Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh hà giang và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 37)

1.2.3.1. Tài nguyên nước

a. Nước mặt

Hà Giang có trữ lượng nước mặt lớn, nhưng phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian. Mùa mưa nước ở thượng nguồn sông Lô, sông Gâm, sông Chảy… đổ về gây ngập lụt cho nhiều khu vực vùng trũng của tỉnh. Vào mùa khô tại các địa phương có địa hình cao núi đá như: Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh lại thiếu nước trầm trọng cho sinh hoạt và nước tưới cho nông nghiệp.

Bảng 3. Số liệu lưu lượng nước trung bình nhiều năm tại các trạm thời kỳ 1991 - 2010 [16]

Đơn vị tính: m3/s

Bắc Mê (đo mực nước sông Gâm

Đạo Đức (đo mực nước sông Lô)

Hà Giang (đo mực nước sông Lô) Trung bình năm 213 144 176 Cực đại 2.861 1.499 1.627 Cực tiểu 24,4 29,9 35,4 b) Nước ngầm

Nước ngầm ở Hà Giang có hai dạng tồn tại chủ yếu là nước lỗ hổng và nước khe nứt.

- Nước lỗ hổng

Trong phạm vi tỉnh Hà Giang, tầng chứa nước phân bố trên diện hẹp theo các thung lũng sông, suối nằm rải rác ở các vùng phía Nam tỉnh, có chiều dày trầm tích mỏng 3 - 5 m, thành phần đất đá gồm: Cuội, sỏi, cát, sét, đá tảng… Nước có chất lượng tốt, tổng khoáng hoá M = 0,2 - 0,4 g/l, độ pH = 6 [16]. Tuy vậy trữ lượng nhỏ, chỉ khai thác nhỏ lẻ, không có khả năng khai thác với lưu lượng lớn.

- Nước khe nứt

Tồn tại trong các khe nứt của đất đá cố kết trước Đệ tứ, phân bố hầu hết trên toàn tỉnh Hà Giang.

Nhìn chung, các tầng giàu nước, gồm có: Hệ tầng Bắc Sơn, nước tồn tại dưới dạng Karst chứa nước, các nguồn lộ rải rác lưu lượng từ 0,1 - 1 l/s, có nơi từ 6 -10 l/s, tổng độ khoáng hoá 0,1 - 0,5 g/l, độ pH từ 6 - 7 [16].

+ Hệ tầng Phia Phương

Phân bố từ Nam Tùng Bá đến núi Pan, nguồn lộ rải rác lưu lượng từ 0,1 - 1 l/s [16]. Qua một số khảo sát, thăm dò đã xác định hệ tầng này khá giàu nước nhưng không đồng nhất.

+ Hệ tầng Hà Giang

Phân bố rộng rãi ở phía Tây Nam Hà Giang, trong hệ tầng này do ảnh hưởng của đứt gãy kiến tạo nên đá vôi nứt nẻ và Karter phát triển mạnh. Các nguồn lộ thường có lưu lượng 0,01 - 0,05 l/s đến trên 10 l/s. Tại thành phố Hà Giang đã tiến hành thăm dò nước trong tầng này cho thấy kết quả: Q = 2,03 - 10 l/s, Q = 0,12 - 2,35 l/s. Nước có chất lượng tốt, tổng khoáng hoá M = 0,1 - 0,3 g/l [16].

Ngoài ra còn có các tầng chứa nước trung bình và các tầng nghèo nước, với rất nhiều tầng trầm tích tuổi từ Cambri đến Jura bao gồm các trầm tích lục nguyên và các trầm tích Cacbonat như: Kbh, T2yb, T1hn, P2đđ,… [16]. Khả năng trữ nước kém, không đồng nhất.

1.2.3.2. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê năm 2010, Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 791.488,92 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 153.076,4 ha (chiếm 19,348%), đất lâm nghiệp có rừng là 524.367,83 ha (chiếm 66,25%), đất chuyên dùng là 12.292,67 ha (chiếm 1,55%), đất ở là 6.688,75 ha (chiếm 0,84%), còn lại là đất chưa sử dụng [3].

Quỹ đất có khả năng sử dụng để phát triển nông lâm nghiệp ở tỉnh còn khá nhiều nhưng diện tích có thể trồng cây lương thực, đặc biệt để trồng lúa, ngô rất hạn chế. Đất đai rất manh mún, không bằng phẳng và không liền mảnh, khó khăn cho việc cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá để hình thành các vùng sản xuất tập trung.

1.2.3.3. Tài nguyên rừng

Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường. Do đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, tài nguyên rừng của Hà Giang tương

đối phong phú về chủng loại và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu vùng nhiệt đới với nhiều sản vật quý hiếm: Động vật có các loài: Gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng,…; thực vật có các loại gỗ: Ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như: Sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng,…

Các khu bảo tồn tại Hà Giang điển hình là: - Khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh;

- Rừng xã Phong Quang (Vị Xu yên) được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng Đông Bắc Việt Nam;

- Khu dự trữ thiên nhiên Bắc Mê;

- Khu dự trữ thiên nhiên Du Già huyện Yên Minh.

Theo số liệu thống kê năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của Hà Giang là 524.367,83 ha, chiếm một diện tích lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh [3].

1.2.3.4. Tài nguyên khoáng sản

Hà Giang có nguồn khoáng sản phong phú, với 28 chủng loại và 175 điểm mỏ được đánh dấu [6]. Tuy nhiên, do giao thông khó khăn nên thiếu cơ sở lập dự án khai thác công nghiệp. Có một số loại khoáng sản có thể khai thác sớm để góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, bao gồm:

Antimon: Có hàm lượng khá và được đánh giá là loại có tiềm năng cao của

các tỉnh phía Bắc. Mỏ Antimon tập trung chủ yếu ở Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh), có triển vọng cho khai thác, chế biến công nghiệp. Loại này cần được khảo sát để đánh giá trữ lượng.

Vàng sa khoáng: Phân bố ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là huyện Mèo Vạc,

Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang.

Chì, kẽm: Có ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng

Lang, Cao Mã Pờ. Đây là tiềm năng quan trọng trong các loại khoáng sản của tỉnh.

Quặng sắt: Có trữ lượng khá tập trung ở Tùng Bá, Bắc Mê. Loại quặng này

có trữ lượng vào khoảng 260 triệu tấn.

Ngoài ra, Hà Giang còn có một trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản không kim loại như: Cao lanh, sét gốm, đá vôi, cát, sỏi, cát kết, đá phiến, laterit, granit,

gabro, ryolit,... Và đặc biệt là than, trong đó quan trọng hơn cả là vỉa than Phó Bảng.

1.2.3.5. Tài nguyên du lịch

Hà Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, có nhiều di tích lịch sử, trong đó có các di tích cấp quốc gia:

- Di tích lịch sử kỳ đài Quảng trường 26 - 3 nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc Hà Giang ngày 27 tháng 3 năm 1961.

- Di tích lịch sử cách mạng Căng Bắc Mê, huyện Bắc Mê. - Cầu Thác Vệ, xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang .

- Di tích văn hoá chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. - Di tích kiến trúc nhà Vương, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn…

Các khu du lịch như khu du lịch sinh thái Hướng Dương, Trường Xuân, Bồng Lai, Chùa Hộ Quốc Tự, cao nguyên đá Đồng Văn bước đầu thu hút nhiều khách tham quan du lịch. Hà Giang cũng là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống với bản sắc riêng, các lễ hội truyền thống. Trong đó “Chợ tình Khâu Vai” tổ chức ngày 27 tháng 3 âm lịch hàng năm là lễ hội độc đáo và đặc sắc nhất.

1.2.4. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 định hướng đến năm 2020

1.2.4.1. Chỉ tiêu chủ yếu

Theo nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV họp từ ngày 02/10/2010 đến ngày 05/10/2010, 19 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Hà Giang đã được đại hội nhất trí thông qua, bao gồm [6]:

- Giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ tăng bình quân 14,6%, trong đó:

+ Các ngành dịch vụ tăng 17,5%; + Công nghiệp - xây dựng tăng 19,5%; + Nông - lâm nghiệp tăng 5,5%. - Cơ cấu kinh tế:

+ Dịch vụ chiếm 39,5%;

+ Nông - lâm nghiệp chiếm 26,4%.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng trở lên;

- Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 20.000 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.300 tỷ đồng trở lên. Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt 700 triệu USD;

- Trồng rừng: Độ che phủ rừng đạt 60%; - Giáo dục đào tạo phấn đầu đạt tỷ lệ:

+ Trẻ 0 - 2 tuổi đi nhà trẻ đạt 50%; + Trẻ 3 - 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 98%; + Trẻ 6 - 14 tuổi đến trường đạt trên 98%. - Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,24%;

- Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá trên 60%; thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hoá 70%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%; giải quyết việc làm cho 75.000 người; - Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 5%;

- Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 92%;

- Tỷ lệ phủ sóng phát thanh 98%; tỷ lệ phủ sóng truyền hình 92%;

- Đến năm 2015, có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; quy tụ trên 8.000 hộ dân sống rải rác trên các triền núi cao và vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét về sống tập trung tại các thôn, bản; 100% số hộ thành thị và 70% số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

1.2.4.2. Phương hướng thực hiện

Để thực hiện được 19 chỉ tiêu đã đề ra, đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đã chỉ rõ các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu mà các cấp, ngành tại địa phương cần phải thực hiện nghiêm túc bao gồm:

- Tạo bước phát triển mạnh, tích cực trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

- Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phát triển mạnh, đồng bộ và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.

- Phấn đấu tăng trưởng nhóm ngành dịch vụ bình quân năm đạt 17,5%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bán lẻ đạt 4.600 tỷ đồng; tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng tăng bình quân trên 20 %/năm [6].

- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, xuất - nhập khẩu tại khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, các chợ cửa khẩu và các cửa khẩu có điều kiện; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ đầu mối, chợ nông thôn, các khách sạn, nhà hàng, siêu thị.

- Khuyến khích và tạo đột phá trong hoạt động du lịch. Xây dựng và phát triển các tua, tuyến, điểm, khu du lịch đã được quy hoạch, xây dựng thương hiệu, điểm nhấn trong hoạt động du lịch, các làng văn hoá dân tộc, sản phẩm văn hoá dân tộc đặc trưng.

- Phấn đấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân năm đạt trên 18%, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 (giá thực tế) đạt 2.000 tỷ đồng [6].

- Phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh và chế biến; phấn đấu tốc độ tăng đàn trâu, bò đạt 6%/năm; đàn dê 10%/năm; đàn lợn 8%/năm [6].

- Khai thác tốt diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thuỷ sản lên 2.000 ha, đưa tỷ trọng chăn nuôi đạt 40% [6].

- Mở rộng diện tích cây đậu tương lên 25.000 ha, lạc 10.000 ha, trồng cỏ 30.000 ha... Tập trung trồng trên 55.000 ha rừng sản xuất và 10.000 ha cây cao su ở các huyện vùng thấp, tạo thành vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến [6]. Thực hiện có hiệu quả dự án bảo vệ và phát triển rừng ở 06 huyện vùng cao; nghiên cứu trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn ở các huyện phía Bắc bằng các loại cây bản địa đa mục đích. Bảo vệ và quản lý nghiêm ngặt các khu vực rừng đầu nguồn nước.

- Ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, giải quyết cơ bản nước sinh hoạt cho các huyện vùng cao núi đá. Tập trung số hộ sống rải rác và trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét đến các khu vực ổn định hơn.

- Lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các dự án theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, các chương trình, dự án phát triển vùng dân tộc thiểu số, nông thôn miền núi và xây dựng nông thôn mới... Phấn đấu 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới,

xây dựng thêm nhiều hồ chứa nước ở 04 huyện vùng cao và vùng có nguy cơ hạn hán [16].

- Tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các vùng trong tỉnh, coi trọng phát triển vùng động lực. Tập trung phát triển vùng động lực, phấn đấu giá trị tăng thêm bình quân đạt 15 - 16% và đóng góp khoảng 75% giá trị gia tăng của nền kinh tế [6]. Thực hiện có hiệu quả chương trình 30a ở 06 huyện vùng cao; cơ cấu lại vốn đầu tư, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả vốn đầu tư và các tiềm năng, lợi thế ở từng vùng. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các đô thị, cửa khẩu biên giới và khu dân cư tập trung, với phương châm: Phát triển đô thị gắn với phát triển dịch vụ và xây dựng nông thôn mới ở nơi có điều kiện. Quy hoạch, xây dựng thị trấn Đồng Văn, thị trấn Tam Sơn thành trung tâm, điểm du lịch của công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn.

- Thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách. Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 1.300 tỷ đồng trở lên [6].

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- TNN tỉnh Hà Giang (trừ nước ngầm). Do hạn chế về nguồn số liệu cũng như về thời gian nghiên cứu nên đề tài không nghiên cứu tác động của BĐKH đến nguồn tài nguyên nước ngầm. Đối tượng nghiên cứu là nguồn TNN Hà Giang bao gồm: lượng mưa, dòng chảy và nước mặt, lũ quét - lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán.

- BĐKH nói chung, những diễn biến, xu thế của BĐKH và tác động của BĐKH đến TNN (trừ nước ngầm) tỉnh Hà Giang. Sự thay đổi lượng mưa kéo theo những hệ quả như thay đổi dòng chảy ảnh hưởng lớn đến lũ quét và lũ ống, làm gia tăng nguy cơ xảy ra của chúng. Sự thay đổi nhiệt độ cùng lượng mưa ảnh hưởng đến bốc hơi nước tiềm năng và hạn hán.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích, đánh giá tác động của BĐKH đến TNN (trừ nước ngầm) tỉnh Hà Giang. Qua đó, đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động của BĐKH đến TNN Hà Giang có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của người dân.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Thu thập tài liệu, số liệu tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, diễn biến, dao động và xu thế diễn biến của các yếu tố khí hậu, xây dựng kịch bản BĐKH của tỉnh Hà Giang.

- Đánh giá tác động của BĐKH đến TNN (trừ nước ngầm) tỉnh Hà Giang bao gồm: lượng mưa, dòng chảy và nước mặt, lũ quét – lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn lọc, kiểm định tài liệu, số liệu có liên quan

Các tài liệu số liệu liên quan đến BĐKH, TNN được thu thập chọn lọc, kiểm định sử dụng cho quá trình tính toán, thành lập bản đồ, đánh giá tác động của của

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh hà giang và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 37)