Lũ quét là hiện tượng tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: mưa với cường suất lớn trên địa hình đặc biệt, nơi có độ dốc lưu vực trên 20% - 30%,
nhất là ở nơi có độ che phủ của thảm thực vật thưa do lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh, độ ổn định của lớp đất mặt lưu vực kém, tạo điều kiện tập trung hình thành dòng chảy dồn vào các sông suối thuận lợi, làm cho lượng nước tích tụ ngày càng nhanh và tạo ra thế năng rất lớn [17]. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, từ năm 1953 (chưa tính đến năm 1975 ở khu vực phía Nam) đến năm 2008 trên toàn quốc có ít nhất 428 trận lũ quét với các quy mô khác nhau, thì riêng Hà Giang đã có 49 trận lũ quét.
Trên lưu vực sông Nhiệm, năm 2004 - 2009 trên toàn bộ lưu vực sông Nhiệm đã có 6 dòng cấp 1 gây lũ ống - lũ quét, lũ ống - lũ quét kèm theo lũ úng ngập (suối Bản Chuông, Bản Chún, Bản Án). Trên lưu vực sông Miện, trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2010 trên dòng cấp 1 đã xảy ra lũ ống - lũ quét ở Bản Mường, suối Đông Sao. Trên lưu vực sông Con, từ năm 2002 đến nay trên dòng cấp 1 đã xảy ra 4 trận lũ ống - lũ quét ở Nậm Ty, Nậm Khòa và Khuôn Lùng. Dòng chảy cấp 2 phân bố tương đối đồng đều ở các lưu vực sông suối Thông Nguyên, suối Nậm Li, suối Nà Chì,… Số lượng đã xảy ra lũ ống - lũ quét trong khu vực trên dòng cấp 2 là 5, chủ yếu xảy ra trong năm 2002 - 2005. Dòng cấp 3 xảy ra lũ ống - lũ quét nhiều ở khu vực như: Thông Ngu yên, Nậm Khòa, Quảng Nguyên, Nà Chì. Lũ ống - lũ quét ở vị trí Ủy ban xã Thông Nguyên, Uỷ ban xã Quảng Nguyên chịu tác động của ngập úng rất lớn, nước dâng cao > 4 m, gây thiệt hại lớn cho nhân dân ở xung quang khu vực Uỷ ban (lũ quét ngày 31/7/2010 tại Quảng Nguyên). Trên lưu vực sông Chảy, từ năm 2002 - 2010 trên dòng cấp 1 xảy ra 2 trận lũ ống - lũ quét ở Hồ Thầu và Cốc Rế. Dòng cấp 3 xảy ra lũ ống - lũ quét chủ yếu ở suối Hồ Thầu, suối Nà Nhung, suối Tà Lai [17].
Dưới đây là bản đồ hiện trạng lũ quét xảy ra trên địa bàn Hà Giang trong những năm gần đây. Các vị trí xuất hiện lũ quét thường ở quy mô nhỏ đến lớn, có trận chỉ bao gồm khu vực nhỏ như một bản, nhóm dân cư ven sườn núi, có trận trên quy mô lớn trải dài trên một lưu vực sông, suối. Địa bàn huyện Quang Bình và Hoàng Su Phì là 2 huyện có nhiều trận lũ quét xảy ra gây thiệt hại lớn đến kinh tế - xã hội. Như vậy trong vùng tam giác mưa tập trung tại một phần huyện Hoàng Su Phì và đa phần ở Bắc Quang, Quang Bình thì chỉ có Bắc Quang là địa bàn xảy ra ít
lũ quét hơn bao gồm các xã Vĩnh Hảo, Đức Xuân và Việt Vinh. Quang Bình là huyện có nhiều điểm xảy ra lũ quét nhất bao gồm các xã: Bản Rịa, Tân Nam, Yên Thành, Yên Bình, Bằng Lãng, Xuân Giang, Tiên Yên, Hương Sơn, Tân Bắc, Tân Trịnh, Xuân Minh.
Lượng mưa đóng phần quan trọng nhất cùng với độ dốc tạo ra dòng chảy gâ y ra lũ quét, lũ ống. Đại đa số các trận lũ quét, lũ ống đã xảy ra do những trận mưa lớn.
[7].
+ Mưa ngày lớn nhất ≥ 350 mm, ≥ 250 mm với tần suất 1%, 5% tương ứng
+ Mưa thời đoạn giờ lớn nhất ≥ 100, 120, 140, 180, 240 mm tương ứng với 1, 3, 6, 12, 24 giờ [17].
Tuy nhiên do trong kịch bản BĐKH không có kịch bản thay đổi lượng mưa theo ngày nên khó khăn trong việc xây dựng bản đồ ngu y cơ lũ quét. Theo Sarah Skelton (2009), ta có thể dựa vào lượng mưa trung bình năm để nghiên cứu đánh giá nguy cơ xảy ra lũ quét. Vì thực tế cho thấy những vùng có lượng mưa năm lớn thì xác suất lượng mưa ngày xảy ra cũng nhiều hơn. Lượng mưa được phân thành 5 cấp tương ứng với mức độ xảy ra lũ quét: Nguy cơ rất thấp, nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình, nguy cơ cao, và nguy cơ rất cao [17].
Có thể thấy vùng Bắc Quang, phần lớn huyện Quang Bình, thành phố Hà Giang, Vị Xuyên, và một phần Hoàng Su Phì có nguy cơ xảy ra lũ quét cao do lượng mưa lớn. Vùng Xín Mần, Bắc Mê, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, và Mèo Vạc là những vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét thấp do lượng mưa thấp hơn.
Hình 28. Bản đồ nguy cơ xảy ra lũ quét - lũ ống theo yếu tố lượng mưa năm 2020
Trên hình 28 là bản đồ ngu y cơ lũ quét - lũ ống theo yếu tố lượng mưa. Để xem xét ảnh hưởng của lượng mưa đến nguy cơ xảy ra lũ quét - lũ ống, ta tiến hành
xây dựng bản đồ nguy cơ lũ quét - lũ ống tổng hợp, ngoài yếu tố lượng mưa, lũ quét - lũ ống còn chịu tác động bởi độ dốc, thổ nhưỡng, sử dụng đất, mức độ che phủ rừng và độ cao địa hình. Trong đó yếu tố lượng mưa và độ dốc có điểm số lớn nhất, do chúng có vai trò quyết định đến việc hình thành lũ quét. Yếu tố sử dụng đất có điểm số lớn thứ 2, bởi nó quyết định đến cả mức độ che phủ rừng, phụ thuộc vào quy hoạch của địa phương. Yếu tố thổ nhưỡng và mức độ che phủ rừng có vai trò như nhau, điểm như nhau. Cả 2 đều ảnh hưởng đến việc hình thành lũ quét, trong khi độ che phủ rừng có tác dụng ngăn cản sức công phá, và thời gian di chuyển của dòng chảy thì lớp thổ nhưỡng cũng góp phần làm giảm khả năng hình thành lũ dựa trên mức độ thấm nước của các loại đất đá. Yếu tố độ cao địa hình có điểm số thấp nhất do vai trò của nó trong việc hình thành lũ không lớn, yếu hơn yếu tố thổ nhưỡng, bởi địa hình cao mà thổ nhưỡng và độ che phủ rừng tốt hoàn toàn có thể ngăn chặn lũ quét - lũ ống xảy ra.
Hình 29. Bản đồ nguy cơ lũ quét - lũ ống tổng hợp trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2020
Dưới đây là bảng kết quả so sánh giữa 2 bản đồ nguy cơ lũ quét - lũ ống do lượng mưa và do 6 yếu tố tổng hợp (lượng mưa, độ dốc, thổ nhưỡng, sử dụng đất, mức độ che phủ rừng và độ cao địa hình).
Bảng 13. Kết quả so sánh nguy cơ xảy ra lũ quét do yếu tố lượng mưa và tổng hợp 6 yếu tố
Nguy cơ xảy ra lũ quét
Do yếu tố lượng mưa Tổng hợp 6 yếu tố Số pixel % diện tích Số pixel % diện tích Nguy cơ rất thấp 1.338.934 47,83 254.357 9,21
Nguy cơ thấp 612.301 21,87 1.230.456 44,57 Nguy cơ trung bình 449.757 16,07 936.299 33,92 Nguy cơ cao 278.577 9,95 324.155 11,74 Ngu y cơ rất cao 119.937 4,28 15.421 0,56
Với bản đồ nguy cơ xảy ra lũ quét - lũ ống theo lượng mưa đa phần nguy cơ xảy ra lũ quét - lũ ống ở mức thấp và rất thấp (chiếm tới 69,7%), điều này cũng tương tự với bản đồ nguy cơ lũ quét - lũ ống tổng hợp (chiếm 53,78%). Xét đến nguy cơ lũ ở mức độ rất cao đã giảm xuống, điều này cho thấy ảnh hưởng của 5 yếu tố khác bên cạnh lượng mưa dẫn đến nguy cơ xảy ra lũ. Nếu xét 2 mức độ cao và rất cao thì với bản đồ nguy cơ lũ do lượng mưa diện tích là 14,24%, trong khi bản đồ tổng hợp là 12,30%. Hai tỷ lệ này gần nhau, do đó có thể thấy lượng mưa đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong nguy cơ xảy ra lũ quét - lũ ống. Có thể nhận thấy rõ trên bản đồ các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét cao ở cả 2 bản đồ: Tân Nam, Tiên Nguyên, Xuân Minh, Tân Trịnh, Tân Bắc (thuộc huyện Quang Bình), Nậm Khoa, Thông Nguyên, Nậm Ty (thuộc huyện Hoàng Su Phì), Tân Lập, Tân Thành, Tân Quang, Việt Quang, Việt Vinh, Đồng Tâm (thuộc huyện Bắc Quang), Quảng Ngần (thuộc huyện Vị Xuyên), một phần rải rác trên địa bàn các xã Phương Độ, Phương Thiện, phường Quang Trung, Trần Phú, Minh Khai (thuộc thành phố Hà Giang).