Bảng 2.8 : Bảng phân tích tình hình sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính :Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch năm 2012,2011
Chênh lệch năm 2013,2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ 223.452 160.561 370.492 (62.891) (28,15) 209.931 130,75
Các khoản giảm trừ - - - -
Doanh thu thuần 223.452 160.561 370.492 (62.891) (28,15) 209.931 130,75
Giá vốn 209.457 149.231 357.321 (60.226) (28,75) 208.090 139,44
Lợi nhuận gộp 13.995 11.330 13.171 (2.665) (19,04) 1.841 16,25
Doanh thu hoạt động tài chính - - - -
Chi phí tài chính - - - -
Chi phí bán hàng - - - -
Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.452 8.500 9.024 (1.952) (18,68 ) 524 6,16
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất
kinh doanh 3.543 2.830 4.147 (713) (20,11) 1.317 46,53
Lợi nhuận trước thuế 3.543 2.830 4.147 (713) (20,11 ) 1.317 46,53
Thuế phải nộp 986 826 1.037 (160) (16,22) 211 25,54
Lợi nhuận sau thuế 2.557 2.004 3.110 (553) (21,62) 1.106 55,19
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 160.561 triệu đồng giảm 62.891 triệu đồng tương ứng với 28,15% nhưng đến năm 2013 thì doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ tăng 209.931 triệu đồng tương đương với 130,75%. Đây thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp góp phần tăng doanh thu thuần tạo điều kiện tăng lợi nhuận kinh doanh.
- Trong năm không có các khoản giảm trừ doanh thu là do doanh nghiệp luôn quan tâm đến chất lượng công trình, tạo uy tín khách hàng. Nhờ đó doanh thu thuần năm 2012 là 160.561 triệu đồng so với năm 2011 giảm 62.891 triệu đồng tương ứng với 28,15%. Đến năm 2013 thì doanh thu thuần là 370.492 triệu đồng tăng 209.931 triệu đồng tương ứng với 130,75%. Đây là biểu hiện tốt, thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu tăng được doanh thu dù là tăng được khối lượng tiêu thụ sản phẩm hay là tăng giá bán hợp lý.
- Giá vốn hàng bán năm 2012 là 149.231 triệu đồng so với năm 2011 giảm 60.226 triệu đồng giảm 28,75%. Đến năm 2013 thì giá vốn hàng bán là 357.321 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 208.090 triệu đồng tương đương với 139,44%. Việc tăng giá vốn hàng bán một phần có thể là do tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và một phần còn là hiệu quả công tác quản lý chi phí trong khâu sản xuất năm 2013 so với năm 2012 giảm đi thể hiện ở tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần. Tỷ suất giá vốn hàng vốn hàng bán trên doanh thu năm 2012 là 92,94%. Năm 2013 tỷ suất giá vốn trên doanh thu là 96,44% tăng 3,5% so với năm 2012. Tức là trong năm 2012 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra 92,94 đồng giá vốn hàng bán, năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra 96,44 đồng giá vốn hàng bán, tăng 3,5 đồng so với năm 2012.
- Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD của Công ty năm 2012 giảm 713 (Triệu đồng) tương đương với 20,11% do tổng doanh thu giảm 62.891 ( Triệu đồng) tương đương với 28,15% và giá vốn hàng bán giảm 60.226 ( Triệu đồng) tương đương với 28,75%. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1.952 ( Triệu đồng) tương đương với 18,68% so với năm 2011. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD của Công ty năm 2013
tăng 1.317 Triệu đồng tương đương 46,53% do tổng doanh thu tăng 209.931 ( Triệu đồng) tương đương với 130,75% và giá vốn hàng bán tăng 208.090 ( Triệu đồng) tương đương với 139,44%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 523.783.446 (đồng) tương đương với 6,16% so với năm 2012.
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp năm 2012 là 2.004 triệu đồng so với năm 2011 giảm 553 triệu đồng tương ứng với 21,62% . Đến năm 2013 thì lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2012 là 1.106 triệu đồng tương đương với 55,19%. Sự gia tăng lợi nhuận sau thuế năm 2013 thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm lợi nhuận.
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ và TSCĐ2.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ 2.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ
Hiệu quả chung về sử dụng TSLĐ được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi của vốn lưu động (tài sản lưu động).
Vậy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu trong bảng sau:
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSLĐ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1.TSLĐ đầu năm 110.323 140.995 116.872
2.TSLĐ cuối năm 140.995 116.872 171.282
3. TSLĐ bình quân ((1+2)/2) 125.659 128.933 114.077
4. Doanh thu thuần 223.452 160.561 370.492
5. Lợi nhuận thuần 3.543 2.830 4.147
6. Sức sản suất của VLĐ (4/3) (lần) 1,78 1,25 3,25 7. Sức sinh lợi của VLĐ (5/3) (lần) 0,028 0,022 0,036 8. Thời gian 1 vòng quay VLĐ (360/6) (ngày) 202 288 111
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011 đến năm 2013)
Sức sản xuất của VLĐ năm 2012 là 1,25 lần giảm 0,53 lần so với năm 2011 nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm 28,15% còn TSLĐ bình quân tăng 2,61%. Đến năm 2013 sức sản xuất VLĐ 3,25 lần tăng 2,00 lần so với năm 2012 nguyên nhân là doanh thu thuần tăng mạnh 130,75% còn TSLĐ bình quân giảm 11,52%. Trong năm 2011 thì 1 đồng VLĐ mang lại 1,78 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, năm 2013 thì cứ 1 đồng VLĐ bình quân mang lại lần lượt 1,25 đồng, 3,25 đồng doanh thu thuần. Mặc dù sức sản xuất TSLĐ năm 2012 giảm nhưng năm 2013 tăng đây là dấu hiệu tốt cho công ty.
Sức sinh lợi TSLĐ năm 2012 là 0,022 lần giảm 0,006 lần so với năm 2011 nguyên nhân là do lợi nhuần thuần giảm 20,11% còn TSLĐ bình quân tăng 2,61%. Đến năm 2013 thì sức sinh lợi TSLĐ là 0,036 lần tăng 0,014 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do lợi nhuần thuần tăng 46,53% còn TSLĐ bình quân giảm 11,52% Trong năm 2011 cứ 1 đồng VLĐ bình quân sẽ mang lại 0,028 đồng lợi nhuận thuần. Năm 2012, năm 2013 cứ 1 đồng VLĐ bình quân sẽ lần lượt mang lại 0,022 đồng và 0,036 đồng lợi nhuần thuần. Năm 2013 sức sinh lợi TSLĐ đã tăng lên đây là dấu hiệu tốt cho công ty.
Thời gian một vòng quay vốn lưu động thể hiện số này cần thiết cho vốn lưu động quay được 1 vòng . Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyến càng lớn. Thời gian của kỳ phân tích là 360 ngày. Như vậy theo phân tích trên năm 2013 thì thời gian 1 vòng quay VLĐ là 288 ngày cao hơn năm 2011
L
là 86 ngày nguyên nhân là do sức sản xuất giảm 0,53 lần. Đến năm 2013 thời gian 1 vòng quay VLĐ là 111 ngày cho thấp hơn năm 2011 là 177 ngày nguyên nhân là do sức sản xuất tăng 2,00. Thời gian một vòng quay VLĐ giảm chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng lớn. Điều này là tốt cho công ty.
2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Bảng2.10: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị tính :Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. 1. Nguyên giá TSCĐ đầu năm 17.659 20.543 18.783
2 Nguyên giá TSCĐ cuối năm 20.543 18.783 37.156
3 Nguyên giá TSCĐ bình quân ((1+2)/2) 19.101 19.663 27.969
4.Doanh thu thuần 223.452 160.561 370.492
5. Lợi nhuận thuần 3.543 2.830 4.147
6.Sức sản xuất của TSCĐ (4/3) 11,69 8,17 13,25
7. Sức sinh lợi của TSCĐ (5/3) 0,19 0,14 0,15
8. Sức hao phí của TSCĐ (3/5) 5,39 6,95 6,75
(Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2011, năm 2012, năm 2013)
Biểu đồ 2.4: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ
Sức sản suất của TSCĐ của Công ty xây dựng Hanel năm 2012 là 8,17 lần giảm 3,52 lần so với năm 2011 nguyên nhân do doanh thu thuần giảm 28,15% giảm
L
còn nguyên giá TSCĐ bình quân tăng 2,94%. Đến năm 2013 sức sản xuất TSCĐ là 13,25 lần tăng 5,08 lần so với năm 2012 nguyên nhân tốc độ tăng của doanh thu (130,75%) lớn hơn tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ bình quân (42,24%). Trong năm 2011 sức sản xuất của TSCĐ là 11,69 lần nghĩa là 1 đồng nguyên giá TSCĐ thì thu được 11,69 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 thì 1 đồng nguyên giá TSCĐ thì thu được 8,17 đồng doanh thu thuần. Năm 2013 thì 1 đồng nguyên giá TSCĐ thì thu được 13,25 đồng doanh thu thuần. Mặc dù, sức sản xuất TSCĐ năm 2012 giảm nhưng đến năm 2103 sức sản xuất TSCĐ đã tăng lên đây là dấu hiệu tốt cho công ty. Điều này chứng tỏ công ty khai thác tốt năng lực sản xuất của TSCĐ phục vụ nhu cầu sản xuất.
Qua tính toán ta thấy, sức sinh lợi của TSCĐ năm 2012 là 0,14 lần giảm 0,05 lần so với năm 2011 nguyên nhân là do lợi nhuận thuần giảm 20,11% còn nguyên giá TSCĐ bình quân tăng ít 2,94%. Đến năm 2013 thì sức sinh lợi TSCĐ là 0,15 lần tăng 0,01 lần nguyên nhân là tốc độ tăng của lợi nhuần thuần (46,53%) lớn hơn tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ bình quân (42,24%). Trong năm 2011 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân mang lại 0,19 đồng lợi nhuận thuần. Đối với năm 2012 và năm 2013 thì 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân sẽ lần lượt đem lại 0,14 đồng và 0,15 đồng lợi nhuận thuần. Như vậy, sức lợi TSCĐ năm 2012 giảm nhưng đến năm 2013 sức sinh lợi TSCĐ đã tăng mặc dù tăng không nhiều nhưng vần là điều tốt cho công ty.
Chỉ tiêu Sức hao phí của TSCĐ là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ, suất hao phí của TSCĐ cho biết để có một đồng lợi nhuận thuần thì sẽ hao phí mất bao nhiêu đồng TSCĐ. Theo tính toán trên thì sức hao phí của TSCĐ năm 2012 là 6,95 lần tăng 1,56 lần so với năm 2011 nguyên nhân nguyên giá TSCĐ bình quân tăng 2,94% còn lợi nhuần thuần giảm 20,11%. Đến năm 2013 thì sức hao phí TSCĐ là 6,75 lần giảm 0,2 lần nguyên nhân là do tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ bình quân (42,24%) nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuần thuần (46,53%). Năm 2011 cứ thu được 1 đồng lợi nhuần thuần sẽ mất 5,39 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ. Năm 2012, năm 2013 cứ thu được 1 đồng lợi nhuận thuần thì
sẽ mất lần lượt 6,95 đồng, 6,75 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ. Sức hao phí TSCĐ của công ty năm 2013 đã giảm đây là dấu hiệu tốt cho công ty.
2.2.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán2.2.3.1 Phân tích tình hình thanh toán 2.2.3.1 Phân tích tình hình thanh toán
Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngừng trệ các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Bảng 2.11 : Chỉ tiêu tình hình thanh toán
Đơn vị tính:Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1.Các khoản phải thu 73.549 54.455 68.589
2.Các khoản phải trả 130.006 107.320 105.015
3.Tổng tài sản 155.042 131.220 211.440
4.Tổng vốn lưu động 140.995 116.872 171.282
5. Tỷ lệ các khoản phải thu
trên tổng vốn lưu động (1/4) 52,16% 46,59% 40,04% 6. Tỷ lệ các khoản phải thu
trên các khoản phải trả (1/2) 56,57% 50,74% 65,31% 7. Tỷ lệ các khoản phải trả
trên tổng tài sản (2/3) 83,85% 81,79% 49,67%
Biểu đồ 2.5: Các chỉ tiêu tình hình thanh toán
- Đối với khoản phải thu:
Để đánh giá sự ảnh hưởng của các khoản phải thu đến tình hình tài chính của Công ty xây dựng số 2 ta cần phải xét tỷ lệ của các khoản phải thu trong tổng số nguồn vốn lưu động.
+ Tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng vốn lưu động
Như vậy, tỷ lệ các khoản phải thu so với tổng vốn lưu động tăng ở năm 2012 là 46,59% giảm 5,57% so với năm 2011 nguyên nhân là tốc độ giảm của các khoản phải thu (25,96%) lớn hơn tốc độ giảm tổng vốn lưu động (17,11%). Đến năm 2013 thì tỷ lệ các khoản phải thu trên vốn lưu động là 40,04% giảm 6,55% so với năm 2012 nguyên nhân là tốc độ tăng của các khoản phải thu (22,96%) nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động (46,55%). Như vậy, tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng vốn lưu động giảm liên tục trong 3 năm chứng tỏ công ty có các biện pháp và tích cực thu hồi công nợ cho nên công tác thu hồi nợ của công ty có nhiều tiến triển tốt. + Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
Qua tính toán trên ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả ở năm 2012 giảm 5,83% so với năm 2011, điều này cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp có chiều hướng xấu đi. Nhưng tỷ lệ các khoản phải thu so với các
khoản phải trả ở năm 2013 đã tăng lên 14,57% so với năm 2012 chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Hanel đó có biến chuyển theo chiều hướng khá ổn định và thuận lợi, đảm bảo cho Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ một cách kịp thời. Tuy nhiên ở năm 2011 và 2013 tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả cao chứng tỏ phần vốn vay và phần vốn mà Công ty đi chiếm dụng của khách hàng luôn nhiều hơn số bị khách hàng chiếm dụng, nên Công ty đó có thêm một số vốn để đưa vào sản xuất kinh doanh. Nhưng Công ty cần có biện pháp khắc phục để phần vốn vay giảm điều đó giúp Công ty luôn chủ động trong kinh doanh.
-Đối với khoản phải trả
Như vậy tỷ lệ các khoản phải trả so với toàn bộ tài sản giảm dần qua các năm. Năm 2012 thì tỷ lệ các khoản phải trả so với toàn bộ tài sản là 81,79% giảm xuống 2,06% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của các khoản phải trả (17,45%) lớn hơn tốc độ giảm tổng tài sản (15,36%). Đến năm 2013 thì tỷ lệ các khoản phải trả so với tổng tài sản là 49,67% giảm 32,12% so với năm 2012. Nguyên nhân là do các khoản phải trả giảm (2,15%) và tổng tài sản tăng 61,13%. Điều này chứng tỏ khả năng độc lập tài chính của công ty là rất cao.
2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán
Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty. Khả năng thanh toán của Công ty phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp khả năng thanh toán trước mắt cũng như lâu dài. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Bảng 2.12: Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán
Đơn vị tính :Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 140.995 116.127 171.282 2. Hàng tồn kho 24.563 18.981 25.902 3. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – hàng tồn kho 116.432 97.146 145.380 4. Tổng tài sản 155.042 131.220 211.440 5. Nợ phải trả 130.006 107.320 105.015 6. Nợ ngắn hạn 114.127 88.127 89.367
7. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (4/5)
1,19 1,22 2,01
8. Hệ số khả năng thanh toán nợ NH (1/6) 1,24 1,33 1,92 9. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (3/6) 1,02 1,11 1,63
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011 đến năm 2013)
Biểu đồ 2.6: Khả năng thanh toán
• Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Thông qua hệ số khả năng thanh toán tổng quát thì cho ta thấy (năm 2011 doanh nghiệp cứ đi vay vì 1đồng thì có 1,19 đồng tài sản đảm bảo, năm 2012 cứ đi vay vì 1đồng thì có 1,22 đồng tài sản đảm bảo, còn ở năm 2013 cứ đi vay nợ 1đồng thì có 2,01 đồng tài sản bảo đảm.
Như vậy năm 2012 hệ số này tăng 0,03 lần so với năm 2011. Nguyên nhân
L
là do tốc độ giảm của nợ phải trả(giảm 17,45%) lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản (giảm 15,36%) đến năm 2013 thì hệ số này tiếp tục tăng 0,79 lần so với năm 2013 nguyên nhân là do nợ phải trả giảm 2,15% so với năm 2012 còn tài sản tăng 61,13% so với năm 2012. Khả năng thanh toán tổng quát tăng đều đó giảm rủi ro với khoản nợ của công ty, cho thấy dấu hiệu tốt về tài chính của công ty.