PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC 1 Chiến lược sản phẩm.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera giai đoạn 2011-2015 (Trang 49)

1. Chiến lược sản phẩm.

Để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội đã định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu sản phẩm hợp lý, đó là cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, trên cơ sở khả năng của doanh nghiệp cho phép tối đa hóa lợi nhuận.

Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến động, tiến bộ khoa học công nghiệp phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phải được coi là cơ cấu động, nghĩa là phải liên tục hoàn thiện và đổi mới. Đó là một trong những điều kiện bảo đảm doanh nghiệp thích ứng với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển. Đổi mới cơ cấu sản phẩm được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau như:

- Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm có sức cạnh tranh kém và những sản phẩm không có khả năng tạo ra lợi nhuận.

- Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn thiện về hình thức, hoàn thiện về nội dung, tạo ra nhiều kiểu dáng.

- Bổ sung thêm vào doanh mục những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới.

2. Chiến lược thị trường.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng công ty cần phải biết khách hàng muốn gì? Khi nào muốn? Muốn thỏa mãn như thế nào?

- Tập trung vào nhu cầu của khách hàng: Sự thành công của các doanh nghiệp chính là nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng cao của đại bộ phận khách hàng. Trong trường hợp khi thị trường bão hòa hoặc các đối thủ cạnh tranh

trong nước lớn mạnh thì với chất lượng sản phẩm không đổi, mẫu mã cũ, phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng vẫn chỉ là những biện pháp truyền thống; không để ý đến nhu cầu khách hàng, phản ứng sau tiêu dùng của khách hàng và những kiến nghị về chất lượng, điều kiện sử dụng của khách hàng thì khách hàng sẽ không tiêu dùng sản phẩm của công ty nữa. Vì vậy, công ty đã đề ra các giải pháp là:

+ Xây dựng và tổ chức bộ phận chuyên trách nghiên cứu về thị trường và nhu cầu của khách hàng.

+ Nâng cao chất lượng của các kênh thông tin về phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, quan tâm đến ý kiến phản hồi của khách hàng.

- Thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng: Nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàng để làm tiền đề cho việc tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, biết được họ muốn gì để nghiên cứu giải quyết thỏa mãn những mong muốn đó.

Qua nghiên cứu việc tiêu thụ sản phẩm và thăm dò ý kiến người tiêu dùng sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera thì khách hàng không có phản hồi nhiều về sản phẩm. Tuy nhiên tình hình tiêu thụ ngày càng giảm do giá hơi cao, chưa đa dạng về mẫu mã và sự độc đáo của sản phẩm.

3. Chiến lược cạnh tranh.

Để thực hiện chiến lược này công ty sử dụng chiến lược khác biệt hóa: - Thị trường trong nước: Công ty xây dựng chiến lược khác biệt hóa đối với thị phần của những người có thu nhập cao. Chiến lược này quan tâm đặc biệt vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và kiến tạo sự độc đáo đặc biệt về mẫu mã.

Thị phần chủ yếu cho chiến lược khác biệt hóa là những khu đô thị kinh tế phát triển, bên cạnh sức mua lớn là tâm lý tiêu dùng khác biệt:

+ Tâm lý ưa chuộng sản phẩm chất lượng.

+ Tâm lý tiêu dùng những sản phẩm độc đáo có những tính năng đặc biệt về khả năng sử dụng và mẫu mã.

Để thực hiện chiến lược này công ty phải:

+ Tập trung cho đầu vào các dự án khoa học, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Đa dạng hóa mẫu mã thông qua thu thập thông tin, nghiên cứu tâm lý tiêu dùng.

+ Áp dụng phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.

+ Ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý và điều hành kỹ thuật, cũng như việc quảng bá sản phẩm của công ty.

Khi sự khác biệt hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thông qua các đơn đặt hàng thị biện pháp thực hiện là cung cấp đầy đủ các thông tin về dịch vụ sau bán hàng và các hình thức bảo hành, sửa chữa, ...

- Thị trường nước ngoài: Đây là thị trường của khách hàng có thu nhập cao, giá cả không phải là vấn đề đáng lo ngại. Do đó, cần tập trung cho mẫu mã và chất lượng. Tâm lý tiêu dùng của khách hàng nước ngoài cũng rất khác nhau:

+ Thành phần khách hàng có nhu cầu tiêu dùng thật sự.

+ Thành phần khách hàng có nhu cầu tiêu dùng với mục đích nghiên cứu.

+ Một số nhà đầu tư vào các công trình xây dựng như chung cư. Để thực hiện chiến lược này công ty phải:

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng. + Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

+ Đầu tư xây dựng hình ảnh sản phẩm.

Tuy nhiên, việc theo đuổi chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa không có nghĩa công ty thả nổi chi phí hoạt động. Chiến lược khác biệt hóa chỉ thực sự phát huy được lợi thế hơn nữa khi chi phí quản lý được giảm tối đa. Chính vì vậy, công ty cần tổ chức lại bộ máy quản lý cho gọn nhẹ, hiệu quả.

4. Chiến lược đầu tư.

Công ty tập trung đầu tư vào 2 thị trường miền trung và miền nam nhằm quảng bá, khuếch trương sản phẩm tới nhiều nơi hơn trên đất nước Việt Nam.

Cải tạo nâng cấp các showroom, đại lý tại cả ba thị trường miền bắc, miền trung và miền nam. Cải tạo nâng cấp các điểm mạng lưới hiện có kết hợp xây dựng mới để hình thành hệ thống các cửa hàng bám theo địa bàn dân cư và dọc theo các tuyến phố.

Xem xét đầu tư hoặc liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại mới ở các tỉnh, thành phố và khu vực khác như: Quảng Ninh, Vinh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, ...

Xây dựng phần mềm quản lý và phân phối các sản phẩm từ các kho đến các cửa hàng.

Cải tạo nâng cấp các showroom, đại ly tại các quốc gia: Nga, Myanmar, Thụy Điển, Pháp, Ý, Canada, Bỉ, ...

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera giai đoạn 2011-2015 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w