Động thái tăng trưởng LAI.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành Nông học (Trang 43)

IV. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm khí hậu vụ hè thu năm

4.6. Động thái tăng trưởng LAI.

Bộ lá cây trồng là yếu tố quan trọng đánh giá khả năng tổng hợp, tích lũy vật chất hữu cơ, tạo năng suất sinh vật học cho cây trồng. Nhờ vai trò trong cơ chế quang hợp của bộ lá mà tích lũy dinh dưỡng và hình thành sinh khối của cây. Độ dài, độ rộng, độ dày hay thế lá của cây phụ thuộc vào các loại cây trồng và các giống cây trồng. Hoạt động quang hợp là yếu tố cơ bản quyết định 90 -

95% năng suất cây trồng [11]. Song để quang hợp đạt tối ưu thì phải có diện tích quang hợp cao hay diện tích lá cao [18]. Tác giả Ngô Hữu Tình,(2003) [9], Nguyễn Thế Hùng,(2000)[15] cho rằng, đối với cây ngô chỉ số diện tích lá đạt 3 m2 lá/m2 đất thì khả năng quang hợp cho năng suất cao nhất, chỉ số diện tích lá tối ưu thì khả năng tích luỹ chất khô cao và ngược lại, chỉ số diện tích lá thấp thì hiệu suất quang hợp kém, do đó mà khả năng tích luỹ chất khô kém. Tuy nhiên, nếu chỉ số diện tích lá quá cao, các lá che khuất nhau, che khuất các cây trồng xen tầng dưới, làm cho quá trình hô hấp tăng, khả năng đón nhận ánh sáng giảm, do đó ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. trong canh tác chỉ số diện tích lá còn liên quan tới khả năng che phủ mặt đất, chúng làm giảm tác động của mưa tới mặt đất. Khi cây trồng khoẻ, có bộ lá tốt thì khả năng che phủ tốt, giảm được động năng của các hạt mưa tránh phá vỡ cấu trúc đất, do đó giảm độ nén đất.

CT

LAI qua các thời kì (m2 lá/m2 đất)

7-9 lá Trỗ cờ Chín sáp CT1 0.77a 3.36a 3.62a CT2 0.79a 3.68a 3.79a CT3 0.76a 3.59a 3.95a CT4 0.74a 3.56a 3.73a P0,05 0,556 0,160 0,350

Bảng đồ 4.6. Động thái tăng trưởng LAI.

Chúng tôi tiến hành theo dõi chỉ số diện tích lá trong 3 giai đoạn phát triển của cây ngô: giai đoạn ngô từ 7 – 9 lá, giai đoạn ngô đang trỗ cờ và giai đoan ngô chín sáp. Kết quả thu được chúng tôi thể hiện qua Bảng 4.6.và Đồ thị 4.6.

Biểu đồ 4.6.: Động thái tăng trưởng LAI

Chỉ số diện tích lá trong giai đoạn ngô 7 – 9 lá dao động từ 0,74 – 0,79 m2lá/m2 đất, các công thức không có sự sai khác trong mức ý nghĩa 0.05. Trong

giai đoạn này chúng tôi gặp phải vấn đề là thời tiết khí hậu nắng nóng kéo dài trong suất thời gian này,.

Trong giai đoạn trỗ cờ. Theo Đinh Thế Lộc và cộng sự [18]: diện tích lá tăng dần qua các thời kì, đạt tối đa vào khoảng từ trỗ cờ đến khi hạt ngậm sữa. Chính vì vậy, chỉ số LAI của các công thức ở giai đoạn này cao hơn nhiều so với giai đoạn 7 - 9 lá, trong thí nghiệm nghiên cứu chỉ số diện tích lá dao động từ 3,36– 3,68 m2 lá/m2 đất cao nhất so với cả 3 giai đoạn chúng tôi theo dõi. Công thức 2 có chỉ số diện tích lá lớn nhất (3,68 m2 lá/m2 đất) và thấp nhất ở công thức 1 (3,36 m2 lá/m2 đất).

Bước vào giai đoạn chín sáp chỉ số diện tích lá dao động từ 3,62-3,95m2 lá/m2 đất. Công thức 3 có chỉ số lai cao nhất (3,95 m2lá/m2đất), thấp nhất ở công thức 1(3,62 m2 lá/ m2 đất).

Chỉ số diện tích lá ở công thức 3 đạt chỉ số cao nhất. Nhưng giữa các công thức không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0.05.

4.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại

Nghiên cứu mức độ nhiễm sâu bệnh là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu trên thế giới nó vừa có ý nghĩa trong nâng cao năng suất cây trồng vừa có ý nghĩa trong bảo vệ môi trường do người dân sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận là đặc tính di truyền của cây ngô. Ngoài ra, nó còn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện sinh trưởng phát triển của cây. Cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh thì khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Yếu tố phân bón (loại phân bón và cách bón phân) có ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây.

Bảng: 4.7. mức độ sâu bênh hại (tỉ lệ %)

Công thức Số cây bịRệp hại

Số cây bị sâu đục thân Số cây bị đốm lá lớn Số cây bị đốm lá nhỏ CT 1 15,55 56,66 12,22 100 CT 2 12,22 56,66 12,22 100 CT 3 7,77 60,00 14,44 100

CT 4 22,5 44,44 8,88 100

Trong vụ Hè thu 2014 tại Thuận Châu qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có nhiều loại sâu bệnh gây hại cho cây ngô nhưng sâu đục thân, rệp cờ, bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ thường xuất hiện phổ biến hơn.

Biểu đồ 4.7.: mức độ sâu bênh hại của cây ngô

Không khí cao. Nhiệt độ thích hợp Sâu đục thân, đục bắp (Ostrinia nubilalis): Sâu đục thân, đục bắp là loại sâu gây hại nặng trên cây ngô ở Sơn La. Do sau khi thu hoạch ngô, người dân chưa có thói quen vệ sinh đồng ruộng mà đến đầu vụ sau mới thu dọn thân lá ngô nên nguồn sâu từ vụ thu đông vẫn còn khá nhiều dẫn tới tỷ lệ nhiễm sâu ở các công thức thí nghiệm khá cao.

Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các công thức được chúng tôi tính bằng tỷ số giữa cây bị nhiễm sâu trên tổng số cây trong ô thí nghiệm (%). Số liệu Bảng 4.7 cho ta thấy tỷ lệ nhiễm sâu đục thân, đục bắp của tất cả các công thức cao từ 44,44-60,00 % cây bị sâu tấn công, trong đó công thức 3 có tỉ lệ bị sâu phá hoại cao nhất (60,00%), công thức 4 (44,44 %) thấp nhất so với các công thức còn lại. Nguyên nhân do trong lớp tàn dư che phủ của 2 công thức còn nguồn sâu hại từ vụ trước trú ngụ lại, trong suất quá trình phát triển của ngô có nhiều thời gian sau mưa là nắng to nên nhiệt độ cao kèm theo đó là ẩm độ cho sâu phát triển là từ 15-32°C, sâu cần ẩm độ không khí rất cao, vì ẩm độ ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ nở của trứng và sâu. Ẩm độ thích hợp là từ 95-100%.)[26]. Rệp cờ (Rhopalosiphum maydis): Rệp ngô là một trong những loài sâu hại ngô quan trọng. Rệp phá hại làm cho năng suất và phẩm chất ngô bị giảm đi.Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh khi nguồn thức ăn đầy đủ, nhất là những ruộng ngô gieo dày, ẩm độ không khí trong ruộng cao hoặc ruộng ngô bị hạn. Rệp ngô còn là môi giới truyền virut gây bệnh khảm lá, đốm lá ngô,[27].

Đối tượng này gây hại chủ yếu ở cờ ngô, nhân dân ta thường gọi là muội hại ngô. Chúng thường xuất hiện khi ngô chuẩn bị trỗ và kéo dài đến lúc trỗ xong. Khi rệp xuất hiện nhiều, chúng chích hút dịch của lá bao cờ và cờ, làm cho lá bị bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy các công thức thí nghiệm đều bị nhiễm rệp, dao động từ 7,77-22,5% trong đó công thức 1 mức độ gây hại ở mức 22,5 %), cao hơn so với các công thức còn lại là mức độ nhiễm ít hơn và nhiễm thấp nhất là công thức 3 (7,77%)

Trong các đối tượng bệnh hại xuất hiện trên cây ngô vụ Hè Thu năm 2011 tại điểm thí nghiệm chúng tôi nhận thấy chỉ có bệnh đốm lá ngô phátt sinh phát triển mạnh còn các loại bệnh hại khác như khô vằn, thối bắp xuất hiện rất ít và chưa tới mức gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nên chúng tôi tập trung theo dõi mức độ hại của bệnh đốm lá ngô.

Bệnh đốm lá (Helminthosparium turisium pers và H. maydis): Bệnh đốm lá xuất hiện khá sớm trên cây ngô nhưng do giai đoạn ngô trỗ cờ phun râu có mưa nắng xen kẽ đồng thời ở thời kỳ này cây ngô mẫn cảm nhất với bệnh, vì vậy tất cả các công thức thí nghiệm đều nhiễm bệnh. Bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ được chúng tôi đánh giá theo tỉ lệ % bị nhiễm bệnh, bệnh đốm lá lớn gây hại

ở tất cả các các công thức, dao động từ 8,88-14,44%. Trong đó công thức 3 tỉ lệ % cây bị đốm lá lớn cao nhất, công thức 4 tỉ lệ đốm lá lớn ít nhất 8,88%.

Bệnh đốm lá nhỏ các cây trong các công thức đề bị nhiễm nguyên nhân có thể do thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao nên thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh, virus xâm nhập hại ngô. Rệp ngô còn là môi giới truyền virut gây bệnh khảm lá, đốm lá ngô,[27].

Do ảnh hưởng của thời tiết bất thuận, do người dân chưa có thói quen về sinh đồng ruộng sau mùa vụ nên tồn tại nhiều mầm mống sâu bệnh hại như: Rệp hại ngô, sâu đục thâ đục bắp, bệnh đốm lá…với điều kiện sâu bệnh cao thì năng suất ngô sẽ không đạt đến năng suất tối đa.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành Nông học (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w