Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh hà giang và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 29)

a. Về địa hình

Hà Giang với 90% diện tích là đồi núi và cao nguyên có độ cao tuyệt đối từ 50 m đến 2.418 m. Đặc biệt có nhiều dãy núi cao trên 2.000 m như Ta Kha cao 2.274 m, Tây Côn Lĩnh cao 2.418 m [6].

Hà Giang có địa hình cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Độ cao trung bình của tỉnh 800 - 1.200 m so với mặt nước biển, chỗ thấp nhất là Sông Lô (cao 80 - 100 m) và nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m). Nhìn chung diện tích Hà Giang không rộng, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên mật độ tập trung các ngọn núi khá dày đặc với khoảng 10 ngọn núi có độ cao 500 - 1.000 m; 24 ngọn núi cao 1.000 - 1.500 m; 10 ngọn núi cao 1.500 - 2.000 m; 05 ngọn núi cao từ 2.000 m trở lên [6].

b. Về địa mạo

Địa mạo Hà Giang có các kiểu chủ yếu sau:

Địa mạo Hoàng Su Phì bị chia cắt mạnh, khu vực này là đất cổ nhất miền Bắc Việt Nam trên nền đá Gơnai và đá phiến Mica, đá cổ Granit. Đất đá ở đây phân lớn là đá kết tinh, có độ dốc cao (thường lớn hơn 250). Sông suối ở dạng hẻm, có độ dốc lớn, chảy xiết, do sườn đồi núi quá thấp dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, lại không có bồi tụ nên tầng đất mỏng.

Địa mạo Kastơ phân bố chủ yếu ở Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, phía Nam Yên Minh; địa mạo núi cao hiểm trở, các thung lũng hẹp, nhiều hang động, mạch nước ngầm sâu. Đất phần lớn là sản phẩm của quá trình phong hoá đá vôi, giàu chất dinh dưỡng. Loại địa mạo này hay bị xói mòn rửa trôi, đất bị khô hạn, cây thường xuyên thiếu nước.

Địa mạo thung lũng sông Lô tạo cho dòng sông rộng, đất phù sa bồi tụ nên thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng. Quá trình phong hoá tạo sơn, đồi núi tạo địa hình bát úp do phiến thạch MiCa và MiCa Gơnai.

Địa mạo núi thấp, đồi cao phân bố chủ yếu ở Bắc Quang và một phần ở Vị Xuyên, vùng này có độ cao từ 200 - 600 m do đá biến chất cổ sinh tạo nên, đây là vùng chuyển tiếp giữa núi cao và vùng núi thấp.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh hà giang và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 29)