Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh những kết quả đạt được thì công ty vẫn còn những tồn tại sau:
- Giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức cao điển hình như năm 2013 thì giá vốn hàng bán tăng 139,44% so với năm 2012.Giá vốn hàng bán tăng là do hiệu quả công tác quản lý chi phí trong khâu sản xuất năm 2013 giảm so với năm 2012 thể hiện tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2013 tăng 3,5% so với năm 2012. Tức là trong năm 2012 thì 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra 92,94 đồng giá vốn hàng bán, năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp bỏ ra 96,44 đồng giá vốn hàng bán tăng 3,5 đồng so với năm 2012. Các khoản chi phí của doanh nghiệp so với năm trước tăng trưởng khá mạnh, cần phải quản lý chặt chẽ từng khoản mục, bộ phận cũng như trong toàn doanh nghiệp.
- Các khoản phải thu của Công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 đến năm 2013 các khoản phải thu tăng chủ yếu là do các khoản phải thu của khách hàng, do vậy Công ty cần có biện pháp quản lý các khoản phải thu của khách hàng.
- Hàng tồn kho của Công ty tăng chủ yếu là do chi phí phí sản xuất dở dang. Nguyên nhân phát sinh hàng tồn kho là do bên chủ đầu tư chưa chấp nhận thanh toán công trình. Công trình có thể đã được nghiệm thu nhưng chưa được bàn giao. Lý do của việc chưa bàn giao có thể là do công trình không hoàn thành đúng tiến
độ, công trình phát sinh các khoản mục ngoài ý muốn, công trình thi công không đúng như thiết kế và bên chủ đầu tư không chấp nhận. Tại công ty, hàng tồn kho là do các công trình chưa được nghiệm thu vào thời điểm đánh giá. Hàng tồn kho nhiều đồng nghĩa với việc nhiều công trình chưa được nghiệm thu, cũng tức là không có doanh thu từ công trình đó. Hàng tồn kho có tính chất tạm thời, việc tăng hàng tồn kho vào cuối năm chưa chắc đã gây nguy hại cho công ty. Tuy nhiên tránh được là vẫn tốt. Do đó Công ty cần có các biện pháp thúc đẩy sản xuất để sớm hoàn thành quyết toán và đốc thúc nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư.
- Sự phân bổ vốn kinh doanh vào các loại tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định) của doanh nghiệp chưa được hợp lý. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn lớn hơn nhiều so với tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn cho thấy mức độ tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh là thấp. Nhưng đối với một Công ty chuyên nghành về xây dựng thì các tỷ số này không hẳn là không tốt vì một số máy móc xây dựng không thường xuyên sử dụng Công ty thường tiến hành đi thuê của các đơn vị khác. Tuy nhiên, Công ty cũng chú trọng đầu tư thêm vào tài sản cố định để nâng cao năng lực sản suất và có xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghịệp.
- Tỷ suất ROE, tỷ suất ROS, tỷ suất ROA của doanh nghiệp đều giảm . Xem xét cụ thể, việc các hệ số này giảm không phải là do doanh thu của công ty giảm mà là do sự gia tăng của tổng chi phí, dù lợi nhuận của công ty tăng nhưng vẫn không đủ khuyếch đại các hệ số.
Trên đây là một số ưu điểm và hạn chế về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể giữ vững thị trường hiện có và phát triển trong thời gian tới, doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể phát huy sức mạnh, khắc phục hạn chế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HANEL