- Thanh tra Bộ có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
3.3.1. Khái quát về phương pháp trưng cầ uý kiến về ý nghĩa và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
của các biện pháp đã đề xuất
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích về thực trạng công tác thanh tra hoạt động chuyên môn hiện nay của Tổng cục với các trường dạy nghề trên địa bàn TP HàNội, chúng tôi đưa năm biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần đưa hoạt động chuyên môn của các cơ sở dạy nghề vào nề nếp, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời các quy định của pháp luật về dạy nghề được đảm bảo thực hiện.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện thực nghiệm để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi đã lấy ý kiến trưng cầu, trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các CBQL, lãnh đạo các trường DN về công tác thanh tra hoạt động chuyên môn hiện nay của Tổng cục với các trường dạy nghề trên địa bàn TP HàNội. Quá trình khảo sát được tiến hành theo các bước sau:
Buớc 1: Lập phiếu điều tra (Phiếu điều tra phần phụ lục)
Với các biện pháp đã nêu 2 nội dung được tiến hành điều tra:
- Điều tra về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.
- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất khả thi, ít khả thi, không khả thi.
Bước 2: Chọn đối tượng điều tra
- Cán bộ quản lý Tổng cục dạy nghề (CB TCDN): 50 người - Lãnh đạo các trường dạy nghề: 70 người
Bước 3: Phát phiếu điều tra
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
TT Nội dung biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi ít khả thi Không khả thi 1
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui về thanh tra chuyên môn 105 (87,5%) 15 (12,5%) 0 115 (95,8%) 5 (4,2%) 0 2
Cải tiến công tác chỉ đạo thanh tra hoạt động chuyên môn: củng cố tổ chức, bộ máy thanh tra các cấp theo hướng từng bước chuyên nghiệp hoá và tăng cường tính độc lập của cơ quan thanh tra 98 (81,6%) 22 (18,4%) 0 118 (98,3%) 2 (1,7%) 0 3
Cải tiến về nội dung và kỹ thuật thanh tra hoạt động chuyên môn 102 (85%) 18 (15%) 0 116 (96,6%) 4 (3,4%) 0
4 Cải tiến qui trình thanh tra hoạt động chuyên môn
100 (83,3%) (83,3%) 20 (16,7%) 0 120 (100%) 0 0 5
Cải tiến công tác đánh giá, xử lý kết quả thanh tra hoạt động chuyên môn 96 (80%) 24 (20%) 0 117 (97,5%) 3 (2,5%) 0 3.3.2. Phân tích kết quả
Thu nhận ý kiến của các cán bộ quản lý, giảng viên từ phiếu trả lời và qua trao đổi thêm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã trình bày, chúng tôi nhận thấy: tất cả các ý kiến đều thống nhất trong nhận định là năm biện pháp cụ thể mà luận văn nêu ra đều mang tính cấp thiết và khả thi cao, tuy nhiên tỷ lệ cao thấp cũng có thay đổi ở từng biện pháp.
Nhìn chung các biện pháp quản lý nêu trên đã nhận được những ý kiến nhất trí ở những mức độ khác nhau, các biện pháp quản lý đề xuất trong đề tài là cần thiết, phù hợp và có tính khả thi, tuy nhiên tỷ lệ cao thấp cũng có thay đổi ở từng biện pháp. Chỉ có một số rất ít người đánh giá các biện pháp đưa ra trong đề tài là ít khả thi (05 người đánh giá biện pháp 1 ít khả thi, 02 người đánh giá biện pháp 2 ít khả thi, 04 người đánh giá biện pháp 3 ít khả thi; 03 người đánh giá biện pháp 5 ít khả thi). Tuy nhiên trong nhiều biện pháp, tính khả thi được đánh giá thấp hơn so với tính cấp thiết, có nghĩa là khi thực hiện các biện pháp này sẽ gặp phải nhiều trở ngại. Để thực hiện có hiệu quả 5 biện pháp quản lý nêu trên, rất cần thiết phải có một cơ chế đảm bảo thực hiện đồng bộ. Tổng cục Dạy nghề cần phải có những quy định cụ thể về các mối quan hệ giữa Thanh tra Dạy nghề với Thanh tra Bộ; giữa Thanh tra Dạy nghề với Thanh tra Sở; trách nhiệm của Tổng cục trưởng; trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Tổng cục trong công tác thanh tra dạy nghề; và trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị ngoài Tổng cục trong công tác thanh tra dạy nghề. Chúng tôi hy vọng khi các biện pháp quản lý đã đề xuất trong luận văn này được áp dụng sẽ góp phần tích cực vào việc cải tiến công tác thanh tra của Thanh tra Tổng cục DN đối với hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề giúp hoạt động chuyên môn của các cơ sở dạy nghề hoạt động có nề nếp, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời các quy định của pháp luật về dạy nghề được đảm bảo thực hiện.