Đối với công tác quản lý nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera giai đoạn 2011-2015 (Trang 56)

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1 Đối với sản phẩm.

5. Đối với công tác quản lý nguồn nhân lực.

* Đối với toàn bộ nhân viên trong công ty:

- Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn trong phạm vi công ty về các vấn đề kỹ năng và công nghệ mới ... nhằm cung cấp cho cán bộ công nhân viên phương pháp làm việc khoa học, có tổ chức kỷ luật.

- Tăng cường tuyển các nhân viên có năng lực, làm việc độc lập, chăm chỉ, sáng tạo, năng động, có trách nhiệm với công việc, có trình độ chuyên môn cao.

- Mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước tới nói chuyện và phổ biến kinh nghiệm cho cán bộ công ty.

- Xây dựng và áp dụng các quy chế khen thưởng, đề bạt xứng đáng đi kèm với các hình thức kỷ luật nghiêm minh để khuyến khích đội ngũ cán bộ nhân viên nỗ lực làm việc, phát huy sáng tạo, cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty.

- Đảm bảo thời gian làm việc và mức lương ổn định.

- Bảo vệ quyền lợi của người lao động theo luật định, cần quan tâm đến môi trường làm việc. Không để sức khỏe của nhân viên giảm sút gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc.

* Đối với cán bộ quản lý:

- Tiến hành tái quy hoạch, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ nhân viên hiện có và tuyển dụng bổ sung những người có năng lực, có tiềm năng phát triển, có tư cách đạo đức tốt phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty để hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành giỏi đáp ứng nhu cầu cán bộ trong quá trình phát triển của công ty.

- Sắp xếp công việc rõ ràng, tránh chồng chéo trách nhiệm gây khó khăn khi thực hiện công việc.

- Có chế độ thưởng phạt rõ ràng.

- Quan tâm đến đời sống của toàn bộ cán bộ công nhân viên và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ tại công ty nhằm đưa phong trào văn hóa của công ty đi lên và làm tình cảm của các cán bộ công nhân viên khăng khít hơn, làm việc đoàn kết hơn và nhanh chóng hoàn thành công việc một cách xuất sắc bằng việc xây dựng chính sách hỗ trợ về vật chất cho những cán bộ công

nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về văn hóa doanh nghiệp, ...

* Đối với cán bộ tiếp thị:

Đây là đối tượng cần quan tâm nhất để hoạt động bán hàng, khuếch trương triển khai có hiệu quả. Mọi chương trình bán hàng có thành công hay không là phụ thuộc rất lớn vào nhóm này thực hiện tại thị trường như thế nào.

Do đó, phải làm cho mỗi nhân viên tiếp thị thấy rằng nếu mình làm việc không đạt yêu cầu thì sẵn sàng có người khác thay thế và làm cho mọi cán bộ công nhân viên trong công ty đều muốn làm tiếp thị. Các biện pháp đưa ra là:

- Tiến hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tiếp nhận chuyển giao kiến thức, kỹ năng quản lý, kỹ năng tiếp thị sản phẩm, kỹ năng phục vụ và chăm sóc khách hàng hiện đại theo chuẩn quốc tế cho đội ngũ cán bộ nhân viên, nhất là đội ngũ nhân viên trực tiếp tiếp xúc khách hàng.

- Chế độ lương, thưởng, công tác phí của tiếp thị phải kịp thời, thỏa đáng với công sức đã cống hiến.

- Gắn quyền lợi với nghĩa vụ, nhiệm vụ thật rõ ràng (không chỉ bán hàng và thu tiền mà còn nhiều nhiệm vụ khác)

- Có quy chế thưởng phạt nghiêm minh (xây dựng các tiêu chí đánh giá) và thực hiện đều đặn. Không để tình trạng thưởng không thấy vui mà phạt cũng chẳng để ý.

- Thường xuyên rà soát lại chất lượng tiếp thị để đánh giá đúng nhất. - Đào tạo cả các nhân viên khác của phòng kinh doanh am hiểu về chính sách bán hàng, giá bán, sản phẩm để có thể tiếp nhận và xử lý thông tin từ phía khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera giai đoạn 2011-2015 (Trang 56)

w