Phân tích khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HANEL (Trang 84)

Cũng như bất kỳ công ty khác, công ty cổ phần xây dựng Hanel hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là hướng đến lợi nhuận, bởi lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh. Việc tạo ra lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của người lãnh đạo công ty. Công ty hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận mang về càng cao. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào sự tăng hoặc giảm xuống của lợi nhuận của công ty đánh giá hoạt động của công ty là tốt hay xấu thì đôi khi chúng ta sẽ mắc sai lầm. Do đó, khi đánh giá phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã được thực hiện với tài sản, vốn chủ sở hữu…đã bỏ ra mới có thể đánh giá khách quan hơn về hiệu quả hoạt động của công ty. Những mối quan hệ ấy sẽ được tìm hiểu thông qua việc phân tích những chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty.

Bảng 2.17: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Vốn chủ sở hữu 25.036 23.900 106.425

2. Tổng tài sản 155.042 131.220 211.440

3. Doanh thu thuần 223.452 160.561 370.492

4. Lợi nhuận sau thuế 2.557 2.004 3.110

5.Tỷ suất LNST trên doanh thu (4/3) 1,14% 1,25% 0,84% 6.Tỷ suất sinh lợi của vốn CSH (ROE)

(4/1)

10,21% 8,38% 2,92%

7.Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) (4/2) 1,65% 1,53% 1,47%

Biểu đồ 2.16: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

• Tỷ suất LNST trên doanh thu (doanh lợi tiêu thụ sản phẩm)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng doanh thu thuần trong một kỳ kinh doanh, nó cho chúng ta biết trong doanh số bán ra có bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận.

Qua phân tích và đồ thị trên thị tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2011 là 1,14% nghĩa là 1 đồng doanh thu bán ra thì mới tạo ra được 0,0114 đồng lợi nhuận. Sang năm 2012 lúc này cứ 1 đồng doanh thu chỉ có 0,0125 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2013 cứ 1 đồng doanh thu có 0,0084 đồng lợi nhuận.

Năm 2012 thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng 0,11% so với năm 2011 nguyên nhân là do tốc độ giảm của doanh thu (28,15%) lớn hơn tốc độ giảm lợi nhuận sau thuế (21,62%). Năm 2013 tỷ suất này giảm 0,41% so với năm 2011. Sở dĩ tỷ suất này giảm là do tốc độ lợi nhuận sau thuế (55,19%) tăng chậm hơn sự gia tăng của doanh thu (130,75%).

Nhìn chung, chỉ tiêu này của công ty còn tương đối thấp diễn ra theo chiều hướng không tốt. Mặc dù, công ty có các biện pháp trong gia tăng doanh thu nhưng chi phí bỏ ra còn cao nên làm cho tỷ suất này giảm. Do vậy, công ty cần có các nâng cao hơn nữa các biện pháp tiết kiệm chi phí làm cho tỷ số này ngày càng tốt hơn.

• Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)

Mục tiêu cuối cùng của bất cứ một doanh ngiệp nào cũng là phải đạt được lợi nhuận cao nhất cho chủ doanh nghiệp đó. Vì vậy, chỉ tiêu này rất được chủ sở hữu doanh nghiệp quan tâm, nó đánh giá mức độ tạo ra lợi nhuậ cho chủ sở hữu daonh nghiệp.

Nếu như năm 2011 tỷ suất này là 10,21% nghĩa là 1đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra được 0,1021 đồng lợi nhuận . Đến năm 2012 thì 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra được 0,0838 đồng lợi nhuận. Đến năm 2013 thì 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại 0,0292 đồng lợi nhuận cho công ty.

Qua 3 năm, tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu của công ty giảm dần. Năm 2012 tỷ suất này giảm 1,83% so với năm 2012 nguyên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế (21,62%) lớn hơn tốc độ giảm vốn chủ sở hữu (4,54%). Sở dĩ tỷ suất này liên tục giảm mạnh năm 2013 giảm 5,46% là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (347,79%) lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (55,19%). ROE giảm cùng với nguyên nhân của ROS chủ yếu do chi phí tăng làm giảm lợi nhuận của công ty.

Ta thấy ROE liên tục giảm trong 3 năm điều này cho thấy dấu hiệu không mấy khả quan đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty cần chú trọng vào công tác dự toán định mức chi phí hợp lý, quản lý chặt chẽ chi phí phát sinh để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

• Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của tổng tài sản hiện có của công ty. Nó cho biết trong một kỳ kinh doanh thì tổng tài sản tạo ra được bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận.

Năm 2011 tỷ suất sinh lợi trên tài sản là 1,65%, nghĩa là 1 đồng tài sản tạo ra 0,0165 đồng lợi nhuận. Năm 2012 thì tỷ suất này là 1,53% trong năm 2012 thì 1 đồng tài sản tạo ra được 0,0153 đồng lợi nhuận. Năm 2013 thì tỷ suất này là 1,47% nghĩa là 1 đồng tài sản tạo ra được 0,0147 đồng lợi nhuận.

dần. Năm 2012 tỷ suất này giảm 0,12% là do tốc độ giảm lợi nhuận sau thuế giảm 21,62% lớn hơn tốc độ giảm tài sản (15,36%). Đến năm 2013 tỷ suất này lại giảm tiếp giảm 0,06% so với năm 2012. Năm 2013 tỷ suất này tiếp tục giảm là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (55,19%) nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản (61,13%).

Sau khi phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp, ta lập bảng phân tích (bằng phương pháp so sánh) giữa các năm với nhau, giữa các tỷ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp qua các năm.

Bảng 2.18: Tổng kết các chỉ tiêu phân tích STT Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012/2011 Năm 2013/2012

1 Sức sản suất của vốn lưu động 1,78 1,25 3,25 -0,53 2,00 2 Sức sinh lợi của vốn lưu động 0,028 0,022 0,036 -0,006 0,014 3 Thời gian 1 vòng quay VLĐ

(ngày)

202 288 111 86 -177

4 Sức sản suất của TSCĐ 11,69 8,17 13,25 -3,52 5,08 5 Sức sinh lợi của TSCĐ 0,19 0,14 0,15 -0,05 0,01

6 Sức hao phí của TSCĐ 5,39 6,95 6,75 1,56 -0,2

7 Khả năng thanh toán tổng quát 1,19 1,22 2,01 0,03 0,79 8 Khả năng thanh toán nợ NH 1,24 1,33 1,92 0,09 0,59 9 Khả năng thanh toán nhanh 1,02 1,11 1,63 0,09 0,52

10 Hệ số nợ 83,9% 81,8% 49,7% -2,1% -32,1%

11 Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu 16,1% 18,2% 50,3% 2,1% 32,1% 12 Tỷ suất đầu tư vào TS dài hạn 0,091 0,109 0,190 0,018 0,081 13 Tỷ suất đầu tư vào TS ngắn hạn 0,909 0,891 0,810 -0,018 -0,081

14 Cơ cấu tài sản 10,03 8,15 4,27 -1,88 -3,88

15 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 1,78 1,67 2,65 -0,11 0,98 16 Vòng quay hàng tồn kho 8,53 7,86 13,79 -0,67 5,93 17 Vòng quay các khoản phải thu 3,04 2,95 5,40 -0,09 2,45 18 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 118,5 122,1 66,6 3,6 -55,5 19 Vòng quay vốn chủ sở hữu 8,93 6,72 3,48 -2,21 -3,24 20 Hiệu suất sử dụng vốn cố định 17,09 11,31 13,59 -5,78 2,28 21 Vòng quay toàn bộ tài sản 1,44 1,22 1,75 -0,22 0,53 22 Tỷ suất LNST trên doanh thu 1,14% 1,25% 0,84% 0,11% -0,41% 23 Tỷ suất sinh lợi của VCSH

(ROE)

10,21% 8,38% 2,92% -1,83% -5,46% 24 Tỷ suất sinh lợi của tài sản

(ROA)

(Nguồn: tự tổng hợp)

Nhận xét: Thông qua các tỷ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp, sau khi so sánh các năm với nhau, ta rút ra một số nhận xét sơ bộ sau:

- Về hiệu quả sử dụng TSLĐ: Sức sản xuất VLĐ, Sức sinh lời VLĐ năm 2012 giảm so với năm 2011 do doanh thu thuần giảm và nguyên giá bình quân TSLĐ tăng nhưng đến năm 2013 thì sức sản xuất VLĐ, sức sinh lời VLĐ tăng do doanh thu thuần tăng trong khi nguyên giá bình quân TSLĐ giảm. Nhìn chung thì đạt hiệu quả ở chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lời VLĐ. Thời gian một vòng quay VLĐ năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng đên năm 2013 thì giảm so với năm 2012, năm 2012. Điều này là do sức sản xuất VLĐ năm 2013 tăng so với năm 2011, năm 2012

- Về hiệu quả sử dụng TSCĐ thì cả sức sinh lời và sức sản xuất TSCĐ năm 2012 giảm so với năm 2011.Điều này là do cả lợi nhuận thuần ,doanh thu thuần giảm trong khi nguyên giá bình quân TSCĐ tăng. Đến năm 2013 thì sức sinh lời , sức sản xuất TSCĐ tăng do doanh thu thuần và lợi nhuận thuần tăng nhanh hơn nguyên giá bình quân TSCĐ. Điều này là tốt. Còn sức hao phí TSCĐ tăng năm 2012 nhưng sau đó năm 2013 giảm. Điều này tốt.

- Về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh đều tốt hơn năm 2010.

- Về cơ cấu nguồn vốn và tài sản :Trong 1 đồng vốn kinh doanh , năm 2013 có 0,497 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài giảm 0,321 đồng so với năm 2012, giảm 0,342 đồng so với năm 2011. Điều này khá tốt. Hệ số nợ cao nhưng giảm dần qua các năm điều này lý giải tại sao hệ số khả năng thanh toán tăng.

Sự phân bổ vốn kinh doanh vào các loại tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định) của doanh nghiệp chưa được hợp lý. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn lớn hơn nhiều so với tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn cho thấy mức độ tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh là thấp. Nhưng đối với một Công ty chuyên nghành về xây dựng thì các tỷ số này không hẳn là không tốt vì một số máy móc xây dựng không thường xuyên sử dụng Công

ty thường tiến hành đi thuê của các đơn vị khác. Tuy nhiên trong năm vừa qua Công ty cũng đã đầu tư thêm vào tài sản cố định, điều này cho thấy Công ty đã có kế hoạch nâng cao năng lực sản suất và có xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghịệp.

Tỷ suất tự tài trợ cho TSCĐ đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Mặt khác còn chứng tỏ rằng TSCĐ của Công ty được hình thành không phải là do nguồn vay dài hạn.

- Về tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn: Thể hiện ở chỉ tiêu 1 đồng tài sản sử dụng tạo ra 1,75 đồng doanh thu ở năm 2013 cao hơn 2 năm trước. Đi vào chi tiết ta thấy bình quân 1 đồng vốn lưu động tham gia tạo ra 3,25 đồng doanh thu cao hơn so với các năm trước. Vòng quay cố định (Hiệu quả sử dụng vốn cố định) năm 2012 giảm nhưng đến năm 2013 tăng là do tốc độ tăng doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân.

- Riêng chỉ tiêu đánh giá mức sinh lời của vốn chủ sở hữu qua các năm giảm, điều này sẽ không làm thỏa mãn các nhà đầu tư. Tỷ suất sinh lời tài sản giảm qua các năm chứng tỏ công ty đầu tư vào tài sản không hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm trong kỳ vừa qua doanh nghiệp lấy vốn ở đâu và làm việc gì, ta đi sâu phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

2.2.7 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Từ những bảng phân tích sự biến động và kết cấu của các tài sản , nguồn vốn ta có bảng phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn. Sự biến động của các tài sản và nguồn vốn được ghi theo phương thức: Các khoản mục phần nguồn vốn giảm hoặc khoản mục phần tài sản tăng thì ghi vào sử dụng vốn; Các khoản mục bên nguồn vốn tăng hoặc khoản mục bên tài sản giảm thì ghi vào nguồn vốn.

Từ số liệu của bảng cân đối kế toán, ta lập bản phân tích diễn biến và sử dụng vốn theo bảng sau:

Bảng 2.19: Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013

Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng (%) Lượng (%) Lượng (%) Lượng (%)

1 Tiền 664 1,97 19.048 20,46

2 Các khoản tương

đương tiền 646 1,91 7.969 8,56

3 Phải thu khách hàng 17.530 51,93 14.533 15,61 4 Các khoản phải thu

khác 891 2,64 2.167 2,33

5 Dự phòng các khoản

phải thu khó đòi 673 1,99 2.556 2,74

6 Hàng tồn kho 5.582 16,53 6.921 7,43

7 Thuế GTGTđược khấu trừ 88 0,26 2.347 2,52 8 Tài sản ngắn hạn khác 669 1,98 3.991 4,29 9 Tài sản cố định hữu hình 979 2,90 14.166 15,21 10 Chi phí xây dựng dở dang 1.701 5,03 11.100 11,92

11 chi phí trả trước dài

hạn 421 1,25 544 0,58

12 Vay và nợ ngắn hạn 3.543 10,49 4.827 5,18

13 Phải trả người bán 1.181 3,50 429 0,46

14 Người mua trả tiền

trước 24.774 73,38 7.446 8,00

15 Thuế và các khoản

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013

Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng (%) Lượng (%) Lượng (%) Lượng (%) 16 Các khoản phải trả phải nộp khác 3.533 10,47 1.802 1,93 17 Vay và nợ dài hạn 3364 9,96 3.695 3,97 18 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 50 0,15 150 0,16 19 Vốn đầu tư vốn chủ sở hữu 80.000 85,91

20 Quỹ đầu tư phát

triển 438 1,30 996 1,07

21 Quỹ dự phòng tài

chính 165 0,49 324 0,35

22 Lợi nhuận chưa

phân phối 552 1,64 1.105 1,19

23 Quỹ khen thưởng và

phúc lợi 19 0,06 100 0,11

Cộng 33.759 100 33.759 100 93.116 100 93.116 100

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013)

Nhận xét:

- Trong năm 2012, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 33.759 triệu đồng và tăng 21,77% so với năm 2011. Mặt khác, trong năm 2012 Công ty cổ phần xây dựng Hanel khai thác nguồn vốn chủ yếu là tăng các khoản vay nợ dài hạn (9,96%) và giảm phải thu của khách hàng (51,93%) và giảm hàng tồn kho (16,53%). Với tổng nguồn vốn là 33.759 triệu đồng, doanh nghiệp dùng để tài trợ chủ yếu cho phần gia tăng tiền (1,97%), các khoản tương đương tiền (1,91%), chi phí xây dựng cơ bản dở dang (5,03%), giảm Phải trả người bán (3,50%), người mua trả tiền trước (73,38%), thuế và các khoản phải nộp nhà nước (0,16%), Các khoản phải nộp khác (10,47%),dự phòng mất việc (0,15%), quỹ đầu tư và phát triển (1,30%), quỹ dự phòng tài chính (0,49%), lợi nhuận chưa phân phối (1,64%).

- Trong năm 2013, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tăng 93.116 triệu đồng so với năm 2012. Như vậy, Công ty cổ phần xây dựng Hanel vẫn duy trì tốt mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Mặt khác, trong năm 2013 Công ty cổ phần xây dựng Hanel khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là tăng các vốn chủ sở hữu (85,91%), người mua

trả tiền trước (8,00%), quỹ đầu tư phát triển (1,07%), phải trả người bán (0,46%), dự phòng mất việc làm (0,16%), quỹ dự phòng tài chính (0,35%), lợi nhuận chưa phân phố i(1,19%),quỹ khen thưởng phúc lợi(0,11%) và giảm dự phòng phải thu khó đòi (2,74%). Vậy với nguồn vốn là 93.116 tỷ đồng công ty sử dụng tăng tiền (20,46%), các khoản tương đương tiền (8,56%), phải thu khách hàng (15,61%), các khoản phải thu khác (2,33%), hàng tồn kho (7,43%), Thuế GTGT được khấu trừ (2,52%), tài sản ngắn hạn khác (4,29%), Tài sản cố định hữu hình (15,21%), chi phí xây dựng cơ bản dở dang (11,92%) và giảm vay nợ ngắn hạn (5,18%), các khoản phải trả phải nộp khác (1,93%), giảm vay dài hạn (3,97%).

Như vậy, trong năm 2013 việc huy động vốn của doanh nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực đó sử dụng linh hoạt quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, huy động nguồn vốn chủ sở hữu và sử dụng lợi nhuận chưa phân phối. Với số vốn huy động đó doanh nghiệp chủ yếu sử dụng tăng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm cơ sở vật chất cho công ty, thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, các khoản phải phải trả phải nộp khác. Đây là chính sách đúng đắn cho sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp.

2.2.8 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SXKD

- Về vốn lưu động thường xuyên

Bảng 2.20: VLĐ thường xuyên

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Vốn chủ sở hữu 25.036 23.900 106.425

2. Nợ dài hạn 15.879 19.193 15.648

3.TSCĐ và đầu tư dài hạn 14.047 14.348 40.158

4.VLĐ thường xuyên (1+2-3) 26.868 28.745 81.915

Nguồn vốn dài hạn ở các năm đều lớn hơn tài sản dài hạn nên vốn lưu động thường xuyên đều dương tức là nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, phần dư thừa đó đầu tư vào TSLĐ. Đồng thời tài sản ngắn hạn lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HANEL (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w