(1). Thanh tra Dạy nghề chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề và chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
(2). Thanh tra Dạy nghề có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra các thanh tra viên, Chuyên viên và cộng tác viên.
a. Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội bổ nhiệm và miễn nhiệm.
b. Chánh Thanh tra Dạy nghề có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Dạy nghề quy định tại Điều 4 của Quy chế này và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra Bộ về các hoạt động của Thanh tra Tổng cục trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.
c. Phó Chánh Thanh tra Dạy nghề giúp Chánh Thanh tra về lĩnh vực công tác được phân công.
d. Thanh tra viên dạy nghề là Công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra để làm công tác thanh tra, Thanh tra viên phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 31 Mục 3 Chương II của Luật Thanh tra ban hành này 15 tháng 6 năm 2004. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện theo Quy định của Pháp luật.
đ. Chuyên viên Thanh tra Dạy nghề là Công chức được tuyển dụng vào làm công tác thanh tra nhưng chưa đủ điều kiện theo pháp luật về thanh tra viên để được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra.
e. Cộng tác viên thanh tra của Thanh tra Dạy nghề là người không thuộc biên chế của Thanh tra Dạy nghề, là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, được Thanh tra Dạy nghề trưng tập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Dạy nghề. Tiêu chuẩn cụ thể, chế độ trách nhiệm đối với cộng tác viên thanh tra; việc trưng tập cộng tác viên được thực hiện theo quy định của pháp luật.
g. Thanh tra viên (thuộc biên chế của Thanh tra Dạy nghề) được hưởng các chế độ quy định tại Quyết định số 202/2005/ QĐ- TTg ngày 09 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
+ Trách nhiệm của Thanh tra Tổng cục Dạy nghề:
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo cho cuộc thanh tra hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề như: Lập kế hoạch tiến hành thanh tra trình Chánh Thanh tra phê duyệt; Phối hợp với các Phòng, Ban chuyên môn của Thanh tra Tổng cục Dạy nghề để kiện toàn bộ máy hoạt động của đoàn thanh tra; Tham mưu cho Chánh Thanh tra, lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề ký quyết định thanh tra; Thông báo với nhà trường và chính quyền địa phương về nội dung và thời gian thanh tra; Tập hợp thông tin về nhà trường để phục vụ
cho hoạt động thanh tra; dự trù kinh phí và phương tiện cho đoàn thanh tra; Chuẩn bị các mẫu biên bản, phiếu khảo sát và các tài liệu cần thiết khác phục vụ cho thanh tra, kiểm tra; Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra; Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra nếu xét thấy cần thiết.