Yêu cầu đổi mới công tác thanh tra hoạt động chuyên môn trường dạy nghề

Một phần của tài liệu Cải tiến công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường dạy nghề (Trang 35)

- Giáo trình TCCN, giáo trình dạy nghề dài hạn:

1.4.2. Yêu cầu đổi mới công tác thanh tra hoạt động chuyên môn trường dạy nghề

Đặc trưng của quản lý nhà nước là quản lý bằng pháp luật. Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Trên thực tế, thanh tra, kiểm tra luôn gắn với hoạt động quản lý, là hoạt động không thể thiếu được của cơ quan quản lý nhà nước nhằm phản hồi nhu cầu thông tin của hoạt động quản lý. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý có thể theo dõi, xem xét các chính sách, chế độ, quy định thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan mình đã được chấp hành ra sao, từ đó giúp cơ quan quản lý nắm bắt được tình hình; xác định, đánh giá đúng việc chấp hành của đối tượng quản lý để có biện pháp khuyến khích, phát huy mặt tốt, ngăn ngừa, uốn nắn mặt chưa tốt, xử lý các hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý.

Sự nghiệp dạy nghề đã phát triển qua nhiều năm, đến nay đã hình thành được một hệ thống các cơ sở dạy nghề gồm nhiều loại hình trường lớp công lập và tư thục, thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo và phát triển xã hội hoá hoạt động dạy nghề.

Hệ thống các cơ sở dạy nghề đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong đó có nhiều trường, trung tâm hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu, chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo, nâng cao uy tín trên thị trường lao động.

Tuy vậy, bên cạnh đó, một số cơ sở dạy nghề, ở mức độ khác nhau, ở khâu này hay khâu khác chưa thực hiện đúng các quy định về quản lý đào tạo dẫn đến chất lượng đào tạo kém, ảnh hưởng đến uy tín của ngành DN.

Các tồn tại, khuyết điểm biểu hiện chủ yếu trên một số nét như sau: - Một số cơ sở dạy nghề có "tên" mà không có "trường". Cơ sở vật chất, trường lớp, đội ngũ cán bộ giáo viên không đáp ứng yêu cầu đào tạo, hoạt động kém hiệu quả.

- Một số trường dạy nghề không thực hiện đúng quy định về quản lý mục tiêu, hoặc đào tạo cả về tính pháp lý của chương trình cả về thời lượng và tỷ lệ giữa thời gian học thực hành và thời gian học lý thuyết; nhiều nơi cắt xén nội dung nhất là nội dung các môn học chính trị, quân sự, pháp luật. Định mức vật tư, học liệu dùng trong học thực hành không đảm bảo. Thực tập sản xuất không được tổ chức chặt chẽ, ở một số trường, nhiều học sinh phải tự lo tìm nơi thực tập cho mình.

- Vấn đề liên kết đào tạo cũng có nhiều nội dung chưa được quản lý chặt chẽ đã có biểu hiện vi phạm quy trình đào tạo. Một số biểu hiện khác đã khiến dư luận xã hội và các cơ quan quản lý lo ngại, nghi ngờ về chất lượng và số lượng người lao động qua đào tạo.

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về dạy nghề nhằm "phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lí vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân" (Luật Thanh tra năm 2004).

Đặc trưng của quản lý Nhà nước là quản lý bằng pháp luật. Hoạt động thanh tra nhằm góp phần làm cho pháp luật được thực hiện. Trên thực tế, thanh tra, kiểm tra luôn gắn với hoạt động quản lý, là hoạt động không thể thiếu được của cơ quan quản lý Nhà nước nhằm phản hồi nhu cầu thông tin của hoạt động

quản lý. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý có thể theo dõi, xem xét các chính sách, chế độ, quy định thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của cơ quan mình đã được chấp hành ra sao, từ đó giúp cơ quan quản lý nắm bắt được tình hình; xác định, đánh giá đúng việc chấp hành của đối tượng quản lý để có biện pháp khuyến khích, phát huy mặt tốt, ngăn ngừa, uốn nắn mặt chưa tốt, xử lý các hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý.

Đề án đổi mới dạy nghề đến năm 2020 đã định ra mục tiêu đổi mới và

nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dạy nghề theo hướng Nhà nước thực hiện đúng chức năng định hướng phát triển, tạo lập khung pháp lý, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong dạy nghề; đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở dạy nghề. Để thực hiện được điều đó thanh tra hoạt động dạy nghề cũng cần phải đổi mới để Nhà nước thực đúng chức năng giám sát việc thực thi pháp luật. Vì vậy, yêu cầu đổi mới công tác thanh tra hoạt động chuyên môn trường dạy nghề là việc rất cần được quan tâm.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƢỜNG DẠY NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Dạy nghề có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò to lớn trong việc đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triền kinh tế xã hội, CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong định hướng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đến năm 2015 đã dự báo nhu cầu đào tạo nghề: Năm 2008 là 1.710.700 người học, trong đó số người được đào tạo trình độ Cao đẳng và Trung cấp nghề 311.000 người; số người được đào tạo Sơ cấp nghề và học nghề thường xuyên là 1.399.700 người. Năm 2009 là 1.936.700 người học, trong đó số người được đào tạo trình độ Cao đẳng và Trung cấp nghề 370.700 người; số người

được đào tạo Sơ cấp nghề và học nghề thường xuyên là 1.566.200 người. Năm 2010 là 2.213.300 người học, trong đó số người được đào tạo trình độ Cao đẳng và Trung cấp nghề 443.300 người; số người được đào tạo Sơ cấp nghề và học nghề thường xuyên là 1.770.000 người. Năm 2015 là 2.536.000 người học, trong đó số người được đào tạo trình độ Cao đẳng và Trung cấp nghề 763.800 người; số người được đào tạo Sơ cấp nghề và học nghề thường xuyên là 1.772.800 người.

Hiện nay, nhu cầu đào tạo nghề ở nước ta đang rất lớn vì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp. Tuy nhiên cần có những giải pháp cơ bản và đồng bộ của mọi cấp giáo dục nhằm gắn đào tạo với sử dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mục tiêu của nước ta là đến năm 2010, nâng tỷ lệ lao động đó qua đào tạo lên 40% (trong đó đại học, cao đẳng chiếm 6%, trung cấp 8% và công nhân lành nghề 26%); tăng tỷ lệ học sinh đó tốt nghiệp THCS vào học ở cỏc trường dạy nghề lên 15%, học sinh tốt nghiệp THPT vào học ở các trường dạy nghề lên 10%; tạo bước chuyển biến cơ bản và toàn diện về chất lượng theo hướng tăng cường tiếp cận với trỡnh độ KH - CN tiên tiến, phấn đấu đưa hệ thống đào tạo nghề của nước ta phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, phự hợp với thực tiễn của Việt Nam. Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo, phát triển và phân bố hợp lý hệ thống trường dạy nghề trong cả nước, mở rộng các hình thức đào tạo. Kế hoạch đào tạo nghề phải theo sát kế hoạch kinh tế xã hội của từng địa phương, phục vụ cho sự chuyển đổi cơ cấu lao động, sự nghiệp CNH, HĐH của địa phương. Tuy nhiên, mạng lưới trường dạy nghề phân bổ theo vùng lãnh thổ không đều, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đông Bắc. Ba vùng này đã chiếm tới 70% tổng số trường dạy nghề của cả nước. Các trường THCN cũng chỉ tập trung chủ yếu ở các khu đô thị và thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Hà Nội “khát nhân lực có trình độ”. Phó chủ tịch TP Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, năm 2005 Hà Nội có 39.000 doanh nghiệp, năm 2007 con số này gần 57.000. Do vậy, nhu cầu nhân lực hằng năm của thành phố rất lớn. Năm 2007, khảo sát khoảng 8,5% số doanh nghiệp cho thấy, số lao động tuyển mới là hơn 30.000 người (gần 33% ĐH, CĐ; 46% công nhân kỹ thuật; cũn lại là lao động phổ thông).

Tuy nhiên, hiện việc đào tạo nguồn nhân lực của thành phố chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Hà Nội hiện có 66 trường đào tạo về Công nghệ thông tin, hằng năm tuyển 13.000 sinh viên.

Do số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Chứng khoán... ở thủ đô tăng nhanh nên số lao động cần tuyển rất lớn, trong khí, trung tâm kinh tế này hiện có 61 trường đào tạo về Tài chính - Ngân hàng, mỗi năm cho ra "lũ" 22.000 sinh viên.

Dự báo năm 2015, Hà Nội có 5,5 triệu người, do đó mỗi năm cần đào tạo cho ít nhất 120.000 - 130.000 lao động. Công nghệ thông tin, Điện, điện tử, Xây dựng, giao thông, Kinh tế, tài chính, ngân hàng, Chế biến rau quả và thực phẩm sạch... sẽ là những ngành nghề cần nhiều nhân lực.

Cùng với sự phát triển của đất nước, Hà Nội đặt kế hoạch nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 là 55%-60%, tăng tỷ trọng lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề trong tổng nguồn nhân lực của thủ đô từ 16,5% hiện nay lên đến khoảng 25% - 31% năm 2010; nâng tỷ trọng lao động đào tạo nghề dài hạn trên tổng số đào tạo nghề lên đến 47% năm 2010. Trên địa bàn Hà Nội có 767 doanh nghiệp nhà nước, gần 800 văn phòng đại diện, chi nhánh văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế nước ngoài, khoảng 300 dự án đầu tư nước ngoài, gần 10.000 công ty tư nhân, công ty trách nhịêm hữu hạn, hợp tác xã tổ hợp và hàng vạn hộ kinh doanh cá thể. Thực tế này đòi hỏi Hà Nội phải có lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH của thành phố. Để làm được việc đó, Hà Nội tập trung phát

triển các cơ sở dạy nghề, trong đó chú trọng huy động toàn xã hội tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực có tay nghề cao, sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Giáo dục TCCN và dạy nghề có nhiều đầu mối quản lý: có trường thuộc các Bộ, ngành TW, có trường trực thuộc Sở, ngành địa phương, có trường thuộc Doanh nghiệp (Tổng công ty, công ty), có lớp riêng thuộc Bệnh viện, nhà máy... do vậy công tác quản lý rất phức tạp.

Bảng 2.1: Thực trạng số lƣợng các cơ cở dạy nghề của TP Hà Nội (cũ)

Loại hình cơ sở dạy nghề Trường dạy nghề Trung tâm dạy nghề Trường ĐH, CĐ, THCN có dạy nghề Cơ sở dạy nghề khác Tổng các cơ sở dạy nghề Tổng cộng 39 37 29 73 178 Trung ương 16 26 17 0 59 Địa phương 23 11 12 73 119

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Tổng cục dạy nghề cuối năm 2006)

Hệ thống cơ sở dạy nghề đó đã góp phần quan rọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH của Thủ đô Hà Nội. Trong đó có nhiều trường, trung tâm hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu, chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo, nâng cao uy tín trên thị trường lao động.

Tuy vậy, bên cạnh đó một số cơ sở dạy nghề, ở mức độ khác nhau, ở khâu này hay khâu khác chưa thực hiện đúng các quy định về quản lý đào tạo dẫn đến chất lượng đào tạo kém, ảnh hưởng đến uy tín của ngành dạy nghề. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về dạy nghề nhằm "phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân".

Lịch sử ngành dạy nghề của nước ta đã trải qua bao thăng trầm, có thời kỳ trực thuộc Chính Phủ và có thời kỳ chỉ còn một mảng công việc trong một vụ của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, vai trò của người lao động có kỹ thuật trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vô cùng quan trọng, từ chỗ chúng ta chỉ có 165 cơ sở dạy nghề trên cả nước năm 1998, đến nay chúng ta đã có trên 70 trường Cao Đẳng nghề và gần 300 trường Trung Cấp nghề, 547 Trung tâm dạy nghề và hàng ngàn cơ sở khác có dạy nghề. Với sự phát triển nhanh như vậy, các cơ sở dạy nghề vừa tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà trường, vừa thực hiện nhiệm vụ dạy nghề với yêu cầu ngày càng cao, phù hợp với su thế hội nhập nên công tác thanh tra hoạt động dạy nghề tại các trường dạy nghề chưa được quan tâm đúng mức, các cơ sở dạy nghề chưa có thanh tra đào tạo, việc kiểm tra chỉ dừng ở mức mang tính nghiệp vụ bắt buộc, chưa rõ nét, chưa mang tính chỉ đạo tổng thể các hoạt động đào tạo nghề trong nhà trường. Hoạt động của các phòng nghiệp vụ và các khoa chuyên môn chủ yếu thực hiện theo mệnh lệnh của cấp trên. Chính vì vậy, ở các cơ sở dạy nghề nào mà Ban giám hiệu, các trưởng phòng đào tạo, tài vụ, quản lý học sinh – sinh viên... đã từng công tác trong các cơ sở giáo dục thì hoạt động chuyên môn của các cơ sở dạy nghề đó có nề nệp hơn và có su hướng phát triển tốt, theo kịp được với yêu cầu đào tạo của ngành và người sử dụng lao động.

Qua công tác thanh tra dạy nghề tại các trường dạy nghề trên cả nước nói chung và các trường dạy nghề của thành phố Hà Nội nói riêng của Thanh tra Tổng Cục Dạy Nghề cho thấy: Việc các cơ sở dạy nghề tự thanh tra kiểm tra và các cơ sở dạy nghề thanh tra kiểm tra chéo nhau của mỗi địa phương trong hoạt động chuyên môn là rất cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo và thực thi hoạt động dạy nghề đúng với quy định của Pháp luật.

Để đánh giá thực trạng về thực trạng công tác thanh tra hoạt động chuyên môn hiện nay của Tổng cục với các trường dạy nghề trên địa bàn TP

HàNội, tác giả đã tiến hành nghiên cứu hệ thống các chủ trương, biện pháp,

khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến ở 3 đối tượng khác nhau: * Cán bộ quản lý Tổng cục dạy nghề (CB TCDN): 50 người * Lãnh đạo các trường dạy nghề: 70 người

Kết hợp trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các CBQL, lãnh đạo và GV các trường DN về công tác thanh tra hoạt động chuyên môn hiện nay của Tổng cục với các trường dạy nghề trên địa bàn TP HàNội; Về vai trò quan trọng của các nội dung quản lý, phiếu đánh giá có 3 mức: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.

Với các biện pháp quản lý, đánh giá theo 4 mức độ: Tốt; tương đối tốt; trung bình, chưa tốt. Chất lượng được chia thành 4 mức đánh giá là: Tốt; tương đối tốt; trung bình và chưa tốt.

Sau khi xử lý kết quả 50 phiếu M1 (dành cho CB TCDN) 70 phiếu M2 (dành cho lãnh đạo các trường DN), kết quả thu được cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Cải tiến công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường dạy nghề (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)