Giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh hà giang và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 89)

Ngoài các giải pháp trên thì việc đầu tư tài chính, trang thiết bị và nhân lực; hoàn thiện thể chế, tổ chức là những giải pháp hỗ trợ tích cực trong thích ứng với tác động của BĐKH đến TNN.

 Tăng cường đầu tư tài chính, trang thiết bị và nhân lực

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chi cho công tác điều tra, đánh giá và dự báo diễn biến về số lượng, chất lượng TNN; quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ TNN, khôi phục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực TNN.

- Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho lĩnh vực TNN. Huy động các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ TNN như: các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, và ngay cả từ người dân.

- Thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích và trách nhiệm tài chính giữa các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng TNN trên lưu vực sông Lô trên cơ sở hiệu ích tổng hợp về kinh tế - xã hội và môi trường của các công trình khai thác, sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu.

 Hoàn thiện thể chế, tổ chức

- Rà soát, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành để phù hợp với với điều kiện BĐKH. Xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan đến TNN nhằm đảm bảo các cơ sở pháp luật để triển khai các hoạt động thích ứng với BĐKH; trong đó đặc biệt chú ý đến các văn bản liên quan đến giá trị kinh tế và môi trường của nước nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ TNN; ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt trong xây dựng và vận hành các công trình khai thác, sử dụng nước; các văn bản pháp lý và cơ chế phối hợp khai thác, sử dụng nguồn nước sông liên tỉnh, liên quốc gia.

- Xây dựng, hoàn thiện các đề án, quy hoạch nhằm tăng cường công tác quản lý TNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm đạt chỉ tiêu đến năm 2015 có 100% số hộ thành thị và 70% số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh theo kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, đạt các mục tiêu theo chiến lược quốc gia về TNN đến năm 2020.

 Chủ động hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan đến TNN

- Đề xuất hợp tác về TNN với Trung Quốc (cùng chung nguồn nước lưu vực sông Lô), tiến tới xây dựng các quy chế quản lý, khai thác và bảo vệ TNN trên lưu vực sông Lô.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNDP, ADB, WB... các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ cho lĩnh vực TNN, chú trọng hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu về TNN.

- Tham gia tích cực vào các diễn đàn về TNN, bao gồm các hoạt động trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, hợp tác khác về TNN.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tác động của BĐKH đến TNN tỉnh Hà Giang đề tài đạt được một số kết quả sau:

1. Tác động của BĐKH đến lượng mưa: Thành lập bản đồ phân bố lượng

mưa năm 2020, lượng mưa tăng từ năm 2020 cho đến năm 2100, lượng mưa tăng mạnh vào năm 2100 từ 4,84 cho đến 7,84%. Lượng mưa tăng mạnh chủ yếu tập trung tại huyện Hoàng Su Phì, tiếp đến là 4 huyện giáp danh gồm phía tây bắc của huyện Bắc Quang, đông bắc của huyện Quang Bình, phía đông của huyện Xín Mần, phía tây của huyện Vị Xuyên, các huyện Bắc Mê, thành phố Hà Giang, Bắc Mê, Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn có mức tăng nhỏ.

2. Tác động BĐKH đến dòng chảy và nước mặt: Xây dựng mối tương quan

giữa giá trị lượng mưa X0 và độ sâu dòng chảy năm trung bình (Y0) tại các lưu vực tính đến trạm thủy văn Y0 = 0,973X0 - 519, quan hệ lượng mưa với dòng chảy mùa kiệt: Ymc= -35,633 Xmc + 17325, quan hệ lượng mưa với dòng chảy mùa lũ: Yml = 0,59Xml + 850. Tính trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020, 2060, 2100 mô đun dòng chảy tăng lần lượt là 2%, 6%, và 8,5% so với thời kỳ 80 - 99.

+ Dòng chảy mùa lũ tăng khá cao, tỷ lệ tăng dao động từ 2,5% đến 10% tính đến năm 2100 so với thời kỳ 80 - 99. Dòng chảy mùa lũ huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình có xu hướng tăng mạnh (mô đun dòng chảy tăng cao) dẫn đến nguy cơ lũ quét và lũ ống xảy ra ngày càng nghiêm trọng.

+ Dòng chảy mùa cạn giảm mạnh so với thời kỳ 80 - 99 theo các giai đoạn của kịch bản phát thải trung bình B2. Đối với các huyện Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang, Xín Mần, Quang Bình, Hoàng Su Phì mô đun dòng chảy mùa kiệt giảm tương đối mạnh. Tính đến năm 2100, mô đun dòng chảy tại các huyện trên giảm đến 5% so với thời kỳ 80 - 99 còn lại khoảng 22 l/s.km2 đến 33 l/s.km2. Đặc biệt đối với các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê tuy tỷ lệ giảm không lớn nhưng do lượng nước ở thời kỳ 80 - 99 đã khá nhỏ do vậy theo tính toán của kịch bản đến năm 2100 lượng nước chỉ còn 11 l/s.km2 thậm chí có huyện mô đun dòng chảy chỉ đạt 8 l/s.km2 (huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh) quá nhỏ

không đáp ứng được nhu cầu dung nước ngày tăng trên địa bàn và là nguyên nhân lớn dẫn tới hiện tượng khô hạn và tình trạng thiếu nước ngày càng nghiêm trọng.

3. Tác động đến lũ quét - lũ ống: Đã xây dựng được bản đồ hiện trạng lũ quét,

bản đồ nguy cơ lũ quét - lũ ống theo yếu tố lượng mưa và bản đồ nguy cơ lũ quét - lũ ống tổng hợp với 5 cấp độ. Nguy cơ xảy ra lũ theo lượng mưa và theo 6 yếu tố tổng hợp (lượng mưa, độ dốc, thổ nhưỡng, sử dụng đất và độ che phủ rừng) đa phần ở mức thấp và rất thấp (69,7% và 53,78%). Ở mức độ rất cao đã giảm xuống, cho thấy ảnh hưởng của 5 yếu tố khác bên cạnh lượng mưa đến nguy cơ xảy ra lũ. Lượng mưa đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong nguy cơ xảy ra lũ (mức độ cao và rất cao chiếm 14,24% và 12,30%).

4. Tác động đến bốc hơi và hạn hán:

+ Thiết lập công thức tính thay đổi lượng bốc hơi nước tháng 1: ETo1 (tháng) = 3,456 * T1 (mm/tháng) và tháng 7 là ETo7 (tháng) = 4,464 * T7 (mm/tháng). Mức thay đổi lượng bốc hơi giữa các tháng không có sự chênh lệch đáng kể giữa các huyện, tháng 1 từ 9,0 đến 10,8 mm (chủ yếu từ 9,6 đến 10,8 mm), tháng 7 từ 6,7 đến 13,4 mm (chủ yếu từ 6,7 đến 8,5 mm). Tổng lượng bốc hơi nước trên toàn tỉnh Hà Giang trong tháng 1 (tháng khô) lớn hơn so với tháng 7 (tháng mưa). Điều này cũng giải thích tại sao dòng chảy mùa cạn ở nhiều sông suối ở mức thấp và có thể dùng để giải thích mối quan hệ nghịch đảo giữa lượng mưa và độ sâu dòng chảy.

+ Về hạn hán: Chỉ số khô hạn năm 2010 dao động trong khoảng 0,51 - 2,34, năm 2020 dao động trong khoảng 0,52 - 2,33 (với 3 cấp hạn hán: không hạn, hạn nhẹ đến hạn vừa). Vùng trung tâm mưa Bắc Quang ít có khả năng xảy ra hạn hán, trong khi hán hạn chủ yếu xảy ra mạnh ở các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc (vùng núi đá) và lan rộng đến địa bàn các huyện Quản Bạ, Xín Mần, và Hoàng Su Phì vào năm 2020.

5. Một số giải pháp ứng phó trong lĩnh vực TNN trong điều kiện nhiệt độ,

lượng mưa và các hiện tượng thời tiết bất thường, tai biến tác động mạnh đến TNN tỉnh Hà Giang, chú trọng khâu quản lý tổng hợp TNN.

KHUYẾN NGHỊ

- Trong nghiên cứu này mới chỉ đánh giá thay đổi TNN ở tầm vĩ mô cho toàn tỉnh, chưa đánh giá chi tiết đến từng lưu vực sông cụ thể. Khi xem xét các lưu vực sông cụ thể cần nghiên cứu mô hình cân bằng nước để xem xét ảnh hưởng của BĐKH đến từng lưu vực. Từ đó đánh giá chi tiết hơn ảnh hưởng đến nguồn nước mặt, giúp cho việc ra quyết định quản lý, quy hoạch phát triển lưu vực sông, tận dụng tối đa nguồn TNN, đồng thời hạn chế hạn hán, lũ quét tác động đến đời sống kinh tế - xã hội.

- Do hạn chế về nguồn số liệu nên trong nghiên cứu chưa xem xét ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước ngầm, do vậy hướng nghiên cứu sắp tới cần bổ sung tác động đến nguồn nước ngầm. Đây là vấn đề có tầm quan trọng lớn trong việc giải quyết bài toán khô hạn tại tỉnh Hà Giang.

- Đẩy mạnh việc đầu tư, xây dựng hồ chứa nước ở các huyện vùng cao nhằm ứng phó với sự thay đổi lượng nước tại các khu vực này (các huyện ưu tiên Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc và Yên Minh).

- Tiếp tục phát triển các nghiên cứu, dự án trong lĩnh vực TNN, ưu tiên các giải pháp ứng phó với BĐKH đến sự thay đổi TNN phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang bởi trong tương lai sự thay đổi lượng mưa, dòng chảy, lũ quét, hạn hán sẽ tác động mạnh theo chiều hướng xấu hơn.

- Hướng phát triển trong thời gian tới là nghiên cứu sự thay đổi nhu cầu sử dụng nước và dự báo trong tương lai đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực (nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng,....).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước

biển dâng cho Việt Nam.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư 17/2011/TT-BTNMT quy trình kỹ thuật thành lập bản đồ môi trường Hà Nội ngày 08 tháng 06 năm 2011.

3. Chi cục Thống kê tỉnh Hà Giang (2011), Niên giám thống kê tỉnh Hà

Giang 2011.

4. Nguyễn Trọng Hiệu (2010), Phân vùng hạn khí tượng ở Việt Nam, Viện

Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Hà Nội.

5. Ngô Thị Ánh Hồng (2011), Nghiên cứu sự biến đổi của hiện tượng hạn

hán ở các vùng khí hậu của Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp đại học chính quy khoa

Khí tượng thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang (2011), Kế hoạch hành động

ứng phó với BĐKH tỉnh Hà Giang.

7. Sở Tài ngu yên và Môi trường (2011), Kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang. 8. Nguyễn Thanh Sơn (2003), Tính toán thủy văn, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội.

9. Nguyễn Văn Thắng (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Viện

Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Thắng và nnk (2012), Ứng dụng thông tin khí hậu và dự

báo khí hậu phục vụ các ngành kinh tế - xã hội và phòng tránh thiên tai ở Việt Nam,

NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Trần Thục và nnk (2011), Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước Việt

Nam, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Hà Nội.

12. Trần Thục và nnk (2012), Hướng dẫn kỹ thuật về tích hợp vấn đề BĐKH

vào kế hoạch phát triển, NXB tài nguyên - môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

13. Lê Anh Tuấn (2010), Giáo trình hệ thống tưới tiêu, Viện Khoa học Thuỷ

lợi, Hà Nội.

14. Viện Khoa học Khí tượng Thủ y văn và Môi trường (2011), Đánh giá

15. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2012), Tác động của biến

đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam đến năm 2050, NXB

Thống kê, Hà Nội.

16. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2006), Báo cáo tổng hợp quy hoạch thủy lợi

tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006 - 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà

Nội.

17. Nguyễn Trọng Yêm (2006), Nghiên cứu đánh giá trượt - lở, lũ quét - lũ

bùn đá một số vùng nguy hiểm ở miền núi Bắc Bộ, kiến nghị các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh

18.http://www.ipcc.ch/publications_and_data/publications_ipcc_fourth_asse

ssment_report_wg1_report_the_physical_science_basis.htm.

19. Sarah Skelton (2009), Geo-spatial technology use to model flooding

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC CÔNG CỤ TOOL SỬ DỤNG TRONG ARCGIS 10 CHO XÂY DỰNG BẢN ĐỒ

Sử dụng các công cụ chuyển đổi dữ liệu từ dạng vector sang dạng raster để tính toán

Sử dụng công cụ phân tích không gian Extraction để cắt vùng nghiên cứu

Sử dụng công cụ Reclassify để phân loại cho điểm các bản đồ thành phần

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh hà giang và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 89)