Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành Nông học (Trang 35 - 37)

IV. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm khí hậu vụ hè thu năm

4.2. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô

Ngô LVN25 là giống ngô do Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống ngô Sông Bôi (Viện Nghiên cứu ngô) độc quyền sản xuất và phân phối.

Quá trình theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô là cơ sở để giúp ta bố trí mùa vụ và luân canh cây trồng hợp lý đồng thời nó còn có

ý nghĩa quan trọng trong trong việc lựa chọn các giống ngô phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm tận dụng tiềm năng cho năng suất của giống.

Bảng 4.2. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô trong các công thức thí nghiệm (Đơn vị: Ngày)

Công thức

Thời gian từ gieo đến thu hoạch (ngày)

Mọc 7-9 Tung phấn Phun Râu Chín Sáp Thu hoạch CT1 6 40 68 70 99 114 CT2 6 40 68 70 99 114 CT3 6 40 68 70 99 114 CT4 6 40 68 70 99 114

4.2.1. Giai đoạn nảy mầm (trồng đến 3 lá)

Đây là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô. Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt đến khi cây được 3 lá thật. Trong thời gian này cây con sinh trưởng, phát triển tốt là cơ sở, tạo tiền đề cho các quá trình sinh trưởng tiếp theo của cây ngô. Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, mùa vụ và đặc biệt là phương thức gieo hạt của người gieo trồng. Cơ sở cho cây ngô có năng suất cao sau ngày phải có cây con khỏe, không sâu bệnh.

Giai đoạn này kéo dài trong thời gian là 10 ngày và không có sự chênh lệch giữa các công thức. Điều này có được là do trong giai đoạn đầu cây sinh trưởng và phát triển phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dinh dưỡng dự trữ trong hạt, ít có sự canh tranh dinh dưỡng trong đất và năng lượng ánh sáng mặt trời.

4.2. 2. Giai đoạn cây con (từ 3 lá đến 7-9 lá)

Đây là pha đầu tiên của giai đoạn một, nó bắt đầu khi cây ngô đạt được từ 3 lá đến giai đoạn từ 7–9 lá là cây sống hoàn toàn dựa vào nguồn dinh dưỡng ở trong đất.Lúc này sự hoạt động của hệ thống rễ mầm đã thực sự ngừng hoạt động, lông hút của các rễ đốt được mọc ra ở thời gian này.Tất cả các lá và chồi bắp của cây có thể sinh sản đã được tạo lập lúc này. Qua bảng 4.2.ta thấy giai đoạn này kéo dài trong 30 ngày và không có sự khác nhau giữa các công thức.

4.2. 3. Giai đoạn vươn cao và phân hoá cơ quan sinh sản (từ 7-9 lá đến trỗ cờ)

Đây là giai đoạn có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ đời sống của cây và đối với quá trình tạo năng suất sau này. Giai đoạn này cây ngô sinh trưởng phát triển nhanh, mạnh tập trung vào các quá trình phát triển rễ, ra lá và phân hóa các quan trọng của bông cờ, bắp quyết định số hàng hoa, số hoa cái hữu hiệu sau này.

Qua theo dõi ta thấy thời gian sinh trưởng của ngô trong các công thức thí nghiệm ở giai đoạn này là 28 ngày.

4.2. 4. Thời kỳ nở hoa (bao gồm trỗ cờ, tung phấn, phun râu)

Thời kỳ diễn ra trong thời gian không dài khoảng 13 ngày. Đây là thời kỳ sinh trưởng phát triển cuối cùng của cây ngô, liên quan trực tiếp đến quá trình tạo năng suất trong đó chủ yếu quyết định tỷ lệ bắp trên cây, số hàng hạt số hạt và trọng lượng nghìn hạt của cây. Qua bảng 4.2.ta thấy giữa các công thức không khác nhau.

4.2. 5. Thời kỳ chín (từ thụ tinh đến chín hoàn toàn

Cây ngô sau khi trỗ hoàn toàn sẽ bước sang thời kỳ chín. Đây là thời kỳ biến đổi sinh lý, sinh hóa quan trọng trong cây, là lúc cây tích lũy vật chất khô vào hạt, trọng lượng hạt tăng lên, tinh bột hình thành trong phôi nhũ.Đây cũng là thời kỳ mà trọng lượng thân lá giảm đi đáng kể. Thời kỳ này ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hạt, dựa vào hình dạng, màu sắc, chất dự trữ trong hạt và đặc điểm của cây ta có thể chia quá trình chín thành ba giai đoạn: Giai đoạn chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Qua theo dõi thời kỳ này diễn ra khoảng 31 ngày, và giữa các công thức không có sự khác nhau.

Như vậy ta có thể kết luận rằng: Thời gian sinh trưởng và thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các công thức thí nghiệm không có sự khác nhau. Nguyên nhân có lẽ là do ảnh hưởng của biện pháp trồng xen cây đậu tương che phủ bằng thực vật sống chưa rõ rệt trong vụ đầu tiên thử nghiệm. Mà ở thí nghiệm này ngô được trồng cùng một ngày.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành Nông học (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w