9. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tập sự tạ
Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc
2.2.3.1. Quy trình tuyển dụng viên chức của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc
Quy trình tuyển dụng viên chức của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình tuyển dụng viên chức của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc
2.2.3.2. Nội dung bồi dưỡng trong thời gian tập sự
1. Học tập nghĩa vụ viên chức quy định tại Luật Cán bộ, công chức; Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề
2. Học tập và hiểu một cách hệ thống về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ngành, của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc
3. Học tập nội quy, quy chế làm việc của Nhà trường; chế độ, trách nhiệm của công việc được phân công
4. Học tập các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu về trình độ, hiểu biết về ngạch sẽ được bổ nhiệm
5. Học tập các chế độ chính sách và các quy định liên quan đến công việc của Nhà trường
6. Học tập về giao tiếp
7. Tập làm và giải quyết các công việc của ngạch giáo viên trung học, các công việc sẽ được phân công (biên soạn tài liệu giảng dạy, giáo án, bài giảng; giảng dạy chuyên môn; quản lý lớp học; QLGD học sinh, sinh viên …)
Thông báo tuyển dụng Xét hồ sơ- Thi tuyển Xét kết quả, công bố, báo cáo Bộ Đơn vị đăng ký nhu cầu Thành lập ban giúp việc, hội đồng tuyển dụng Bộ ra QĐ tuyển dụng Cử viên chức hướng dẫn thử việc Ký hợp đồng làm việc Bồi dưỡng giáo viên thử việc
8. Thực hành trên máy tính về soạn thảo văn bản, bài giảng, giáo án và trình chiếu trên máy chiếu đa năng
9. Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, các nhiệm vụ khác khi có sự phân công của Thủ trưởng đơn vị và Hiệu trưởng.
Khi có quyết định việc việc cử viên chức hướng dẫn thử việc, giáo viên hướng dẫn căn cứ các nội dung trên để xây dựng đề cương hướng dẫn, nội dung chi tiết, kế hoạch đánh giá từng nội dung để thực hiện.
Kết thúc thời gian thử việc, viên chức hướng dẫn thử việc đánh giá nhận xét từng nội dung để báo cáo Nhà trường. Giáo viên thử việc phải tự nhận xét kết quả thử việc của mình, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.
2.2.3.3. Kết quả công tác bồi dưỡng
Trong giai đoạn từ 2005- nay, các GVTS cơ bản hoàn thành các nội dung thử việc đã được nêu. Họ có thể vượt qua được kỳ kiểm tra để được bổ nhiệm chính thức nhưng chắc chắn họ vẫn chưa thuần thục. Vấn để ở chỗ: - Một là, nội dung thử việc mà Nhà trường đưa ra đã phù hợp chưa, đã sát
với thực tiễn công tác chưa?
- Hai là, việc triển khai, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá của các đơn
vị, cá nhân đã đúng quy định chưa, đã nghiêm túc chưa?
- Ba là, bản thân GVTS có muốn rèn luyện để phát triển hay không?
Để tìm câu trả lời, tiến hành khảo sát số GVTS được tuyển dụng năm 2009 và 2010. Các câu hỏi khảo sát gồm:
- Nhu cầu cần bồi dưỡng trong thời gian tập sự. Hình thức bồi dưỡng? - Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong thời gian tập sự
Kết quả hai cuộc khảo sát trên cho thấy rằng:
- Nội dung thử việc mà Nhà trường đưa ra hầu hết đã phù hợp chưa nhưng chưa có trọng tâm và chưa sát với thực tiễn công tác, chưa có hướng dẫn cụ thể
- Việc triển khai, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá của các đơn vị, cá nhân có thực hiện song còn mang tính thủ tục
- Để nâng cao, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong thời gian tập sự, đa số các GVTS, không muốn được bồi dưỡng bằng hình thức tập trung để nghe thuyết trình những kiến thức mang tính lí thuyết hàn lâm, mà mong muốn được rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thông qua thực hành các kĩ thuật “tác nghiệp” cụ thể. Hơn 75% trong số giáo viên được khảo sát mong muốn hình thức tự học, tự bồi dưỡng theo nhóm trong khoa hay nhóm các khoa với những tài liệu phù hợp có sự hướng dẫn giúp đỡ của tổ chuyên môn hoặc chuyên gia khi cần thiết, nhất là trước và sau khi tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục thực tiễn. 80% giáo viên được hỏi đề nghị được bố trí giờ lên lớp cách tuần để có thời gian chuẩn bị và rút kinh nghiệm. 60% giáo viên muốn làm công tác giáo viên chủ nhiệm.
Một số liệu khác cho thấy chất lượng bồi dưỡng GVTS của Trường thời gian qua.
Số giáo viên đã thi tuyển, trúng tuyển, được bồi dưỡng từ năm 2005-nay là trên 40 giáo viên.
Qua các kỳ hội giảng từ năm học 2005-2006 đến nay, trong số 40 giáo viên này, chỉ có 06 giáo viên đạt giải trong hội giảng cấp khoa (chiếm 15%, 01 giáo viên đạt giải trong hội giảng cấp trường (chiếm 2.5%). Một tỉ lệ quá khiêm tốn. Cần nhớ lại rằng, các giáo viên mới này là những tri thức trẻ, là những người có kiến thức mới, tiên tiến. Giả thiết, đánh giá trong hội giảng là khoa học, chính xác thì có thể khẳng định, họ có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng giảng dạy,kĩ năng khác để trở thành giáo viên giỏi.
Một vấn đề nữa là, trong số 40 giáo viên mới được tuyển nói trên, có 16 người được phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp. Kết quả đánh
giá của công tác giáo viên chủ nhiệm của phòng Quản lý học sinh, sinh viên cho thấy 80% số giáo viên chủ nhiệm này đạt mức trung bình.
Giáo viên trẻ làm chủ nhiệm lớp học sinh, sinh viên học nghề cũng gặp nhiều khó khăn. Họ chưa có cách tiếp cận, chưa hiểu hết tâm lý người học, chưa có nhiều kỹ năng mềm để giải quyết các vấn để xảy ra trong quá trình làm chủ nhiệm. Đối với các giáo viên lâu năm, các vấn đề thông thường như học sinh xa nhà muốn về, tình yêu trong học sinh, học sinh vi phạm kỷ luật, học sinh hỏi về các chế độ chính sách … xem ra rất đơn giản, nhưng đối với giáo viên trẻ, thật là khó khăn
Phân tích trên phần nào đánh giá được sự chậm trưởng thành của giáo viên sau thời gian tập sự