- Giáo trình TCCN, giáo trình dạy nghề dài hạn:
1.4.1. Đổi mới giáo dục nghề nghiệp hiện nay
Ngày 28/12/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 201/2001 QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Giáo dục đến 2010. Trong Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục, với Giáo dục nghề nghiệp: Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động. Mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp dựa trên nền học vấn trung học cơ sở.
Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao dựa trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp.
Trung học chuyên nghiệp: Thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp đạt 10% năm 2005, 15% năm 2010.
Dạy nghề: Thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào học các trường dạy nghề từ 6% năm 2000 lên 10% năm 2005, 15% năm 2010.
Dạy nghề bậc cao: Thu hút học sinh sau trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp vào học các chương trình này đạt 5% năm 2005, 10% năm 2010.
Hoàn thiện cơ cấu dạy nghề phải đặt trong tổng thể việc hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục và đào tạo. Trong cơ cấu lao động, lao động qua đào tạo nghề là lực lượng đông đảo nhất, trực tiếp tham gia sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức WTO, đây vừa là niềm vui vừa là thách thức đối với giới trẻ hiện nay. Để có nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập WTO, cần phải có đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ kỹ năng lao động cần thiết. Trong đó đào tạo nghề nói chung là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH.
Ngay trước và sau thời điểm gia nhập WTO, đã xuất hiện một “làn sóng đầu tư thứ hai” với diện rộng và cường độ lớn vào Việt Nam. Nhiều công ty, tập đoàn kinh tế đến đầu tư làm ăn tại nước ta với quy mô ngày càng lớn trên nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao. Như vậy, để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư chúng ta phải tập trung đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề của lực lượng lao động Việt Nam. Dự kiến từ năm 2008 đến năm 2015, chúng ta phải tuyển sinh, đào tạo cho từ 1.7 triệu đến 2.5 triệu lao động/năm (Phụ lục 2).
Tuy nhiên, vấn đề cung ứng lao động có tay nghề chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực để phục vụ nhu cầu đầu tư từ nước ngoài và cho việc xuất khẩu lao động tại nhiều tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Một lực lượng không nhỏ thanh niên lao động đang “khát” việc làm và muốn xin việc tại các nhà máy, xí nghiệp hoặc cơ quan Nhà nước. Lực lượng này ngày càng nhiều, tỷ lệ
thuận với số lượng học sinh phổ thông phải rời ghế nhà trường hàng năm (thanh niên nước ta hàng năm rời ghế nhà trường với số lượng rât lớn khoảng 500.000 em và hầu như chưa có tay nghề). Với khoảng 86,5 triệu dân trong đó có trên 42 triệu người ở độ tuổi lao động nhưng tỉ lệ qua đào tạo ở nước ta mới đạt 27%, trong khi đó ở các nước đang phát triển trong khu vực là 50% đến 60% còn đối với các nước phát triển thì hầu như 100% lực lượng lao động đều đã qua đào tạo. Trong số hơn một triệu người làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thì 75% có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống, phần lớn là lao động phổ thông.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến “lỗ hổng” lao động kỹ thuật ở nước ta chính là do vấn đề nhận thức về lao động kỹ thuật chưa đầy đủ. Tâm lí trọng khoa cử, trọng bằng cấp, nên hầu hết học sinh đều lựa chọn học đại học vì có vào đại học mới “đổi đời”, nên đã dẫn đến tình trạng lớp trẻ không muốn đi học nghề. ở cấp vĩ mô, nhận thức về xây dựng chiến lược cung ứng lao động kỹ thuật cũng chưa được coi trọng với những người làm chính sách. Vì vậy, để giải quyết vấn đề đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thì yêu cầu hàng đầu hiện nay là giải quyết vấn đề nhận thức, tư tưởng.
PGS-TS Dương Đức Lân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, cho biết từ nay đến năm 2010, 50% số trường CĐ nghề, trung cấp nghề sẽ được kiểm định và công nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Trước thực tế cả nước có 1.915 cơ sở dạy nghề (trong đó có 1.218 cơ sở dạy nghề công lập, chiếm 64%) bao gồm 262 trường dạy nghề, 599 trung tâm dạy nghề, 251 trường ĐH, CĐ, TCCN và 803 cơ sở khác có dạy nghề; nhưng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cũn quỏ thiếu, song song đó, trỡnh độ giáo viên cũn hạn chế nờn khụng đảm bảo chất lượng. Cụ thể, vẫn cũn khoảng 20% số phũng học và 30% số xưởng thực hành là nhà cấp 4; về trang thiết bị thỡ chỉ cú khoảng 25% số trường được trang bị thiết bị mới ở mức độ công nghệ
khá, tiên tiến, cũn lại phần lớn cỏc cơ sở dạy nghề mới chỉ được hỗ trợ trang thiết bị ở trỡnh độ công nghệ trung bỡnh hoặc cỏc thiết bị phục vụ cho thực hành cơ bản.
Kỹ năng dạy học của một số giáo viên cũn hạn chế, đặc biệt là các trường thuộc các địa phương do mới thành lập nên đội ngũ cũn mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm. Một bộ phận giáo viên dạy thực hành nghề nhưng chưa qua thực tế sản xuất, chưa được cập nhật kiến thức, kỹ năng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến; vẫn cũn 18,5% giáo viờn đang giảng dạy chưa được bồi dưỡng về sư phạm kỹ thuật. (Phụ lục 3).
Ngoài vấn đề mà tác giả Nguyễn Đức Trí đã nêu thì Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Nghiêm Trọng Quý - trong hội thảo thành lập Dự án “Đổi mới, phát triển dạy nghề” ngày 19/10/2007 - cho hay tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề ở nước ta hiện đang ở mức thấp, trong khi đó các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như: tin học, tự động hoá, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu… đang lan nhanh, nhưng số lượng trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề vẫn còn ít (hiện còn phân nửa số quận, hiện, thị xã chưa có trung tâm dạy nghề), đó là chưa kể quy mô đào tạo nhỏ. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn bất cập; giáo trình chậm cập nhật, sửa đổi cho phù hợp thị trường, tỉ lệ giáo viên/ học sinh quá ít (khoảng 1/28). Các cơ sở cũng chưa bổ sung được các nghề đào tạo mới theo “cầu” từ thị trường. Đang thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và cho xuất khẩu lao động.
Đào tạo nghề nhằm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện CNH-HĐH đất nước và CNH nông nghiệp, nông thôn. Đào tạo nghề có vị trí rất quan trọng và có ý nghĩa chiến lược lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách trong giai đoạn hiện nay, để giúp người lao độngtìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm trong suốt quá trình lao động. Trong cơ chế thị trường việc làm luôn biến động, để thích ứng người
lao động phải liên tục thay đổi nghề, di chuyển nghề, họ cần được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mới. Đào tạo nghề là nền tảng phát triển bền vững việc làm của người lao động.
Đã đến lúc cần nhìn nhận vai trò của đào tạo nghề với quan niệm và cách nhìn khác. Đào tạo nghề được xác định là một trong những công cụ mạnh nhất để cho các thành viên trong cộng đồng đối mặt với những thách thức mới và tự tìm thấy vai trò của mình trong xã hội.