Tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh9 tháng đầu năm 2010 của công ty Cổ phần Thương mại Viglacera

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera giai đoạn 2011-2015 (Trang 34)

II. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIGLACERA

2.Tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh9 tháng đầu năm 2010 của công ty Cổ phần Thương mại Viglacera

công ty Cổ phần Thương mại Viglacera

2.1. Kết quả thực hiện kinh doanh 9 tháng đầu năm 2010:

TT Chỉ tiêu Thực hiện 9T/2009 Kế hoạch năm 2010 Thực hiện 9T/2010 Tỷ lệ % thực hiện so với KH 2010 TH 9T/2009

1 Lợi nhuận trước thuế (Tr.đ) 2.625,11 4.400,00 3.526,45 80,1 134,3

2 Khấu hao (Tr. đ) 208,66 279,40 228,62 81,8 109,6

3 Thu nhập người LĐ (Tr. đ) 4,98 5,93 5,94 100,2 119,2

4 Thu hồi công nợ (Tr. đ) 19.049,80 8.800,00 20.552,81 233,6 107,95 Sản lượng tiêu thụ (sp) 429.407,00 787.600,00 578.076,00 73,4 134,6 5 Sản lượng tiêu thụ (sp) 429.407,00 787.600,00 578.076,00 73,4 134,6 6 Doanh thu tiêu thụ 138.159,45 296.700,58 212.851,80 71,7 154,1

a. Doanh thu sứ (Tr.đ) 123.246,31 268.540,58 188.474,16 70,2 152,9

b. Doanh thu khác (Tr.đ) 14.913,14 28.160,00 24.377,52 86,6 163,5

b1. Sen vòi 9.636,11 22.000,00 13.143,36 59,7 136,4

b2. D.thu khác nội địa (Tr.đ) 3.220,32

b3. D.thu khác XK (Tr. đ) 5.277,03 6.160,00 8.013,84 130,1 151,9

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh 9 tháng năm 2010 - Phòng Kinh doanh)

2.2 Đánh giá tình hình thực hiện kinh doanh 9 tháng đầu năm 2010

2.2.1. Những yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh:

* Những yếu tố thuận lợi:

- 9 tháng đầu năm 2010 tình hình nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi, cùng với những chính sách kích cầu của nhà nước, nền kinh tế nói chung và thị trường sứ vệ sinh nói riêng đã có những dấu hiệu khả quan.

- Năm 2010 thị trường bất động sản sôi động trở lại, nhiều dự án chung cư, văn phòng làm việc cao tầng được khởi công. Đặc biệt là hàng loạt các dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đã được chính phủ đưa ra cùng với số lượng công trình dân dụng cũng tăng mạnh tạo điều kiện và thúc đẩy công tác tiêu thụ sứ vệ sinh.

* Những yếu tố bất lợi:

- Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt là sự cạnh tranh về giá của hãng sứ Thái Bình, việc liên tục giảm giá và đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn của các hãng

đã có tiếng từ lâu năm như Toto, Inax, ... đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của Công ty.

- Lạm phát tăng cao do thay đổi đột ngột giá xăng, vàng và USD.

- Tại Hà Nội và trung tâm các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước người tiêu dùng đang có xu hướng chọn những sản phẩm độc đáo, khác lạ được nhập khẩu nước ngoài.

- Thị trường xuất khẩu vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên sức mua rất chậm. 6 tháng đầu năm thị trường Nga hầu như tê liệt hoàn toàn, 3 tháng cuối năm mới bắt đầu có tín hiệu quay trở lại. Công ty đã tìm thêm được một số đối tác như: Myanma, Nigeria nhưng sức tiêu thụ sứ vệ sinh rất thấp.

2.2.2. Đánh giá kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2010.

Nhìn chung 9 tháng đầu năm các chỉ tiêu chính đều đạt mức trên 71% so với kế hoạch, riêng chỉ tiêu công nợ cao bằng 233,6% so với kế hoạch. Chỉ tiêu doanh thu và sản lượng đạt thấp hơn kế hoạch nhưng đều có mức tăng trưởng lớn so với cùng kỳ.

- Sản lượng 9 tháng toàn công ty đạt 578.076 sản phẩm, bằng 73,4% KH năm 2010, trong đó:

+ Thanh Trì: 325.318 sp bằng 72,92% KH năm, so với cùng kỳ đạt 125,72%

+ Việt Trì: 252.758 sp bằng 73,9% KH năm so với cùng kỳ đạt 138% Với định hướng của Công ty: Phát triển sản phẩm mới và chú trọng tiêu thụ bệt liền, 9 tháng công ty đã tiêu thụ được 25.333 sp bệt liền đạt 64.12% KH năm, bằng 420% so với cùng kỳ năm 2009.

- Doanh thu 9 tháng toàn công ty đạt 212.851,80 triệu đồng, bằng 71,7% KH. Trong đó doanh thu sứ đạt 188.400 triệu đồng bằng 69,9% KH năm, bằng 145% so với cùng kỳ năm 2009.

Doanh thu bệt liền tăng đáng kể đạt 27.800 triệu đồng chiếm 17,7% doanh thu sứ 9 tháng năm 2010 trong khi đó doanh thu bệt liền cả năm 2009 mới đạt 6.200 triệu đồng chiếm 5,3% doanh thu sứ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh thu khác 9 tháng đầu năm đạt 24.377,52 triệu đồng, bằng 86,6% KH năm, bằng 163,5% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó doanh thu khác xuất khẩu đạt 8.013,84 triệu đồng, bằng 130,1% KH năm.

2.2.3.Đánh giá thực hiện kinh doanh 9 tháng các vùng miền

Các chỉ tiêu thực hiện 9 tháng theo kế hoạch đã điều chỉnh như sau:

STT Chỉ tiêu Thực hiện 9T/2009 Khấu hao đchỉnh năm Thực hiện 9T/2010 Tỷ lệ % TH 9th 2010 KH 2010 TH 9T/2009 1 Sản lượng tiêu thụ (SP) 429.407 787.600 578.076,00 73,4 134,6 * Miền bắc 302.853 583.668 451.602,00 77,4 149,1 Trong đó: Bệt liền 4.942 36.337 22.333,20 61,5 451,9 Miền Trung 46.889 78.232 54.390,00 69,5 116 Trong đó: Bệt liền 609 3.520 3.000,00 85,2 492,3 * Miền nam 16.926 * Xuất khẩu 62.740 125.700 72.084,00 57,3 114,9 Trong đó: Bệt liền 127 210 166 2 Doanh thu (Tr.đ) 138.159 296.701 212.851,80 71,7 154,1 * Miền bắc (Tr.đ) 95.472 226.732 163.434,60 72,1 171,2 Phần sứ 87.976 206.932 148.919,16 72 169,3 Sen vòi 7.337 19.800 11.337,24 57,3 154,5 Dthu khác 158 3.178,08 * Miền trung (Tr.đ) 14.387 29.700 20.728,80 69,8 144,1 Phần sứ 13.646 27.500 19.597,56 71,3 143,6 Sen vòi 741 2.200 1.089,00 49,5 146,9 Dthu khác 42,24 * Miền nam (Tr.đ) 4.143 * Xuất khẩu 24.158 40.269 28.688,40 71,2 118,8 Phần sứ 17.300 34.109 19.957,56 58,5 115,4 Sen vòi 1.558 717,12 Gạch, kính 5.277 6.160 7.997,88 129,8 151,6 Dthu khác 23 15,88

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh9 tháng năm 2010 - Phòng Kinh doanh)

2.2.3.1. Đối với công tác kinh doanh nội địa.

Nhìn chung thị trường miền bắc vẫn là thị trường tiêu thụ cao nhất. Doanh thu thực hiện 9 tháng đầu năm chiếm 77% doanh thu tiêu thụ toàn công ty. Với mục tiêu: Bám sát sản lượng sản xuất của 2 nhà máy sản xuất để tiêu thụ sản phẩm, Phòng kinh doanh miền bắc đã thực hiện rất nhiều quy chế khoán quản hợp lý đến từng vùng, miền, đại lý nhằm đảm bảo khai thác tối đa sức mua của khách hàng để đạt được mức tiêu thụ cao nhất, cụ thể:

- Sản lượng tiêu thụ 9 tháng đầu năm miền bắc đạt 451.602,00 sp, bằng 77,4% KH năm trong đó sản lượng tiêu thụ bệt liền đạt 22.333,20sp, bằng 61,5% KH năm.

- Doanh thu thực hiện 9 tháng đầu năm miền bắc đạt 163.434,60 triệu đồng, bằng 72,1% KH năm, bằng 171,2% so với cùng kỳ năm 2009. Doanh thu phần sứ đạt 148.919,16 triệu đồng bằng 72% KH năm và bằng 169,3% so với cùng kỳ năm 2009. Công ty đã triển khai kịp thời các dòng sản phẩm bệt liền đã có và dòng sản phẩm bệt liền mới như bệt V37, V38, V39, V42, ..., các sản phẩm cao cấp có phủ Nano để đánh vào thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó phòng kinh doanh cũng tích cực giới thiệu những sản phẩm truyền thống có sử dụng nắp êm cho các bệt VI66, VI88, VT34 để nâng cao tính năng sử dụng và làm tăng doanh thu đáng kể.

So sánh thực hiện các loại sản phẩm bệt qua các tháng và cùng kỳ:

ĐVT: Sản phẩm

Cơ cấu sản phẩm KH năm 2010 Thực hiện 9T/2009 Thực hiện 2 tháng gần đây Thực hiện 9T/2010 Tỷ lệ % TH 9th 2010 T8/2010 T9/2010 TH 9T/2009 KH năm Bệt liền 36.234 5.049 3.678 5.085 20.961 415,2 57,8 Bệt giả khối 11.000 1.753 761 700 4.934 281,5 44,9 Bệt nắp êm 30.000 2.281 1.950 2.632 14.837 650,5 49,5 Bệt nhấn 56.766 62.011 7.651 7.203 71.568 115,4 126,1 Bệt gạt 50.000 35.856 3.623 3.619 27.804 77,5 55,6 Sản phẩm khác 391.700 169.094 27.066 24.940 203.959 120,6 52,1 Tổng cộng 575.700 276.044 44.729 44.179 344.063

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh 9 tháng năm 2010 - Phòng Kinh doanh)

Riêng thị trường miền Trung được đánh giá là khó khăn trong công tác tiêu thụ do địa bàn dài nhưng sức mua thấp và bị ảnh hưởng của Sứ Bình Dương bán lấn vùng thị trường.

- Sản lượng tiêu thụ 9 tháng đầu năm miền trung đạt 54.390,00sp đạt 69,5% KH năm trong đó sản lượng tiêu thụ bệt liền đạt 3.000,00sp, bằng 85,2% KH năm.

- Doanh thu 9 tháng đầu năm miền trung đạt 20.728,80 triệu đồng, bằng 69,8% KH năm, bằng 144,1% so với cùng kỳ năm 2009.

Miền nam đang là thị trường tiềm năng, chưa có nhiều sản phẩm của công ty tiếp cận được thị trường miền nam. 9 tháng đầu năm 2010 sản phẩm của công ty không tiếp cận được thị trường miền nam. Công ty tập trung vào hai thị trường lớn là miền bắc và miền trung, chưa chú trọng tới phát triển thị trường miền nam.

2.2.3.2. Đối với công tác kinh doanh xuất khẩu.

9 tháng đầu năm 2010 công tác kinh doanh xuất khẩu được đánh giá là cực kỳ khó khăn vì nền kinh tế thế giới chưa phục hồi hẳn. Thị trường truyền thống là thị trường Nga, Ucraina dậm chân tại chỗ, một số thị trường mới đã được mở thêm song doanh thu vẫn còn rất khiêm tốn.

- Sản lượng tiêu thụ 9 tháng đầu năm đạt 72.084,00sp, bằng 57,3% KH năm, so với cùng kỳ đạt 114,9%.

- Doanh thu đạt 28.688,40 triệu đồng, bằng 71,2% KH năm, so với cùng kỳ đạt 118,8%.

Trong những tháng cuối năm, khách hàng Nga và các khách hàng khác đã có tín hiệu đặt hàng trở lại.

2.2.4. Một số hoạt động kinh doanh khác

- Công ty đã hỗ trợ mở thêm showroom mới để giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ xây dựng hệ thống cửa hàng điểm trưng bày sản phẩm của Viglacera.

- Tổ chức hội nghị khách hàng tại một số thị trường trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình. Qua đó nâng cao được sản lượng tiêu thụ, hình ảnh sứ Viglacera trong khối cửa hàng Vật liệu Xây dựng.

2.2.5. Những mặt còn hạn chế

- Chất lượng sản phẩm sứ của các đơn vị sản xuất năm 2010 cũng có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn một số khuyết tật phần sứ do quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa chặt chẽ như sản phẩm sứ còn cong thân, vênh nắp két và chân bệt, sần men, ...

- Về phần phụ kiện, công ty đã tiến hành thống nhất phụ kiện, nắp nhựa cho các sản phẩm và tìm thêm nhiều nhà cung cấp có uy tín. Tuy nhiên các khiếu nại về phụ kiện hầu hết gặp phải là do cách lắp đặt của người tiêu dùng và các đơn vị trong quá trình lắp đặt còn thiếu chi tiết phụ kiện trong két nước.

- Công ty đã tăng cường quan hệ, phối hợp chặt chẽ với các công ty sản xuất sứ, giữa các bộ phận nghiệp vụ của các bên, lập kế hoạch đặt hàng bám sát nhu cầu tiêu thụ và phù hợp với khả năng sản xuất, không xảy ra tình trạng đặt hàng các sản phẩm mà không bán được. Tuy nhiên trong năm còn một số sản phẩm mới triển khai sản xuất chậm hơn so với dự kiến như bệt liền V35, V37. V38, V42, ...

- Các chính sách bán hàng và chiết khấu cho các đại lý chưa thống nhất gây ra hiện tượng cá lớn nuốt cá bé. Chương trình hỗ trợ riêng cho các đại lý còn nhiều nên đại lý nào cũng có thể xin riêng dẫn đến mặt bằng giá không thống nhất giữa các thị trường. Ngay chính bản thân lãnh đạo khi duyệt cũng không thể nắm bắt được thực tế hỗ trợ cho các đại lý đến đâu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lượng các đại lý, cửa hàng trực thuộc nhiều nhưng khả năng bao phủ thị trường chưa đạt yêu cầu. Chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm các tỉnh, thành phố. Nhiều khu vực thị trường còn trống như: Hà Nam, Hưng Yên, ... Việc tập trung ở các khu trung tâm gây ra hiện tượng bán lấn thị trường của nhau. Có một số đại lý không nhiệt tình phân phối dẫn đến phải mở những nhà phân phối mới như các thị trường: Hà Nam, Nam Định, ...

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera giai đoạn 2011-2015 (Trang 34)