Bảng 2.7: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2011, năm 2012, năm 2013
(Đơn vị tính : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012
Lượng Tỷ trọng(%) Lượng Tỷ trọng(%) Lượng Tỷ trọng(%) Lượng Tỷ lệ(%) Lượng Tỷ lệ(%) A .Nợ PT 130.006 83,85 107.320 81,79 105.015 49,67 (22.686) (17,45) (2.305) (2,15) I. Nợ NH 114.127 73,61 88.127 67,16 89.367 42,27 (26.000) ( 22,78) 1.240 1,41 Vay và nợ ngắn hạn `14.671 9,46 18.214 13,88 13.387 6,33 3.543 24,15 (4.827) (26,50) Phải trả ngườibán 7.843 5,06 6.662 5,08 7.091 3,35 (1.181) (15,06) 429 6,44
Người mua trả tiền
trước 55.427 35,75 30.653 23,36 38.099 18,02 (24.774) (44,69) 7.446 19,54 Thuế và các khoản phải nộp 864 0,56 809 0,62 803 0,38 (55) (6,37) (6) (0,74) Các khoản phải trả khác 35.322 22,78 31.789 24,23 29.987 14,18 (3.533) (10,00) (1.802) (5,67) II. Nợ DH 15.879 10,24 19.193 14,63 15.648 7,40 3.314 20,88 (3.545) (18,47) Vay nợ dài hạn 15.679 10,11 19.043 14,51 15.348 7,26 3.364 21,46 (3.695) (19,40) Dự phòng trợ cấp mất việc 200 0,13 150 0,12 300 0,14 (50) (25) 150 100 B. Vốn chủ sở hữu 25.036 16,15 23.900 18,21 106.425 50,33 (1.136) ( 4,54) 82.525 345,29
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012
Lượng Tỷ trọng(%) Lượng Tỷ trọng(%) Lượng Tỷ trọng(%) Lượng Tỷ lệ(%) Lượng Tỷ lệ(%) I. Vốn chủ sở hữu 24.855 16,03 23.700 18,06 106.125 50,19 (1.155) (4,65) 82.425 347,79
Vốn đầu tư chủ sở hữu 20.000 12,89 20.000 15,24 100.000 47,29 0 100 80.000 400
Quỹ đầu tư và phát triển 1.567 1,01 1.129 0,86 2.125 1,01 (438) (27,95) 996 88,22
Quỹ dự phòng tài chính 732 0,47 567 0,43 891 0,42 (165) (22,54) 324 57,14
Lợi nhuận chưa phân phối 2.556 1,65 2.004 1,53 3.109 1,47 (552) (21,59) 1.105 55,14
II. Nguồn kinh phí và
quỹ khác 181 0,12 200 0,15 300 0,14 19 10,49 100 50,00
Quỹ khen thưởng
phúc lợi 181 0,12 200 0,15 300 0,14 19 10,49 100 50,00
Tổng nguồn vốn 155.042 100,00 131.220 100,00 211.440 100,00 (23.822) (15,36) 80.220 61,13
Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động nguồn vốn
Qua bảng phân tích biến động nguồn vốn thì năm 2012 so với năm 2011 tổng nguồn vốn giảm 23.822 triệu đồng với tỷ lệ tương đối là 15.36%. Còn năm 2013 tổng nguồn vốn tăng 80.220 triệu đồng tương ứng với 61,13% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của công ty tăng đáng kể do đó công ty điều kiện mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tăng hay giảm nguồn vốn chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là rất cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính là rất thấp.
-Phân tích nợ phải trả:
Nợ phải trả phải trả giảm dần qua các năm , năm 2012 nợ phải trả giảm 22.686 triệu đồng tương ứng với 17,45% so với năm 2011 nguyên nhân là nợ ngắn hạn giảm 26.000 triệu đồng tương đương với 22,78% còn nợ dài hạn tăng 20,88%. Đến năm 2013 nợ phải trả giảm 2.305 triệu đồng tương ứng với 2,15% so với năm 2012. Nguyên nhân là nợ dài hạn giảm 18,47% còn nợ ngắn hạn tăng nhưng tăng ít, tăng 1,41%. Đây là biểu hiện rất tốt chứng tỏ gánh nặng trả nợ của doanh nghiệp giảm, khả năng tự chủ của doanh nghiệp tăng.
T ri ệu đ ồn g
+Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ nhanh nhất cho doanh nghiệp khi nguồn vốn không xoay vòng kịp. Tuy nhiên sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ dẫn đến mất an toàn cho hoạt động của công ty khi khoản nợ này đến hạn mà không thanh toán được. Nợ ngắn hạn của công ty năm 2012 đã giảm 26.000 triệu đồng tương ứng với 22,78% so với năm 2011. Nguyên nhân là sự giảm phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp. Đến năm 2013 thì nợ ngắn hạn tăng 1.240 triệu đồng tương ứng với 1,41% là do tăng các khoản phải trả người bán, người mua trả người bán.
Vay và nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 3.543 triệu đồng tương đương với 24,15%. Với việc đầu tư thêm và đổi mới trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nâng cao năng suất lao động, công việc giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) làm cho nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao nên doanh nghiệp phải vay thêm vốn ngắn hạn để ổn định sản xuất. Dù gây nên áp lực trả nợ cho doanh nghiệp nhưng qua xem xét doanh nghiệp không có khoản nợ nào quá hạn nào nên việc vay vốn ngắn hạn của công ty được xem là hợp lý, dù vậy doanh nghiệp phải chú ý đến thời hạn thanh toán các khoản nợ. Năm 2013 thì công ty thực hiện thanh toán nợ tốt làm cho vay và nợ ngắn hạn giảm 4.827 triệu đồng tương đương với 26,05%.
Phải trả người bán năm 2011 giảm 1.181 triệu đồng tương đương với 15,06% nhưng đến năm 2013 thì phải trả người bán tăng 429 triệu đồng tương ứng 6,44%. Khoản mục này tăng là do công ty tăng thêm nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất và giá nguyên vật liệu cao hơn năm trước. Tuy nhiên đây là nguồn vốn huy động từ bên ngoài nên nó tăng áp lực và sự phụ thuộc của doanh nghiệp và chủ nợ và lạm dụng nguồn vốn này có thể làm cho doanh nghiệp mất uy tín trong kinh doanh. Vì vậy ban quản trị doanh nghiệp cũng cần xem xét lợi ích và chi phí sử dụng vốn từ việc chiếm dụng vốn này, theo dõi thời hạn phải trả các khoản nợ để thanh toán kịp thời giữ uy tín với nhà cung cấp.
Bên cạnh đó các khoản phải trả phải nộp khác , thuế và các khoản phải nộp giảm cụ thể năm 2012 thì các khoản phải trả phải nộp khác giảm 3.533 triệu đồng tương ứng 10,00%, đến năm 2013 các khoản phải, phải nộp khác giảm 1.802 triệu đồng tương ứng với 5,67%. Thuế và các khoản phải nộp thuế giảm dần chứng tỏ doanh nghiệp thực hiện tốt kỷ luật thuế.
+ Nợ dài hạn
Là nguồn tài trợ cho doanh nghiệp khi thiếu hụt nguồn vốn có tính an toàn cao hơn nợ ngắn hạn. Công ty có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho tài sản cố định. Năm 2012 thì nợ dài hạn tăng 3.314 triệu đồng tương ứng với 20,88% so với năm 2011. Điều này làm tăng gánh nợ cho công ty, ảnh hưởng không tốt cho công ty vì Nhưng đến năm 2013 thì nợ dài hạn giảm 3.545 triệu đồng tương đương với 18,47% so với năm 2012 làm giảm gánh nợ cho công ty.
Trong năm 2012 thì doanh nghiệp cần vốn dài hạn để đầu tư tài sản cố định điều này thể hiện các khoản vay dài hạn tăng 3.364 triệu đồng tăng 21,46%. Như đã nói trên doanh nghiệp cần vốn để đầu tư, đổi mới thiết bi, tiếp tục thi công công trình đến năm 2013 vay dài hạn giảm 3.695 triệu đồng tương đương với 19,40% giảm gánh nợ cho công ty. Bên cạnh đó năm 2012 dự phòng mất giảm 50 triệu đồng tương đương với 25% nhưng đến năm 2013 dự phòng mất việc tăng 150 triệu đồng tương ứng với 100% cho thấy phần nào công ty quan tâm đến quyền lợi người lao động.
-Phân tích tình hình nguồn vốn chủ hữu
Kết hợp với đồ thị thì ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2012 giảm 1.136 triệu đồng tương đương với 4,54% nhưng năm 2013 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 82.525 triệu đồng tương ứng với 345,29% cụ thể:
+Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định tính tự chủ của công ty trong hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm 1.155 triệu đồng tương ứng với 4,65% so với năm 2011 đến năm 2013 thì vốn chủ sở hữu tăng lên một cách đáng kể tăng 82.425 triệu đồng tương ứng với
347,79% so với năm 2012. Việc vốn chủ sở hữu tăng lên một cách đáng kể năm 2013 cho thấy là doanh nghiệp kinh doanh có lãi, hiệu quả kinh doanh tăng từ đó thu hút được vốn đầu tư chủ sở hữu. Vốn đầu tư chủ sở hữu năm 2013 tăng 80.000 triệu đồng tương ứng 400%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp cao và doanh nghiệp đã chú ý đến tổ chức, khai thác và huy động vốn của mình để từ đó để lại một khối lượng lợi nhuận khá lớn bổ sung vốn đáp ứng nhu cầu tăng vốn trong năm. Lợi nhuận chưa phân phối năm 2012 giảm 552 triệu đồng tương ứng với 21,59% nhưng đến năm 2013 thì lợi nhuận chưa phân phối tăng 1.105 triệu đồng tương đương với 55,14% chứng tỏ trong kỳ doanh ngiệp kinh doanh có lãi .
+Nguồn kinh phí và quỹ khác tăng dần qua các năm. Năm 2012 nguồn kinh phí và quỹ khác tăng lên 19 triệu đồng tương đương với 10,49% so với năm 2011.Đến năm 2013 nguồn kinh phí và quỹ này lại tăng lên 100 triệu đồng tương ứng với 50% so với năm 2012. Nguồn kinh phí và quỹ khác tăng chủ yếu là do quỹ khen thưởng và phúc lợi tăng đều đó cho thấy doanh nghiệp đã quan tâm đến lợi ích của người lao động.