- Giáo trình TCCN, giáo trình dạy nghề dài hạn:
2.3.3. Các nguyên nhân
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Thanh tra Tổng cục Dạy nghề hiện cũng đang gặp nhiều trở ngại nêu trên, nếu không được xử lý tốt sẽ có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động và thành công của mình. Các tồn tại, hạn chế này là do một số nguyên nhân sau:
- Số lượng Thanh tra viên, Cán bộ thanh tra của Thanh tra Tổng cục Dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề và thanh tra tại các Sở LĐTB&XH còn rất thiếu về số lượng nên chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao trên cơ sở các quy định của pháp luật về công tác thanh tra các cơ sở dạy nghề.
- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác thanh tra còn nhiều hạn chế bất cập, nhất là về trình độ tin học, kỹ năng tạo lập văn bản và khái quát hóa, tầm nhìn và khả năng bao quát công việc
- Hệ thống văn bản pháp quy về thanh tra chuyên môn các cơ sở Dạy nghề chưa được hoàn thiện; nội dung và kỹ thuật thanh tra hoạt động chyuyên môn chưa được cải tiến; công tác đánh giá, xử lý kết quả thanh tra chưa được chú trọng đúng mức...
Hiện nay công tác thanh tra giáo dục đang có những vận hội mới để có thể thực thi một cách hiệu quả nhằm góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương, nề nếp trong các hoạt động giáo dục Dạy nghề:
- Đổi mới công tác thanh tra giáo dục Dạy nghề đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, được coi là một trong những nhiệm vụ cấp bách để khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục đào tạo.
- Cuộc vận động "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" đã và đang được triển khai sâu rộng từ Bộ, Sở, cho đến các cơ sở Dạy nghề. Để tránh hô hào hình thức, Thanh tra Dạy nghề phải làm lực lượng nòng cốt và làm tiên phong trong cuộc vận động này.
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TRƢỜNG DẠY NGHỀ 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp