Động thái tăng trưởng chiều cao.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành Nông học (Trang 37)

IV. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm khí hậu vụ hè thu năm

4.3.Động thái tăng trưởng chiều cao.

sinh trưởng và phát triển của cây ngô qua các giai đoạn khác nhau.Chiều cao cây ngô là một đặc trưng hình thái có liên quan chặt chẽ tới cấu trúc di truyền, các đặc điểm sinh lý - sinh hóa của các giống ngô và các yếu tố kỹ thuật tác động. Chiều cao cây ngô tạo nên cấu trúc đặc trưng của quần thể và khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời. Chiều cao cây ngô ảnh hưởng tới năng suất và liên quan chặt chẽ đến khả năng chống đổ, tốc độ ra lá, chiều dài lóng đốt, số bắp trên cây, khả năng kháng sâu bệnh và mật độ gieo.

Bảng: 4.3. Động thái tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

(đơn vị cm) Công thức Tuần sau trồng 5 6 7 8 9 10 H V H V H V H V H V H V 1 56,41ab 0 82,08ab 25,67 121,40a 39.32 160,30a 38,9 216,80a 56,5 273,10a 56.3 2 49,78b 0 76,10b 26,32 123,40a 47,3 164,70a 41,3 223,30a 58,6 280,30a 57 3 59,17a 0 87,76a 28,59 128,80a 41,04 169,20a 40,4 221,50a 52,3 281,00a 59,5 4 52,89ab 0 76,71b 23,82 112,50a 35.79 153,50a 41 221,50a 68 273,40a 51,9 P 0,05 0,049 0,024 0,113 0,385 0,191 0,570

Trong đó: H là chiều cao cây

V là tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Kết quả xử lý số liệu bảng 4.3. động thái tăng trưởng chiều cao cây giữa các công thức trong các công thức cho thấy:

Giai đoạn ở tuần đo thứ 5, Giai đoạn ngô mới chỉ có từ 5-6 lá là chủ yếu. Ở giai đoạn này chiều cao của cây ngô giữa các công thức dao động từ 49,78 đến 59,17cm, trong đó công thức 2 thấp nhất (49,78cm), công thức 3 cao nhất (59,17cm). Chiều cao giữa các công thức có sự khác biệt.

Giai đoạn 7 đến 9 lá tương ứng với tuần 6 đến tuần 7, ở đầu giai đoạn chiều cao cây dao động từ (76,10 – 87,76cm), trong đó công thức 2 nhỏ nhất (76,10 cm), công thức 3 lớn nhất 87,76cm, tốc độ ra lá ở công thức 3 cao nhất (28,59cm/tuần). Giữa các công thức này có sự khác biệt. Cuối giai đoạn này chiều cao cây giữa các công thức dao động từ (112,50-128,80cm), trong đó công thức 3 cao nhất 128,80cm, công thức 4 có chiều cao thấp nhất 112,50cm.Tốc độ ra lá cũng dao động từ 35,79-41,04cm/tuần. trong đó tốc độ

ra lá ở công thức 3 cao nhất. Chiều cao của các công thức ở cuối giai đoạn này không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0.05.

Giai đoạn ở tuần thứ 8 chiều cao cây ngô giữa các công thức dao động từ 153,50- 169,20 cm, trong đó công thức chiều cao ở công thức 4 thấp nhất 153,50cm, chiều cao cao nhất 169,20 cm ở công thức 3. Tốc độ ra lá của các công thức dao động từ (38,9- 41,3 cm/tuần), trong đó ở công thức 1 có tốc độ ra lá thấp nhất (38,9 cm/tuần), tốc độ ra lá cao nhất ở công thức 2 (41,3 cm/tuần). Chiều cao của các công thức này không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 0.05.

Giai đoạn trỗ cờ, giai đoạn này bắt đầu từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 10 sau trồng. Chiều cao ở đầu giai đoạn này dao động từ 216,80-223,30 cm, trong đó công thức 1 thấp nhất 216,80 cm, công thức có chiều cao cao nhất là công thức 2 (223,30cm) tốc độ ra lá cũng dao động từ (52,3-68 cm/tuần).không có sự khác nhau giữa các công thức ở mức ý nghĩa 0.05. Cuối giai đoạn này chiều cao cây ngô phát triển hơn ở đầu giai đoạn nhưng tốc độ ra lá chậm lại do cây ngô chuẩn bị bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Chiều cao cuối cùng của các công thức dao động từ 273,10-281,00 cm, trong đó công thức 3 cao nhất và công thức 1 thấp nhất. Tốc độ ra lá cũng dao động từ 51,9- 59,5 cm/tuần. trong đó tốc độ ra lá ở công thức 4 thấp nhất, và cao nhất là công thức 3 59,5 cm/tuần. Chiều cao và tốc độ ra lá giữa các công thức không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0.05.

chúng tôi theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây từ khi cây có 6 lá thật tới khi cây trỗ cờ, qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây này để thấy được sự biến động về chiều cao mạnh nhất vào thời gian nào, thời điểm nào nhằm bổ xung dinh dưỡng thông qua việc bón phân kết hợp xới xáo làm cỏ cho cây giúp cây hoàn thiện trước khi cây bước vào thời kì sinh dưỡng sinh thực.

Đồ thị 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm

Động thái tăng trưởng chiều cao cây được thể hiện qua bảng 4.3. và đồ thị 4.3. Qua bảng ta thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây giữa các công

thức trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển tương đối đồng đều không có sự biến động lớn. Trong tuần theo dõi thứ 6 đến tuần theo dõi thứ 7 thuộc giai đoạn 7 đến 9 lá, nhưng động thái tăng trưởng chiều cao không tăng nhanh (biến động nhiều) so với các giai đoạn khác. Nguyên nhân do giai đoạn này trùng với thời gian nắng nóng và ít mưa nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phân bào của cây ngô.

Sang tuần theo dõi thứ 10 tốc độ tăng trưởng chiều cao đã chậm đi do lúc này cây ngô đã hoàn thiện các pha của giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (hoàn thiện số lá, chiều cao cây…) chuẩn bị bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Như vậy công thức 3 có chiều cao cao nhất. Nên khả năng tung phấn, và độ thoáng ánh sáng dưới lá nhiều khả năng nhận ánh sáng quang hợp sẽ có thể sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành Nông học (Trang 37)