Giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông

Một phần của tài liệu Quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc (Trang 42)

9. Cấu trúc luận văn

2.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông

2.1.1. Nhiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc là trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quyết định số 671/QĐ - BLĐTBXH ngày 27/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (trên cơ sở Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc). Trường chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Bộ GD & ĐT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chịu sự quản lý về quy chế dạy nghề của Bộ LĐTB&XH, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, xây dựng cơ cấu tổ chức theo quyết định số 2063/QĐ - BNN - TCCB ngày 23/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường CĐNCN & NL Đông Bắc Đông Bắc và hoạt động theo Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc (Ban hành kèm theo quyết định số 1765/QĐ- BNN - TCCB ngày 30/7/2009 của Vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường CĐNCN & NL Đông Bắc thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công

nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

2. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình đào tạo, giáo trình học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.

3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

4. Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ liên quan đến nội dung đào tạo của Trường, thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật và công nghệ theo quy định của pháp luật.

7. Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề. 8. Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. 9. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.

10. Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

11. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

12. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề

cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

13.Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. 15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Hệ thống tổ chức các đơn vị trong trường

2.1.2.1. Các phòng chức năng

- Phòng Đào tạo;

- Phòng Tổ chức - Hành chính; - Phòng Tài chính - Kế toán;

- Phòng Quản lý học sinh - sinh viên; - Phòng Quản trị - Đời sống.

2.1.2.2. Các khoa và bộ môn trực thuộc

- Khoa Nông lâm; - Khoa Chế biến gỗ;

- Khoa Cơ khí - Động lực; - Khoa Kinh tế;

- Khoa Xe – Máy; - Bộ môn Mác – Lênin.

2.1.2.3. Các bộ phận phục vụ, dịch vụ và triển khai công nghệ

- Trung tâm sản xuất và dịch vụ khoa học kỹ thuật; - Trại thực nghiệm;

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc Hiệu trưởng Phó Hiệu trƣởng Phó Hiệu trƣởng Phòng Tổ chức Hành chính Trung tâm sản xuất và dịch vụ KHKT Trại thực nghiệm Phòng Quản trị đời sống Phòng Tài chính Kế toán Trung tâm Đào tạo lái xe ô Phòng Đào tạo Khoa Nông Lâm Khoa Cơ khí Động Lực Khoa Chế biến gỗ Khoa Kinh tế Khoa Xe máy Bộ môn Mác- Lênin Phòng Quản lý HSSV

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị

(1). Phòng đào tạo:

Giúp Hiệu trưởng thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề hàng năm và dài hạn của nhà trường.

- Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề.

- Lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng, chứng chỉ nghề.

- Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề. - Quản lý việc kiểm tra, thi theo qui định.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

- Thực hiện các công việc giáo vụ gồm: lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề; theo dõi, tổng hợp, đánh giá, kiểm định chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo qui định của cơ quan quản lý cấp trên và của Hiệu trưởng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

(2). Phòng Tổ chức - Hành chính

- Tham mưu và giúp việc Hiệu trưởng trong quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến và tổ chức thực hiện hoạt động của Trường thuộc lĩnh vực chủ yếu như: tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư lưu trữ, quản con dấu, lao động và giám sát việc thực hiện chính qui công vụ; chế độ chính sách; tổng hợp thi đua, đánh giá công tác hàng tháng; khen thưởng- kỉ luật cán bộ, công nhân viên và giáo viên; thanh tra; đối nội, đối ngoại, bảo vệ cơ quan và an ninh nội bộ.

(3). Phòng Quản lý học sinh - sinh viên.

- Tham mưu và giúp việc Hiệu trưởng trong quản lý , tổng hợp, đề xuất ý kiến và tổ chức thực hiện các hoạt động của Trường thuộc lĩnh vực chủ yếu như: đón tiếp học sinh - sinh viên nhập học, giải quyết chế độ chính sách đối với người học, quản lý giáo dục học sinh, sinh viên đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho học sinh, sinh viên, bố trí chỗ ở khu nội trú, quản lý và khai thác có hiệu quả khu nội trú phục vụ người học, công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên, công tác tổ chức lớp, giáo viên chủ nhiệm, công tác thi đua khen thưởng, kỉ luật học sinh, sinh viên, công tác thư viện và thư báo, tổ chức hướng nghiệp cho người lao động.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng

(4). Phòng tài chính - Kế toán

- Tham mưu và giúp việc Hiệu trưởng trong việc thực hiện các nhiệm vụ qui định ở điều 27 - 30 của Điều lệ trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc, đồng thời quản lý, tổng hợp đề xuất ý kiến và tổ chức thực hiện các hoạt động của trường thuộc lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản như: lập dự toán thu - chi quí, năm; điều hành thu - chi và thanh toán, quản lý tiền mặt, tài sản; thẩm định giá mua sắm vật tư, thiết bị, sửa chữa tài sản, hạch toán, định giá các hợp đồng đào tạo, sản xuất dịch vụ…; lập báo cáo nghiệp vụ thường xuyên, đột xuất và báo cáo quyết toán tài chính theo năm qui định của pháp luật và của Hiệu trưởng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

(5). Phòng Quản trị - Đời sống.

- Tham mưu và giúp việc Hiệu trưởng trong quản lý , tổng hợp, đề xuất ý kiến và tổ chức thực hiện các hoạt động của Trường thuộc lĩnh vực: công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ; tổ chức thực

hiện mua sắm, quản lý và bảo trì các loại trang thiết bị sinh hoạt đời sống của trường; xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoa ̣ch và chủ trì công tác quân sự, bảo vệ, phòng chống bão lụt, thiên tai; tổ chức thực hiện an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ; y tế, vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường cho toàn trường ; quản lý , phục vụ - dịch vụ điện, nước trong nhà trường; xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoa ̣ch nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên của trường.

(6). Các khoa chuyên môn

Quản lý chuyên môn và đào tạo nghề theo ba cấp: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề thuộc phạm vi của từng khoa đã được phân công.

1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khoá khác theo chương trình, kế hoa ̣ch giảng dạy hàng năm của trường.

2. Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công; tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

3. Thực hiện các hoạt động tuyển sinh, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy nghề.

4. Quản lý giáo viên, nhân viên, người học thuộc đơn vị mình 5. Quản lý , sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của Hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy nghề.

6. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng. 7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng

(7). Bộ môn Mác - Lênin.

Tổ chức giảng dạy các môn học Chính trị, Kinh tế Chính trị theo 02 cấp trình độ: cao đẳng nghề và trung cấp nghề

(8). Trung tâm Sản xuất dịch vụ và khoa học kỹ thuật

Phối hợp với các khoa chuyên môn tổ chức cho giáo viên và học sinh, sinh viên lao động sản xuất, thực hành rèn luyện tay nghề kết hợp sản xuất sản phẩm theo ngành nghề đào tạo; đào tạo ngắn hạn; tổ chức tuyển sinh và giới thiệu việc làm; tổ chức nghiên cứu thực nghiệm, xây dựng mô hình mẫu về các loài cây con lâm nông nghiệp có năng xuất cao, có hiệu quả kinh tế; xây dựng các mô hình phục vụ đào tạo; kí kết và thực hiện hợp đồng sản xuất với doanh nghiệp, tập thể và hộ gia đình trên các lĩnh vực về trồng rừng, khai thác, kiểm kê, nghiệm thu rừng, tạo cây con, chế biến gỗ, sửa chữa cơ khí, đào tạo lái xe, máy; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lâm nông nghiệp; thực hiện kế hoạch đào tạo nghiên cứu phục vụ sản xuất của trường và ngoài xã hội, tăng nguồn vốn tự bổ sung, góp phần xây dựng CSVC, cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ, công nhân viên Nhà trường; tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các thành tựu tiến bộ KHKT và công nghệ trong nhân dân địa phương, tập thể, cá nhân có nhu cầu học tập. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

(9). Trại thực nghiệm

Xây dựng kế hoa ̣ch và tổ chức thực hiện các dự án, đề án phát triển rừng được Bộ và Nhà nước phê duyệt; tổ chức quản lý , bảo vệ rừng, sử dụng đất, đát rừng và CSVC của trường có hiệu quả; tổ chức thực hành, thực tập cho học sinh, sinh viên nghề Nông lâm và các nghề khác có liên quan; tham gia các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, xây dựng mô hình KHKT lâm nghiệp để phổ cập trong vùng; tạo ra sản phẩm từ rừng để tăng nguồn thu cho Nhà trường. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng

(10). Trung tâm Đào tạo lái xe ô tô

Trung tâm đào tạo lái xe trực là đơn vị mới thành lập tháng 8/2010, tách ra từ Khoa Xe, máy. Trung tâm là đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc. Trung tâm hạch toán theo hình thức báo sổ, theo Quy chế tổ chức hoạt động, có bộ máy quản lý điều hành Trung tâm.

Tổ chức đào tạo và dịch vụ của Trung tâm được chia ra làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I: Giai đoạn xây dựng và định hình bộ máy tổ chức đào tạo, dịch vụ đào tạo; hạch toán báo sổ (từ năm 2010 đến 2011).

- Giai đoạn II: Giai đoạn ổn định và phát triển từ năm 2012; độc lập tự chủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại kho bạc; mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo và dịch vụ.

2.1.4. Quy định của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc về công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự Bắc về công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự

Đề quản lý các hoạt động đào tạo và QLGD trong Nhà trường, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc hiện có 20 quy định nội bộ như:

(1). Quy chế quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ; (2). Quy định về xét thưởng hàng tháng;

(3). Quy định về công tác giáo viên chủ nhiệm; (4). Quy định về hướng dẫn tổng kết năm học;

(5). Quy định về tiếp nhận và xử lý thông tin và văn bản …; (6). Quy định về quản lý làm thêm giờ;

(7). Quy định về tiếp khách;

(8). Quy định về sử dụng xe văn phòng; (9). Quy định về tổ chức hội giảng;

(10). Quy định về thực hiện chương trình hành động tiết kiệm, chống lãng phí;

(11). Hướng dẫn thực hiện chế độ làm việc của giáo viên;

(12). Hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên; (13). Quy định về xét cho đi học và hỗ trợ kinh phí phục vụ học tậo nâng cao trình độ;

(14). Quy định về quản lý và sử dụng phòng máy; (15). Quy định về giao nhận văn bản và thư báo; (16). Quy định về sử dụng xe văn phòng;

(17). Quy định về chi phí hội nghị;

(18). Quy định về quản lý và sử dụng điện nước; (19). Quy chế QLGD HSSV;

(20). Quy chế quản lý HSSV ngoại trú.

Tuy nhiên, chưa có một quy định cụ thể, riêng biệt nào về hoạt động bồi dưỡng GVTS. Tỉ lệ các quy định liên quan đến phát triển đội ngũ rất thấp.

Các nội dung liên quan đến tập sự của giáo viên, như quyết định cử viên chức hướng dẫn, nội dụng tập sự … được thực hiện mang tính thủ tục, chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc

2.2.1. Vài nét về dạy nghề Việt Nam

2.2.1.1. Dạy nghề Việt Nam qua các giai đoạn phát triển

Một phần của tài liệu Quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)