Thích ứng với sự gia tăng lượng mưa

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh hà giang và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 86)

 Thực hiện có hiệu quả việc quản lý tổng hợp TNN theo lưu vực sông trong điều kiện xét tới BĐKH, đặc biệt là lưu vực sông Lô (lưu vực sông liên quốc gia),

khi mà trạng thái dòng chảy (kể cả lượng và chất) bị phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế của quốc gia ở thượng lưu như Trung Quốc.

- Xúc tiến lập quy hoạch lưu vực sông Lô, quy hoạch phát triển bền vững TNN lưu vực sông, trên cơ sở gắn kết với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang có lồng ghép BĐKH.

- Quản lý có hiệu quả TNN trong điều kiện BĐKH: Điều hoà và phân phối nguồn nước trên lưu vực sông, bảo đảm phân bổ, khai thác, sử dụng TNN hợp lý giữa các ngành sử dụng nước, các địa phương thuộc lưu vực sông Lô.

 Củng cố, nâng cấp và xây dựng bổ sung các công trình khai thác nguồn nước trong điều kiện BĐKH, nhằm bảo đảm các nhu cầu phát điện, cấp nước và bảo vệ môi trường sinh thái dùng nước, phòng chống thiên tai về nước, phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế xã hội.

- Củng cố, nâng cấp và hoàn thiện các hệ thống công trình khai thác, sử dụng các nguồn nước (hồ chứa thủy lợi và thủy điện) hệ thống kênh mương tưới tiêu, các công trình khai thác nước ngầm (giếng đào, giếng khoan, lỗ khoan, bể chứa và hệ thống dẫn nước) trong điều kiện BĐKH nhằm nâng cao hiệu quả khai thác TNN của các công trình và bảo đảm vận hành an toàn.

- Tăng cường đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Xem xét, điều chỉnh và xây dựng bổ sung các công trình thủy lợi, thủy điện tăng cường điều tiết dòng chảy nhằm phòng chống lũ, cấp nước và khai thác tài nguyên thủy điện trong điều kiện BĐKH.

 Quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn

- Rừng phòng hộ đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lắp lòng sông, lòng hồ. Đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn sông Gâm (hệ thống sông lớn nhất trên địa bàn). Tiến hành rà soát và bố trí sắp xếp lại hệ thống rừng phòng hộ trên bản đồ và trên thực địa, xác định các diện tích rừng phòng hộ cần đưa vào chú trọng đầu tư đưa vào bảo vệ. Tuỳ theo mức độ xung

cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường và các lợi ích khác của rừng phòng hộ.

- Thực hiện chủ trường giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình cá nhân, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng kết hợp rừng sản xuất với rừng phòng hộ, đưa diện tích rừng các loại lên 22.162 ha vào năm 2015 và 22.912 ha vào năm 2020.

3.2.3. Thích ứng với sự gia tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan, tai biến

 Quy hoạch tổng thể nguồn nước, xây dựng hệ thống dự trữ; việc xây dựng đập, hồ trữ nước cần tính toán tránh ảnh hưởng tới dòng chảy chính.

 Đầu tư xây dựng các công trình gia cố bảo vệ đê điều, hệ thống thoát nước ở các khu vực có nguy cơ ngập, lũ quét, có tính toán đến việc gia tăng dân cư tại đó. Đặc biệt là các điểm lũ quét trên địa bàn các huyện Hoàng Su Phì, Quang Bình, Xín Mần, Bắc Quang. Xây dựng các cụm dân cư, nhà ở có thể ứng phó, thích nghi với các hiện tường thời tiết cực đoan (hạn hán, nắng nóng) và tai biến như lũ quét - lũ ống.

 Hoàn chỉnh, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo lũ; xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét - lũ ống có xét đến những diễn biến của BĐKH. Với độ tin cậy cao và kéo dài thời gian cảnh báo, dự báo nhằm chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai về nước.

 Phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, hạn hán các khu vực trên địa bàn tỉnh. Chú trọng những khu vực có ngu y cơ thiên tai cao (như khả năng lũ lụt, lũ quét, hạn hán, ... trong điều kiện BĐKH sẽ có nguy cơ tăng cao về tần suất và cường độ) như các huyện Hoàng Su Phì, Quang Bình, Bắc Quang, Xín Mần.

 Tuyên truyền vận động người dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa có tinh thần trách nhiệm, ý thức khắc phục và sống cùng với các hiện tượng khắc nghiệt: hạn hán, lũ quét,… tránh hiện tượng bỏ nương rẫy, di dời lên khu vực thành thị, thị trấn gây mất trật tự và cân bằng xã hội.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh hà giang và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 86)