điều kiện thí nghiệm chúng tôi thấy năng suất lý thuyết của công thức trồng xen cao nhất đạt 10,90 tấn/ha và năng suất lý thuyết thấp nhất là 10,70 (tấn/ha). Như vậy, trong điều kiện thí nghiệm việc trồng ngô theo kiểu dồn hàng dù trồng xen có che phủ ở mật độ nào cũng thể hiện sự vượt trội về tiềm năng cho năng suất so với các cách làm khác
+ Năng suất thực thu: Là năng suất thực tế thu được trên một đơn vị diện tích. Nó phụ thuộc vào đặc tính của giống và khả năng phù hợp của giống vào cơ cấu mùa vụ, điều kiện ngoại cảnh của vùng. Đây là một trong những căn cứ để xác định việc đưa một giống vào vùng sinh thái mới hay đưa một giống mới vào sản xuất hay không. Năng suất thực thu thể hiện tiềm năng của giống cũng như kết quả của một biện pháp canh tác của con người tác động mong muốn làm tăng năng suất cây trồng.nào đó. Năng suất ngô hạt khô của các công thức dao động từ (6,6 – 7,5 tấn/ha), công thức 1 có năng suất cao nhất (7,5 tấn/ha), công thức 4 có năng suất thấp nhất (6.6 tấn/ha). Giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Nguyên nhân là do các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác rõ rệt dẫn đến hiệu quả của biện pháp chưa được thể hiện.