Biện pháp 4: Cải tiến qui trình thanh tra hoạt động chuyên môn

Một phần của tài liệu Cải tiến công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường dạy nghề (Trang 77)

- Thanh tra Bộ có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành

3.2.4. Biện pháp 4: Cải tiến qui trình thanh tra hoạt động chuyên môn

3.2.4.1. Mục tiêu

- Cải tiến qui trình thanh tra hoạt động chuyên môn, thực hiện đúng trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề theo quy định. Đặc biệt trong hoạt động của đoàn thanh tra phải tuân thủ Quy chế hoạt động của đoàn thanh tra

- Giúp cán bộ thanh tra có căn cứ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình khi tiến hành thanh tra.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành

+ Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra cơ sở dạy nghề

Quy trình tiến hành cuộc thanh tra tại cơ sở dạy nghề tuân thủ theo quy trình cuộc thanh tra chung và thực hiện theo các bước sau:

* Các bước chuẩn bị gồm:

- Lập chương trình, kế hoạch thanh tra tại cơ sở dạy nghề; trình phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra;

- Trình ban hành quyết định thanh tra;

- Phổ biến chương trình, kế hoạch thanh tra đến các thành viên đoàn thanh tra dạy nghề;

- Thông báo quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra trước khi tiến hành cuộc thanh tra.

* Tiến hành cuộc thanh tra

a) Công bố quyết định thanh tra dạy nghề và thống nhất lịch làm việc tại cơ sở dạy nghề:

- Sau khi đến cơ sở dạy nghề, Đoàn thanh tra tổ chức gặp người đứng đầu cơ sở dạy nghề (Hiệu trưởng) và đại diện các bộ phận quản lý để Trưởng

đoàn công bố quyết định thanh tra dạy nghề và bàn thống nhất lịch làm việc của đoàn, ngày giờ và địa điểm các buổi làm việc của đoàn tại cơ sở dạy nghề.

- Đoàn thanh tra nghe Hiệu trưởng báo cáo tình hình của cơ sở dạy nghề theo đề cương và nội dung thanh tra. Những người có mặt của cơ sở có thể phát biểu ý kiến bổ sung cho báo cáo của Hiệu trưởng. Những thành viên của Đoàn thanh tra có thể hỏi thêm những vấn đề cần quan tâm xem xét, kiểm tra.

Nội dung buổi làm việc được ghi thành biên bản.

b) Các thành viên Đoàn thanh tra chia nhau làm việc với các bộ phận của cơ sở dạy nghề

Căn cứ vào kế hoạch đã chuẩn bị, theo lịch làm việc đã thống nhất giữa đoàn thanh tra với Hiệu trưởng, sau khi nghe đại diện lãnh đạo cơ sở dạy nghề báo cáo chung, các thành viên tiến hành công việc được phân công. Quá trình thanh tra được ghi nhật ký thanh tra theo quy định tại Quy chế Đoàn thanh tra.

* Kết thúc cuộc thanh tra

- Sau khi kết thúc thanh tra, từng nhóm thanh tra hoặc thành viên báo cáo kết quả thanh tra của mình với Trưởng đoàn thanh tra; đưa ra kết luận và kiến nghị theo nội dung thanh tra được phân công.

- Tổ chức họp Đoàn thảo luận về kết quả thanh tra:

+ Trưởng đoàn tổng hợp các báo cáo và biên bản thanh tra của các nhóm/thành viên, phân loại những ý kiến thống nhất, những ý kiến chưa thống nhất và đưa ra nhận xét của mình.

+ Trưởng đoàn tổ chức họp đoàn để thảo luận về những ý kiến đánh giá trái ngược nhau đối với cùng một vấn đề giữa các nhóm/thành viên thanh tra để thống nhất những ý kiến sẽ đưa vào văn bản kết luận của Đoàn. Nội dung cuộc họp được ghi thành biên bản.

- Viết dự thảo kết luận thanh tra:

+ Khi dự thảo, có thể trao đổi ý kiến với Hiệu trưởng về những nhận xét chính của đoàn đối với cơ sở dạy nghề. Trong trường hợp Hiệu trưởng có ý

phải thảo luận trong toàn đoàn về những ý kiến của cơ sở và đưa ra quyết định về dự thảo văn bản kết luận thanh tra.

+ Dự thảo văn bản kết luận thanh tra nêu rõ quá trình làm việc tại cơ sở dạy nghề và những nhận xét về ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm pháp luật (nếu có), tồn tại cần giải quyết của cơ sở dạy nghề và những kiến nghị của đoàn với cơ sở dạy nghề, với cơ quan quản lý đào tạo nghề liên quan và với cơ quan nhà nước liên quan.

- Đoàn thanh tra dạy nghề công bố dự thảo kết luận thanh tra với cơ sở dạy nghề:

Ngày công bố dự thảo kết luận thanh tra cũng là ngày kết thúc cuộc thanh tra cơ sở dạy nghề.

Trong cuộc họp công bố dự thảo kết luận thanh tra, về phía cơ sở dạy nghề phải có mặt Hiệu trưởng, các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý của cơ sở dạy nghề; về phía Đoàn thanh tra dạy nghề, có mặt tất cả các thành viên của đoàn.

Có thể mời đại diện cơ quan quản lý đào tạo nghề liên quan, đại diện cấp trên của cơ sở dạy nghề.

Sau khi Trưởng đoàn thanh tra thay mặt đoàn công bố toàn văn dự thảo kết luận thanh tra, Hiệu trưởng có quyền giải trình rõ thêm về những vấn đề được đoàn nêu ra, nhất là giải trình về những điểm không nhất trí (nếu có). Những cán bộ, giáo viên học sinh của cơ sở dạy nghề có mặt có quyền phát biểu ý kiến bổ sung.

Trên tinh thần trung thực, khách quan, phát huy dân chủ, nhằm thực hiện nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật về dạy nghề, bảo đảm chính xác, công khai đối với những nhận xét, đánh giá của đoàn, Đoàn thanh tra có thể cùng cơ sở dạy nghề thảo luận làm rõ các vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Cuối cùng, những ý kiến không nhất trí được bảo lưu và đưa vào biên bản.

- Đoàn thanh tra dạy nghề báo cáo tình hình và kết quả thanh tra với cấp ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, xin ý kiến chỉ đạo về những vấn đề chưa được cơ sở dạy nghề nhất trí (nếu có) và lập thành văn bản kết luận chính thức.

- Bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra DN cho cơ quan thanh tra quản lý.

Hồ sơ gồm: Quyết định thanh tra, chương trình kế hoạch thanh tra, đơn khiếu nại, tố cáo (nếu có) báo cáo của cơ sở dạy nghề với đoàn thanh tra, các biên bản, văn bản được lập trong quá trình thanh tra tại cơ sở DN, văn bản chính thức kết luận thanh tra và các văn bản khác có liên quan đến cuộc thanh tra.

+ Phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra dạy nghề

Phương pháp thanh tra DN là cách thức tiếp cận đối tượng thanh tra dạy nghề một cách có tổ chức để tìm hiểu, xem xét tỉ mỉ các vấn đề quan tâm theo mục đích, yêu cầu và nội dung thanh tra dạy nghề đã định trước.

Phương pháp thanh tra chính là phải thực hiện đúng các bước trong quy trình thanh tra. Trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra, phương pháp được thể hiện ngay trong bước tiến hành cuộc thanh tra.

Tuỳ theo từng địa phương có đặc điểm riêng khác nhau về phong tục tập quán, quan hệ... để chọn lựa phương pháp tiếp cận đối tượng thanh tra khác nhau, nhưng vẫn phải có một phương pháp chung nhất hoàn chỉnh nhất để tiến hành một cuộc thanh tra nhằm thực hiện quyết định thanh tra một cách tốt nhất, chất lượng nhất.

Ngoài các phương pháp nghiên cứu chung như: khảo sát thực tế, đối chiếu so sánh, phân tích thống kê, phân tích chuyên đề, phân tích tổng hợp. Thanh tra dạy nghề lựa chọn một số phương pháp sau:

- Phương pháp tiếp xúc với các bộ phận và nhân viên bộ máy quản lý nhà trường.

- Phương pháp tiếp xúc với giáo viên và học sinh học nghề tại trường; dự giờ lên lớp, dự giờ thực hành.

- Phương pháp tiếp xúc với đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh học nghề ra trường.

- Phương pháp tiếp xúc với đại diện chính quyền địa phương sở tại nơi nhà trường hoạt động.

- Phỏng vấn mang tính điều tra.

Đặc biệt trong hoạt động của đoàn thanh tra phải tuân thủ Quy chế hoạt động của đoàn thanh tra (ban hành kèm theo Quyết định số 2151/2006/QĐ- TTCP ngày 10/11/2006 của Tổng thanh tra) theo nguyên tắc "Vào quyết định, ra kết luận", thực hiện nghiêm túc quy định bắt buộc phải công khai trong hoạt động thanh tra như công bố quyết định thanh tra, công bố kết luận thanh tra, thực hiện nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra.

Hình 3.2: Sơ đồ mô tả trình tự tiến hành một cuộc thanh tra

Tóm lại, hoạt động của đoàn thanh tra phải theo nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; đúng nội dung, đối tượng, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của nhà trường, cán bộ, giáo viên là đối tượng thanh tra. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề phải thực hiện theo đúng quy trình, được mô tả bằng sơ đồ trên.

Cử người thu thập thông tin (TT), tài liệu (TL)

Kế hoạch thu thập TT, TL

Tiến hành thu thập TT, TL Báo cáo kết quả thu thập TT, TL Thu thập TT, TL bằng kênh khác Làm việc với đơn vị liên quan Ra Quyết định thanh tra Người ra quyết

định thanh tra Đoàn thanh tra

Bước 1: Chuẩn bị thanh tra

Bước 2: Tiến hành thanh tra

Bước 3: Kết thúc thanh tra

Một phần của tài liệu Cải tiến công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường dạy nghề (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)