Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh hà giang và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 28)

1.2.1.1. Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.914,8892 km², nằm ở tọa độ 22o10’ đến 23o23’ độ vĩ Bắc và 104o20’ đến 105o34’ độ kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 277,25 km [6]. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây Nam giáp tỉnh Yên Bái và phía Tây giáp tỉnh Lào Cai. Về tổ chức hành chính, hiện nay tỉnh Hà Giang có 01 thành phố và 10 huyện với 195 xã, phường, thị trấn.

1.2.1.2. Địa hình, địa mạo a. Về địa hình a. Về địa hình

Hà Giang với 90% diện tích là đồi núi và cao nguyên có độ cao tuyệt đối từ 50 m đến 2.418 m. Đặc biệt có nhiều dãy núi cao trên 2.000 m như Ta Kha cao 2.274 m, Tây Côn Lĩnh cao 2.418 m [6].

Hà Giang có địa hình cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Độ cao trung bình của tỉnh 800 - 1.200 m so với mặt nước biển, chỗ thấp nhất là Sông Lô (cao 80 - 100 m) và nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m). Nhìn chung diện tích Hà Giang không rộng, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên mật độ tập trung các ngọn núi khá dày đặc với khoảng 10 ngọn núi có độ cao 500 - 1.000 m; 24 ngọn núi cao 1.000 - 1.500 m; 10 ngọn núi cao 1.500 - 2.000 m; 05 ngọn núi cao từ 2.000 m trở lên [6].

b. Về địa mạo

Địa mạo Hà Giang có các kiểu chủ yếu sau:

Địa mạo Hoàng Su Phì bị chia cắt mạnh, khu vực này là đất cổ nhất miền Bắc Việt Nam trên nền đá Gơnai và đá phiến Mica, đá cổ Granit. Đất đá ở đây phân lớn là đá kết tinh, có độ dốc cao (thường lớn hơn 250). Sông suối ở dạng hẻm, có độ dốc lớn, chảy xiết, do sườn đồi núi quá thấp dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, lại không có bồi tụ nên tầng đất mỏng.

Địa mạo Kastơ phân bố chủ yếu ở Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, phía Nam Yên Minh; địa mạo núi cao hiểm trở, các thung lũng hẹp, nhiều hang động, mạch nước ngầm sâu. Đất phần lớn là sản phẩm của quá trình phong hoá đá vôi, giàu chất dinh dưỡng. Loại địa mạo này hay bị xói mòn rửa trôi, đất bị khô hạn, cây thường xuyên thiếu nước.

Địa mạo thung lũng sông Lô tạo cho dòng sông rộng, đất phù sa bồi tụ nên thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng. Quá trình phong hoá tạo sơn, đồi núi tạo địa hình bát úp do phiến thạch MiCa và MiCa Gơnai.

Địa mạo núi thấp, đồi cao phân bố chủ yếu ở Bắc Quang và một phần ở Vị Xuyên, vùng này có độ cao từ 200 - 600 m do đá biến chất cổ sinh tạo nên, đây là vùng chuyển tiếp giữa núi cao và vùng núi thấp.

1.2.1.3. Khí hậu

Hà Giang mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô hanh và lạnh. Nhưng do ảnh hưởng của đai cao và sự án ngữ sừng sững của các khối núi thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Đông, nên khí hậu của tỉnh có sự phân hoá phức tạp và mang nhiều sắc thái riêng biệt.

a. Về nhiệt độ

+ Mùa đông: Khí hậu lạnh, khô hanh, từ tháng 12 đến tháng 2. Lạnh nhất từ

tháng 12 đến 15 tháng 1 của năm sau, nhiệt độ trung bình 13 0C - 15 0C, nhiệt độ xuống thấp nhất 4 0C - 5 0C [3].

+ Mùa hè: Từ tháng 6 đến tháng 9, nóng nhất vào tháng 7, tháng 8, nhiệt độ

trung bình 27 0C – 28 0C, nhiệt độ cao nhất 39 0C [3].

b. Về độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình năm phổ biến 80 - 85% , lên đến 86 - 87% [3]. Độ ẩm tương đối khá thấp vào đầu và giữa mùa đông, tăng vào nửa sau mùa đông, sau đó giảm đi nhưng rồi lại tăng lên vào các tháng mùa hè.

c. Về lượng mưa

Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Theo số liệu quan trắc từ năm 1991 - 2010 tại 4 trạm khí tượng Hà Giang, Bắc Quang, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, lượng mưa trung bình nhiều năm của Hà Giang tại các trạm quan trắc trong khoảng 1.300 - 5.000 mm [6].

d. Về hướng gió

Hướng gió chính của Hà Giang là hướng Đông Nam với vận tốc trung bình là 1 - 5 m/s [6]. Do vị trí nằm sâu trong lục địa nên Hà Giang chủ yếu chịu ảnh hưởng gió lốc địa hình, ít bị ảnh hưởng của các đợt bão trong năm.

1.2.1.4. Thủy văn

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, dốc, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông đường thuỷ. Trên các dòng sông, suối của Hà Giang có nhiều vị trí thuận lợi để phát triển thuỷ điện nhỏ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng một số công trình thuỷ điện như: Thu ỷ điện Thác Thuý, Nậm Má,

Việt Lâm, Nậm Mu, Thái An và một số công trình thuỷ điện đang chuẩn bị đầu tư xây dựng.

Hà Giang có trữ lượng nước mặt lớn và có chất lượng tốt với những hệ thống sông chính và nhiều sông, suối nhỏ là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lu Lung (Vân Nam, Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thành phố Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh.

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn Đông Bắc đỉnh Kiều Kiên Ti, mật độ các dòng nhánh cao 1,1 km/km2, hệ số tập trung nước đạt 2,0 km/km2 [7]. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh, nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía Tây của Hà Giang.

Sông Gâm bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Đồng Văn, Mèo Vạc sang tỉnh Cao Bằng rồi lại về địa phận của huyện Bắc Mê. Sông uốn khúc quanh co, len lỏi qua các dãy đá vôi, có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.2.1. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế a. Khu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp a. Khu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp

Ngành sản xuất nông nghiệp

Năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.680,2 tỷ đồng [3]. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Trồng trọt

Diện tích trồng cây hàng năm 2010 tăng 3% so với năm 2009 [3]. Diện tích trồng ngô năng suất thấp giảm, diện tích thâm canh tăng, mở rộng diện tích và đưa vào gieo trồng một số cây có hiệu quả kinh tế cao như: Gieo trồng lúa chất lượng cao;

trồng hoa, rau ở Đồng Văn, Quản Bạ; tăng diện tích trồng đậu tương, lạc, tiếp tục trồng cỏ ở các huyện vùng cao…

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2010 đạt 190.327,5 ha, tăng 5.700,9 ha so với năm 2009, trong đó diện tích cây lương thực có hạt là 84.401,65 ha [3].

Diện tích lúa cả năm 36.509,4 ha, cây lương thực khác cả năm 330.685,7 ha. Tỷ lệ diện tích lúa thâm canh đạt 88,1% (so với nghị quyết là 88%), ngô thâm canh đạt 75,9% (so với nghị quết là 75%). Đặc biệt, do thực hiện tốt chỉ đạo của tỉnh về thâm canh cây lương thực (toàn tỉnh đã xây dựng được 202 cánh đồng mẫu) nên năng suất lúa ruộng bình quân đạt 54,27 tạ/ha (tăng 2,98 tạ/ha), ngô 28,7 tạ/ha (tăng 2,5 tạ/ha) [3].

Trong năm 2010 đã trồng mới được 14.695,3 ha chè (tăng 5,1% so với năm 2009); 7.839,7 ha cây ăn quả. Đối với cam quýt, năm 2010 trồng được 2.574,3 ha, giảm 388 ha so với năm 2009 [3].

Chương trình trồng cỏ chăn nuôi đã đạt được kết quả đáng kể và đem lại hiệu quả thiết thực, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực, góp phần phát triển đàn gia súc, nâng cao đời sống của đồng bào ở các huyện vùng cao.

- Chăn nuôi

Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Chủ trương và chính sách hỗ trợ nhân dân phát triển chăn nuôi trâu bò, hỗ trợ hộ nghèo nuôi dê. Công tác phòng chống rét, phòng chống dịch bệnh cho gia súc được thực hiện tốt.

Bảng 2. Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 2006 - 2010

ĐVT: con Loại gia súc 2006 2007 2008 2009 2010 Đàn trâu 141.051 147.016 146.378 152.758 158.277 Đàn bò 80.167 84.298 90.117 95.858 101.683 Đàn dê 141.730 150.547 153.171 155.034 155.580 Gia cầm 2.478.312 2.595.135 2.755.583 2.930.975 3.100

Ngành lâm nghiệp

Phong trào trồng rừng kinh tế tiếp tục phát triển. Năm 2010 đã trồng được 13.699,7 ha rừng kinh tế, mới đạt 90% Nghị quyết (do các doanh nghiệp thiếu vốn nên triển khai chậm). Các chỉ tiêu bảo vệ, khoanh nuôi, phục hồi rừng đều được thực hiện tốt, đúng quy trình kỹ thuật và đạt 100% kế hoạch giao. Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 04 huyện vùng cao triển khai đảm bảo tiến độ. Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Tuy nhiên, do khô hanh, năm 2010 đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng làm thiệt hại 815,4 ha rừng và trảng cỏ [6].

Ngành thuỷ sản

Hà Giang có mạng lưới sông ngòi phong phú, có 03 con sông lớn, đó là sông Lô với chiều dài là 97 km, sông Gâm dài 43 km, sông Chảy chiều dài là 44 km, chảy qua địa phận Hà Giang. Bên cạnh đó, còn có hàng trăm con sông, suối nhỏ là tiềm năng tự nhiên để phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Những năm gần đây, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Hà Giang giá trị ước đạt hàng chục tỷ đồng. Hiện nay, nhiều hợp tác xã, trang trại nuôi trồng thuỷ sản được thành lập và đi vào hoạt động theo hướng sản xuất hàng hoá đã và đang đem lại hiệu quả rõ rệt. Nhận thức của người dân về phát triển kinh tế theo hướng nuôi trồng thuỷ sản đã có hướng đi đúng từ bán thâm canh sang thâm canh, chuyên canh với các loại giống quý hiếm, chất lượng cao, theo hướng sản xuất hàng hoá như cá Bống, Chép Lai, Chầy Đất, Dầm Xanh.

Năm 2010, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên toàn tỉnh đạt 1.563,6 ha, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 57.152,0 triệu đồng (giá hiện hành năm 2010) [3].

b. Khu kinh tế công nghiệp – xây dựng – thương mại

Ngành công nghiệp

Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nên đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp.

Năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành (2010) đạt 1.001.095 triệu đồng tăng 22,36% so với năm 2009. Trong đó giá trị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp khai thác đạt 196.424 triệu đồng; Giá trị công nghiệp chế biến

đạt 639.298 triệu đồng; Giá trị công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước đạt 165.373 triệu đồng [3].

Xây dựng

Tính đến hết năm 2010, cả vốn Trung Ương giao và các nguồn vốn bổ sung trong năm là 3.290.674 triệu đồng, trong đó vốn nhà nước phân trong năm 2010 là 3.268.318 triệu đồng và nguồn vốn ngoài quốc doanh là 776.968 triệu đồng [6].

Đến nay, đã có nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng như: Trạm kiểm soát liên ngành cửa khẩu Thanh Thủy; trung tâm hội chợ triển lãm của tỉnh, bệnh viện Lao và Phổi; bệnh viện đa khoa huyện Quang Bình; trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội; tổng số các công trình hồ chứa nước sinh hoạt đã, đang và chuẩn bị đầu tư xây dựng từ năm 2007 đến nay tại 4 huyện vùng cao núi đá gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc là 91 hồ. Tổng mức đầu tư của 91 công trình là 989,2 tỷ đồng, tổng dung tích chứa nước 516.497 m3, số người được hưởng lợi 55.627 người (tương đương 10.114 hộ); các công trình đường giao thông như đường đến xã Thàng Tín, đường Yên Hà - Bằng Lang, Yên Minh - Mậu Long, Nà Lèn - Giáp Trung, cụm thủy lợi Xuân Giang - Yên Hà, hồ thị trấn Việt Quang; hoàn thành 506 trường học,… [6].

Quy hoạch đô thị và đầu tư cơ sở hạ tầng ở các đô thị tiếp tục được chú trọng. Thành phố Hà Giang thành đô thị loại IV. Thị trấn Việt Quang và thị trấn Vị Xuyên quy hoạch thành thị xã trực thuộc tỉnh. Thị trấn Tân Quang được quy hoạch thành huyện lỵ. Huyện Bắc Quang, các thị trấn Vĩnh Tuy, Phó Bảng tiếp tục được đầu tư theo quy hoạch.

Về xây dựng nhà ở cho người nghèo thực hiện theo quyết định 167/TTg đến nay đã hoàn thành 3.788 nhà; đang thi công 2.498 nhà; 1 nhà chưa thi công được do phải bố trí tái định cư [6].

Thương mại – dịch vụ

Giá cả tăng đột biến, tuy nhiên lương cơ bản tăng, thu nhập của nhân dân tăng lên. Điều này có được là nhờ sự đầu tư hỗ trợ lớn của nhà nước thông qua các chương trình dự án hoặc lao động làm thuê cho các doanh nghiệp xây dựng cơ bản và tổ chức tốt các hội chợ.

Chỉ tiêu giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của năm 2010 đều tăng so với năm 2009. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 trên địa bàn đạt 9.526,6

nghìn USD; Giá trị nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm 2010 đạt 9.893,2 nghìn USD (tăng 19,5% so với năm 2009) [3]. Riêng chỉ tiêu giá trị hàng hóa trao đổi qua các cửa khẩu phụ, tối thiểu đạt 50 tỷ đồng/cửa khẩu. Hiện nay, cả các ngành của tỉnh cũng như các huyện biên giới đều chưa xác định được, mặc dù hoạt động ở một số cửa khẩu cũng khá sôi động.

Năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ thị trường xã hội đạt 2.428.600,8 triệu đồng, trong đó kinh tế nhà nước đạt mức 572.855 triệu đồng chiếm 23,59%; kinh tế hộ cá thể đạt doanh thu 1.480.773,8 triệu đồng đạt 60,97%; kinh tế tư nhân đạt mức 360.768,7 triệu đồng đạt 14,86%, còn lại là loại hình kinh tế tập thể.

Hoạt động dịch vụ ở Hà Giang thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đặc biệt một số ngành như dịch vụ - thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm… có tốc độ phát triển nhanh.

1.2.2.2. Tình hình xã hội a. Dân số a. Dân số

Năm 2010, toàn tỉnh có 737.768 người [3]. Mật độ dân số vào loại thưa, bình quân toàn tỉnh hiện nay là 93 người/km2. Đặc điểm đáng chú ý là dân số của tỉnh phân bố không đồng đều, vùng đông dân cư như thành phố Hà Giang là 364 người/km2 nhưng vùng núi cao như Quản Bạ thì mật độ dân số là 85 người/km2, thậm chí có huyện như Bắc Mê chỉ có 57 người/km2 [3]. Như vậy, vùng đông dân cư có mật độ cao gấp 6 - 7 lần vùng ít dân cư. Đây là một trở ngại cho việc đồng đều hoá mức sống giữa các khu vực.

b. Lao động

Năm 2010, toàn tỉnh có 354.772 lao động, lao động khối nông lâm nghiệp là chủ yếu, chiếm 75,24% lao động toàn tỉnh, lao động công nghiệp chiếm 2,79%. Hiện nay, Hà Giang còn 4 - 5 vạn lao động chưa có việc làm. Như vậy, tỉnh phải tạo việc làm cho khoảng 15 vạn lao động trong những năm tới, đây là sức ép lớn trong công cuộc xây dựng kinh tế của tỉnh [3].

c. Thu nhập và đời sống

Thu nhập và đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Tỉnh có 10 hu yện thì có tới 4 huyện thuộc các huyện đặc biệt khó khăn. Năm

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh hà giang và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)